Thứ bảy, 18/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyên gia nói không nên mua bán điện mặt trời mái nhà trong vài năm tới

Huyền Trang
- 14:56, 05/05/2024

(DNTO) - Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.

 

Phát triển điện mặt trời mái nhà theo đúng quy hoạch sẽ đảm bảo mục tiêu phát triển năng lượng quốc gia. Ảnh: T.L.

Phát triển điện mặt trời mái nhà theo đúng quy hoạch sẽ đảm bảo mục tiêu phát triển năng lượng quốc gia. Ảnh: T.L.

Những năm qua, do được hưởng nhiều ưu đãi nên điện mặt trời phát triển không kiểm soát. Lo ngại rằng nếu tiếp tục cho mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu thì sẽ gây ra tình trạng phát triển ồ ạt, khó kiểm soát công suất nguồn, gây áp lực lên hệ thống điện quốc gia, đặc biệt nguy cơ mất cân bằng hệ thống.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này đi ngược xu hướng thị trường, khó thu hút người dân tham gia.

Trước nội dung của đề xuất này, TS Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), cho biết việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, cho phép đấu nối vào lưới điện chung là cơ hội bổ sung nguồn cho hệ thống lưới điện quốc gia khi nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.

Tuy nhiên, kinh doanh mặt hàng điện cần có sự điều tiết của Nhà nước với các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế kỹ thuật từng thời điểm. Nguyên tắc cơ bản của mọi hoạt động kinh tế nói chung và mua bán điện nói riêng là phải ghi nhận sản lượng phát lên lưới. Bởi qua đánh giá nghiên cứu, sản lượng ghi nhận mới có thể đánh giá được giá điện theo từng thời điểm, từng địa điểm. Có nơi có thể có giá điện cao, có nơi thấp, thậm chí là âm. Nếu chưa làm được những điều trên thì không nên đưa nhận xét theo cảm tính.

“Tùy thời điểm trong ngày, trong năm và theo vùng, điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền để được bán lên lưới điện khi nguồn cung dưa thừa. Bởi việc dừng phát các tổ máy điện lớn trong thời gian ngắn cũng có thể gây thiệt hại kinh tế hoặc ảnh hưởng an ninh cung cấp điện. Vì vậy, "quy định “giá 0 đồng” hay “không phát sinh hoạt động mua bán” là cách tiếp cận thận trọng và tạm thời trong giai đoạn này”, TS Nguyễn Anh Tuấn nói.

Đảm bảo an toàn lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng được đặt lên hàng đầu. Ảnh: T.L.

Đảm bảo an toàn lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng được đặt lên hàng đầu. Ảnh: T.L.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách Khoa Hà Nội) dẫn chứng, trong 6 năm, năng lượng tái tạo chiếm tới 28,5% tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống. Đây là một áp lực “khủng khiếp” lên hệ thống lưới điện quốc gia, trong khi nguồn điện này lại không ổn định, dễ gây mất cân bằng cung cầu. Vì vậy vị này cũng ủng hộ phát triển điện mái nhà theo cơ chế 0 đồng.

“Hệ thống nhiệt điện luôn phải chạy ép để nhường lưới điện cho năng lượng tái tạo, nhưng điện mặt trời chỉ cần 1 đám mây sẽ bị tụt tải, không thể đưa đấu nối ngoài quy hoạch vì sẽ nguy hiểm cho hệ thống lưới điện. Nếu phát triển điện mặt trời phải phát triển song song với các loại tích trữ năng lượng điện, nhưng chúng ta đang bị giới hạn công nghệ. Trong thời gian trước mắt, tôi hoàn toàn ủng hộ, ít nhất 5 năm chúng ta không mua bán gì cả”, ông Tuấn nói.

Ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng cho rằng cần có phương án xử lý sản lượng điện ghi nhận lên hệ thống với giá 0 đồng.

“Vì đây là tài sản phát sinh nên EVN phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Bộ Tài chính. Vấn đề đặt ra là làm sao để quyết toán được theo các quy định tài chính. Ngoài ra, việc đầu tư nguồn điện và lưới điện ở khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo phải là rất tốn kém. Cần có cơ chế khuyến khích phát triển nguồn điện ở những vùng này”, ông Hạnh nói.

Các chuyên gia cũng cho biết cần phải ban hành cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời áp mái theo hình thức tự sản, tự tiêu. Bởi đây là nguồn điện tiềm năng bổ sung nguồn cho hệ thống điện quốc gia vào thời gian cao điểm và nhu cầu điện tăng thêm mỗi năm. Đồng thời khuyến khích đầu tư xã hội, giảm áp lực từ đầu tư nhà nước cho sản xuất điện. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu cũng góp phần đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon của Việt Nam.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 4/5, khi được hỏi về tiến độ ban hành chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà và các nhà đầu tư có thể bán ra ngoài không nếu như họ không sử dụng hết nguồn điện này, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Người phát ngôn Bộ Công Thương, cho hay: Trong Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/52023 đã đề ra mục tiêu cụ thể liên quan đến điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Cụ thể là: Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia.

Về định hướng phát triển nguồn điện và phương án phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII cũng nêu rất rõ: Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản, tự tiêu; trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng của các công sở và các cơ sở sản xuất kinh doanh để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia. Việc phát triển nguồn điện này tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Để thực hiện được chủ trương nêu trên của Chính phủ, cần phải xây dựng văn bản pháp luật để cụ thể hoá và đưa cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu đi vào hoạt động. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; trong đó có những nội dung cơ bản như quy định các công trình có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà; cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà...

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đối chiếu giữa dự báo hàng năm của các tổ chức quốc tế cùng với tình hình kinh tế trong nước, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thận trọng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 trong khoảng 5,5- 6%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trước mắt cần huy động ngay khoảng 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
MeiBalance là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dành cho người trưởng thành, người chán ăn, người bận rộn, người muốn bổ sung dinh dưỡng nhằm nâng cao thể lực mỗi ngày.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại sự kiện dành cho các nhà phát triển I/O 2024 được diễn ra vào rạng sáng 15/5 theo giờ Việt Nam, Google thông báo việc nâng cấp chatbot Gemini cũng như lần đầu giới thiệu về những AI mới.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh, Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao, như đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo...
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều quy định về kinh doanh xăng dầu còn bất cập khiến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhỏ trên thị trường luôn trong tình trạng “nằm trên giường bệnh”, thậm chí “nín thở” mỗi lần điều chỉnh xăng dầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện gửi các bộ, ngành, địa phương yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng nhà nước kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng, nhất là các hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá…; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an xử lý theo quy định.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chi phí đầu tư một suất điện mặt trời mái nhà tại các nhà xưởng rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng nhưng không phải lúc nào điện sản xuất ra cũng tiêu thụ hết. Chuyên gia cho rằng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán điện cho đối tác để thu hồi vốn và khuyến khích thị trường này phát triển.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ban lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai đã đồng hành chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Gia Lai 2024", ủng hộ và trao tặng 20 suất quà (200.000 đồng/suất) và 10 suất quà trị giá 200.000đồng/suất, cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, Gia Lai.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế châu Âu cho thấy dấu hiệu triển vọng tích cực, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024, lạm phát và vấn đề năng lượng có phần thuyên giảm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các mặt hàng Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như tủ gỗ, tôm, cá tra-basa…, đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, mật ong...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
2 tuần
Xem thêm