Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhiều doanh nghiệp FDI đang gấp rút tìm nguồn cung khác ngoài Việt Nam

Huyền Trang
- 15:00, 10/09/2021

(DNTO) - Mặc dù Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch Covid-19, doanh nghiệp quốc tế buộc phải chuyển một phần sản xuất sang thị trường khác.

Tại Hội nghị "Xúc tiến đầu tư trong bối cảnh Covid-19: Những thay đổi và biện pháp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài" do VIAC tổ chức sáng 10/9, đại diện các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục bày tỏ lo lắng về tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp FDI trong việc duy trì sản xuất và chuỗi cung ứng của mình.

Các doanh nghiệp nội địa không thể duy trì sản xuất gây gián đoạn về nguồn cung ứng cho các doanh nghiệp FDI. Ảnh minh họa.

Các doanh nghiệp nội địa không thể duy trì sản xuất gây gián đoạn về nguồn cung ứng cho các doanh nghiệp FDI. Ảnh minh họa.

Tiếp tục cảnh báo việc rời khỏi Việt Nam

Chia sẻ trong hội nghị, bà Mary Tarnowka, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho biết, hiện các mô hình mà nhiều tỉnh thành của Việt Nam đang áp dụng như “3 tại chỗ” được xem là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất. Tuy nhiên, các mô hình này chỉ là giải pháp tạm thời, không bền vững nếu xét theo góc độ hậu cần, tinh thần và sức khỏe công nhân.

Một khảo sát của AmCham mới đây cho biết, 13% doanh nghiệp thành viên AmCham đã ngừng hoàn toàn hoạt động, 46% hoạt động dưới một nửa công suất. Để đảm bảo duy trì sản xuất, 20% doanh nghiệp thành viên của hiệp hội này đã phải chuyển một phần sản xuất sang nước khác, 14% doanh nghiệp đang cân nhắc việc dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Điều này cũng xảy ra tương tự với các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam khi có tới 18% doanh nghiệp nói rằng họ phải chuyển đơn hàng từ Việt Nam sang nước khác và 16% đang cân nhắc việc dịch chuyển.

Ông Jean-Jacques Bouflet - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp của hiệp hội không rút lui khỏi thị trường Việt Nam mà chỉ chuyển hướng các đơn hàng để duy trì sản xuất liên tục. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc 1/3 đơn hàng được chuyển ra ngoài Việt Nam, đây cũng là số lượng lớn chưa từng có.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Hiệp hội các Doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV) cũng đang hứng chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19. 78% doanh nghiệp cho biết hoạt động của họ giảm ít nhất 40% trong 2 tháng qua, trong đó, 72% doanh nghiệp dừng hoặc giảm ít nhất 80%. Đáng chú ý, 75% các doanh nhân Pháp sẽ rời khỏi Việt Nam nếu dịch bệnh không thể kiểm soát trong thời gian tới.

Việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang gián đoạn là điều dễ hiểu. Bởi theo ông Marko Walde - Phó chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam và Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, những công ty lớn phải đảm bảo chuỗi cung ứng trên toàn cầu, nên không thể để sản xuất tại một khu vực bị đình trệ.

“Lượng lớn các công ty của chúng tôi cho biết sẽ tìm thêm nguồn cung khác hoặc dịch chuyển nhà máy ra khỏi Việt Nam nếu tình hình không cải thiện. Vì vậy, phải có cơ chế hợp tác giúp công ty Việt Nam có đủ nguồn cung ứng tại chỗ cho các doanh nghiệp Đức, thì các công ty Đức mới có thể ở lại”, ông Marko Walde nhấn mạnh.

Cần chính sách mạnh tay hơn từ Chính phủ

Doanh nghiệp FDI mong muốn Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine, nghiên cứu cơ chế cho phép các doanh nghiệp chủ động tổ chức sản xuất theo quy định của Bộ Y tế. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp FDI mong muốn Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine, nghiên cứu cơ chế cho phép các doanh nghiệp chủ động tổ chức sản xuất theo quy định của Bộ Y tế. Ảnh: T.L.

Ông Adam Koulaksezian - Giám đốc Điều hành Hiệp hội Các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV) cho biết, nếu số lượng doanh nghiệp Pháp giảm sẽ làm suy yếu cộng đồng Pháp tại Việt Nam và tác động trực tiếp đến việc làm của hàng nghìn người lao động Việt. Do vậy, đại diện CCIFV mong muốn Chính phủ Việt Nam cần có chính sách “mạnh tay” hơn trong việc cắt giảm các khoản thuế, phí, hỗ trợ các khoản vay từ ngân hàng...

Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam, ông Seck Yee Chung- Phó chủ tịch hiệp hội cho biết, Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế hộ chiếu vaccine để giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng vào Việt Nam mà không phải mất quá nhiều thời gian cách ly, gây ảnh hưởng tâm lý của các nhà đầu tư.

Về sản xuất, không thể đóng cửa các nhà máy, bên cạnh phương án 3 tại chỗ, cần nghiên cứu các phương án khác cho phép doanh nghiệp, người lao động chủ động thực hiện các phương án sản xuất, bảo đảm phòng dịch theo quy định của Bộ Y tế.

Chính phủ Việt Nam nên đẩy mạnh áp dụng công nghệ như triển khai các chương trình khám chữa bệnh từ xa, dịch vụ công trực tuyến, chữ ký điện tử, thương mại điện tử để duy trì hoạt động của nền kinh tế hiệu quả.

Đại diện các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng cho biết, Việt Nam đang là một điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế khi mở rộng danh mục đầu tư hay mở rộng địa điểm kinh doanh, sản xuất. Bởi, Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế năng động, lực lượng lao động trẻ, có trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng…

Vì vậy, các hiệp hội doanh nghiệp đều kỳ vọng Việt Nam có thể đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine, có phương án kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng, duy trì sản xuất hiệu quả để các doanh nghiệp FDI tự tin duy trì chuỗi cung ứng.

Hôm 9/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Trong đó nhấn mạnh việc tập trung triển khai ngay các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông. Hiện nhiều địa phương như TP.HCM, Trà Vinh, Tây Ninh, Bến Tre, Quảng Ngãi… đã có phương án nới lỏng giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp nước ngoài cho biết đây là tín hiệu tốt để họ tiếp tục tin tưởng và duy trì sản xuất, đầu tư tại Việt Nam.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
11 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm