Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Làn sóng đầu tư Nhật Bản vẫn hướng về Việt Nam

Huyền Trang
- 13:30, 22/09/2021

(DNTO) - 500 doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam đã tham dự Hội nghị Kết nối đầu tư Việt Nam – Nhật Bản sáng 22/9. Tại hội nghị, rất nhiều câu hỏi từ đối tác Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đến tình hình kinh tế, môi trường đầu tư và việc kiểm soát dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản. Ảnh: T.L.

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản. Ảnh: T.L.

Lợi thế hút vốn FDI của hơn 300 khu công nghiệp

Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 40 tỷ USD năm 2020.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên đạt 24,5 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.

Về đầu tư, Nhật Bản hiện là nhà đầu tư FDI lớn thứ 2 vào Việt Nam, với 4690 dự án, tổng vốn đăng ký 62,9 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện đăng ký vốn đầu tư đạt 3,2 tỷ USD.

Chia sẻ trong Hội nghị, ông Kunihiko Hirabayashai, Tổng thư ký Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC) cho biết, năm 2020, trong khi Nhật Bản và phần lớn các nước phát triển trên thế giới đều tăng trưởng âm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng 2,9%, theo World Bank.

Đặc biệt, những năm gần đây, Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã thúc đẩy việc mở cửa kinh tế, đạt được sự chú ý rất lớn trên thế giới với tư cách là cứ điểm sản xuất. Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành cứ điểm sản xuất của Việt Nam là các khu công nghiệp.

“Việt Nam hiện có hơn 300 khu công nghiệp trên cả nước, từ đó tạo ra chuỗi cung ứng đa dạng, mạnh mẽ, là điểm quan trọng khi các nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào Việt Nam”, ông Kunihiko nói.

Trước ý kiến cho rằng những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam có thể làm tăng tâm lý phân vân, lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng cần nhìn nhận vấn đề này một cách đa chiều và so sánh mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam. Bởi dù Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát dịch do biến chủng Delta, nhưng đây cũng là tình trạng chung của nhiều nước trong khu vực ASEAN.

Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy thu hút FDI toàn cầu đã sụt giảm 38%, mức thấp nhất kể từ năm 2005, trong đó châu Âu chịu mức sụt giảm nghiêm trọng nhất (71%), ASEAN có mức giảm tương đối (31%). Các đối thủ của Việt Nam trong khu vực như Malaysia có mức giảm lên đến 68% và Thái Lan cũng ghi nhận mức giảm 50%.

“Đầu tư nước ngoài là hoạt động mang tính dài hạn, các nhà đầu tư nước ngoài đã nghiên cứu rất kỹ trước khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam. Do vậy không phải gặp những khó khăn trong ngắn hạn mà làm thay đổi hoàn toàn quyết định đầu tư. Việc FDI dao động vào thời điểm dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay là bình thường và dòng tiền đầu tư sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi”, ông Minh nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) cho biết, mặc dù đầu tư tại Việt Nam có chững lại do dịch Covid-19, nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đã và đang tìm hướng đăng ký hoặc thị sát online để có thể ra quyết định đầu tư.

“Điều này cho thấy Việt Nam là một địa chỉ đầu tư rất quan trọng”, đại diện JETRO nói.

M&A là ‘điểm sáng’ thu hút đầu tư từ Nhật Bản

Các chuyên gia dự báo thị trường M&A Việt Nam năm 2021 sẽ ở mức 4,5-5 tỷ USD, và đạt mức 7 tỷ USD vào năm 2022. Hoạt động M&A sôi nổi cũng giúp Việt Nam nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu tư ngoại. Ảnh: T.L.

Các chuyên gia dự báo thị trường M&A Việt Nam năm 2021 sẽ ở mức 4,5-5 tỷ USD, và đạt mức 7 tỷ USD vào năm 2022. Hoạt động M&A sôi nổi cũng giúp Việt Nam nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu tư ngoại. Ảnh: T.L.

Ngoài đầu tư trực tiếp, theo ông Tạ Đức Minh, xu hướng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư vào Việt Nam mạnh mẽ trong thời gian tới.

Hiện các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản vẫn nằm trong Top 4 quốc gia dẫn đầu thương vụ M&A tại Việt Nam, bên cạnh Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc; với một số thương vụ đáng chú ý như Tập đoàn Mitsubishi và Nomura mua 80% cổ phần giai đoạn 2 dự án Vinhomes Grand Park của Vingroup, Ngân hàng Aozora mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP Phương Đông, Tập đoàn xây dựng Haseko mua 36% cổ phần Công ty Cổ phần Ecoba Việt Nam, Công ty Dược phẩm ASKA mua 29,4% cổ phần của Công ty Dược Hà Tây…

Trong khi đó, Việt Nam hiện nổi lên thành điểm đến M&A hàng đầu khu vực Đông Nam Á nhờ sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng nhanh, quy mô dân số 100 triệu dân…

Ngoài ra, ưu đãi cắt giảm thuế cùng các hoạt động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA; việc Chính phủ đang tiến hành sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, trong đó có các quy định mới cởi mở, minh bạch hơn cho hoạt động M&A cùng với việc đẩy mạnh M&A của nhiều tập đoàn lớn trong nước để nỗ lực tái cơ cấu, hoàn thiện hệ thống sinh thái, chuỗi giá trị… là những yếu tố giúp hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian tới ngày càng sôi động.

“Trong làn sóng chuyển dịch dòng vốn đầu tư, hoạt động M&A ngày càng được coi trọng hơn, chủ yếu là do việc xây dựng nhà máy mới khiến các nhà đầu tư tốn thời gian, chi phí, vì vậy, việc tiếp tục các nhà máy sẵn có tại Việt Nam giúp các nhà đầu tư không bị gián đoạn chuỗi cung ứng, nhanh chóng vận hành sản xuất, kinh doanh”, ông Minh cho hay.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. VJEPA là một hiệp định toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển của người dân và các phụ lục hợp tác kinh tế.

Hiệp định VJEPA cùng với các thỏa thuận kinh tế đã ký trước đó giữa hai nước tạo nên một khung khổ pháp lý toàn diện, ổn định, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư của doanh nghiệp hai nước.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
2 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
2 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
20 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm