Thứ năm, 20/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

ADB: Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn của dòng vốn FDI

Minh Tuấn
- 11:21, 22/09/2021

(DNTO) - Theo ADB, Việt Nam là quốc gia đang tăng trưởng nhanh, tầng lớp trung lưu ngày càng đông, hiện có nhiều nhà máy phát triển cung cấp cho thị trường Việt Nam... Vì thế, dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Việt Nam vẫn duy trì sức hút đối với dòng vốn FDI và được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao.

ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 xuống 3,8%. Ảnh: T.L

ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 xuống 3,8%. Ảnh: T.L

Tại cuộc họp báo trực tuyến công bố Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2021, ngày 22/9, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức, khi nhận được câu hỏi: Có phải làn sóng FDI đang dịch chuyển ra ngoài Việt Nam, và giải pháp để giải quyết vấn đề này, ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, nêu quan điểm: Đầu tư FDI phải mất thời gian đầu tư mới có hiệu quả. Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 chỉ là một phần, quan trọng là biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 trong thời gian tới. Bởi làn sóng dịch lần thứ 4 chỉ ảnh hưởng trong vài tháng qua, các quốc gia khác cũng gặp tình cảnh tương tự, và Việt Nam không phải là duy nhất.

“Tôi cho rằng, Việt Nam là điểm đến thu hút FDI so với các nước khác. Đúng là đang có sự ngần ngại đầu tư trong tương lai được cân nhắc ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác cũng bị dịch Covid-19 tương tự, và câu chuyện dịch bệnh không phải lý do chính khiến FDI dịch chuyển ra ngoài. Theo tôi, Việt Nam cần có nhiều chính sách trung và dài hạn để hút nguồn vốn FDI. Việt Nam cần tiếp tục kiềm chế dịch tốt. Ở đây, cần có sự đánh đổi giữa phong tỏa để kiềm chế dịch Covid-19 hay phát triển kinh tế”, chuyên gia ADB nói.

Cũng theo ông Andrew, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn của dòng vốn FDI, bởi Việt Nam vẫn là địa bàn quan trọng để thực hiện nhiều hoạt động chế biến, chế tạo cung cấp cho thị trường ASEAN.

Đưa ra giải pháp để kiểm soát dịch Covid-19 trong thời gian tới, Giám đốc ADB tại Việt Nam cho rằng: “Trong dài hạn, chính sách chặt chẽ sẽ giúp Việt Nam kiểm soát dịch nhanh hơn. Việt Nam nên học hỏi thêm từ các quốc gia khác trong biện pháp chống dịch, đẩy nhanh tiêm chủng vaccine, đạt tái thiết và phục hồi toàn bộ, từ đó ngăn ngừa tình trạng phong tỏa, giãn cách xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, trong vòng 1 tháng trở lại đây, Việt Nam đã đẩy nhanh các hoạt động triển khai vaccine. Theo đó sẽ giảm thiểu chính sách phong tỏa, như vậy, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn để có những kế hoạch phù hợp”.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam tại cuộc họp báo sáng nay. Ảnh: PV.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam tại cuộc họp báo sáng nay. Ảnh: PV.

Liên quan đến câu chuyện mới đây Bộ Tài chính cho rằng nguồn ngân sách quốc gia đang gặp khó khăn, ông Andrew nêu quan điểm: “Thông tin này của Bộ Tài chính đem tới cảnh báo chung. Vấn đề ở đây không phải là toàn bộ tài chính của Việt Nam đã hết, mà thực chất là nguồn ngân sách dự phòng cho các công tác bất ngờ đã hết. Nguồn ngân sách dự phòng này có thể tái phân bổ từ các nguồn khác để thực hiện mục tiêu trước mắt”.

Chuyên gia ADB đưa ra giải pháp, tổng nợ công trên GDP của Việt Nam đang thấp, do đó Việt Nam có thể huy động thêm nguồn vay. Ngoài ra, Việt Nam có thể phát hành trái phiếu đồng nội tệ mà không nhất thiết phải vay ngoại tệ mạnh.

“Việt Nam cần cân nhắc những nội dung này trong ngắn hạn. Để có các khoản vay, ABD sẽ hỗ trợ Việt Nam, đưa ra các phương thức cho vay ngân sách tức thời. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, tình hình hiện tại của Việt Nam vẫn khá tốt...”, ông Andrew nói.

ADB dự báo kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022. Với giả định rằng đến cuối năm nay, đại dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát và đến quý II năm 2022 tỷ lệ tiêm phòng đủ hai liều vaccine chiếm 70% dân số, dự báo tăng trưởng cho năm sau được điều chỉnh thành 6,5%, vẫn thấp hơn so với dự báo trước đó.

Ngoài ra, dự báo tỷ lệ lạm phát cũng được điều chỉnh giảm xuống mức 2,8% cho năm 2021, do sức cầu trong nước giảm đã đẩy tỷ lệ này xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016. Tỷ lệ lạm phát được dự báo ở mức 3,5% vào năm 2022 khi tăng trưởng tăng tốc.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
2 giờ
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về xây dựng và lộ trình áp dụng các quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, chiều 13/3.
6 ngày
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá heo hơi đầu vào tăng cao từng ngày vượt xa so với mức giá được phê duyệt đang gây áp lực cho không ít doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, đại đa số các ý kiến, dư luận nhân dân đồng tình cao với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mục tiêu của Chính phủ sẽ hướng đến giúp kinh tế tư nhân phát triển bền vững, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế và đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng chung của đất nước.
1 tuần
Xem thêm