Chủ nhật, 20/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chưa thể vội vã phủ 5G

Huyền Trang
- 16:02, 01/10/2024

(DNTO) - Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  

5G được coi như hạ tầng số quốc gia trọng yếu, đến 2040 sẽ tương đương một nền kinh tế số có quy mô hơn 460.000 tỷ USD. Ảnh: T.L.

5G được coi như hạ tầng số quốc gia trọng yếu, đến 2040 sẽ tương đương một nền kinh tế số có quy mô hơn 460.000 tỷ USD. Ảnh: T.L.

Tham vọng nhưng cần thực tế

Bạn có thể nhận được một cốc cà phê do máy bay không người lái chuyển tới khi đang lái xe đi làm. Hay cây trồng sẽ tự động báo cáo cho người nông dân khi nào chúng cần nước... Tất cả những điều đó có thể thực hiện được thông qua công nghệ 5G.

5G được coi như hạ tầng số quốc gia trọng yếu, đến 2040 sẽ tương đương một nền kinh tế số có quy mô hơn 460.000 tỷ USD. Một nghiên cứu của Ericsson cho thấy, tăng trưởng 10% về băng thông di động sẽ giúp GDP tăng khoảng 0,08%. Vì vậy, bên cạnh đầu tư cho hệ thống hạ tầng vật lý như đường cao tốc, cảng biển, sân bay... các quốc gia giờ đây đầu tư mạnh mẽ cho 5G, nhằm tạo hạ tầng phục vụ phát triển các công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, blockchain, điện toán đám mây... 

Ấn Độ đang triển khai 5G mạnh mẽ và nhanh nhất trên phạm vi toàn cầu với 446.000 trạm gốc 5G trong thời gian chưa đầy 19 tháng, phủ sóng 5G trên 90% dân số. Malaysia đã phủ sóng hơn 80% dân số về 5G. Hiện toàn cầu có 320 mạng 5G thương mại với hơn 1,9 tỷ thuê bao di động 5G, tương đương 22% dân số thế giới.

Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đưa ra hoài bão là đến năm 2030 sẽ phủ 5G tới 99% dân cư. Việt Nam đã tăng cường đầu tư vào hạ tầng như trạm, trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, chia sẻ tại “Chuyển đổi số 2024 - Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam” hôm 30/9, ông Remi Nguyen, Phó Chủ tịch Tiểu ban Kỹ thuật số, Eurocharm, cho biết Việt Nam vẫn đang đang gặp phải một số thách thức khi thu hút đầu tư vào lĩnh vực viễn thông và mức độ sẵn sàng của hạ tầng kết nối hiện tại

Cụ thể, các nhà mạng Việt Nam hiện nay có cơ hội sở hữu nguồn dữ liệu lớn song nguồn dữ liệu lại phân tán, bối cảnh để thu thập dữ liệu chưa được quan tâm. việc khai thác dữ liệu tạo ra sản phẩm cần dữ liệu sạch, nhất quán. Trong khi đó, Ngoài ra, việc ứng dụng AI trong nhà mạng viễn thông vẫn chỉ là khởi đầu. 

"Việc bóc tách, xác định giá trị dữ liệu là thách thức với các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ, buộc họ phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể. Ngoài ra, chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào hạ tầng viễn thông và tăng cường hỗ trợ pháp lý cho lĩnh vực này", ông Remi Nguyen nhấn mạnh.

Phân tích sâu hơn, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết khác với mạng 4G chỉ tập trung vào dịch vụ cá nhân, hộ gia đình thì 5G hướng tới nhóm doanh nghiệp, nhà máy sản xuất thông minh… giúp các thiết bị tự động sản xuất chính xác. Ví dụ 5G giúp quá trình sử dụng AI để kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám sát công việc, đo đạc trong các hầm mỏ…chuẩn xác hơn. Vì vậy, việc triển khai 5G buộc phải có lộ trình, phụ thuộc vào nguồn lực của doanh nghiệp, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, không thể triển khai một cách ồ ạt.

“Các doanh nghiệp viễn thông khi triển khai 5G có thể tốn hàng tỷ USD đầu tư trong khi nhu cầu chưa gấp rút, mức độ sử dụng cũng chưa rộng rãi. Các nước trên thế giới có nhiều cách thức triển khai khác nhau. Ví dụ như Thuỵ Điển, Na Uy… chỉ phủ tại các nơi thực sự có nhu cầu để cung cấp dịch vụ tập trung”, ông Tuấn nói.

Bài toán hiệu quả 

Việc triển khai 5G không nên dàn trải mà nên tập trung tại khu vực có khu công nghệ cao, nhà máy thông minh, khu vực có yêu cầu kết nối mạng công nghệ cao, độ trễ thấp mà công nghệ 4G không đáp ứng được...Ảnh: T.L.

Việc triển khai 5G không nên dàn trải mà nên tập trung tại khu vực có khu công nghệ cao, nhà máy thông minh, khu vực có yêu cầu kết nối mạng công nghệ cao, độ trễ thấp mà công nghệ 4G không đáp ứng được...Ảnh: T.L.

Là một trong 3 nhà mạng được Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép băng tần 5G mới đây, ông Nguyễn Đình Tuấn, Thành viên, Hội đồng thành viên, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, cho biết việc triển khai 5G và khai thác hiệu quả là thách thức lớn. Ví dụ, đủ phủ sóng 100% ở Việt Nam, với 2G, chỉ cần đầu tư 20.000 trạm; 3G cần 30.000 – 35.000 trạm; 4G cần khoảng 40.000 – 60.000 trạm, nhưng 5G cần vài trăm nghìn trạm, thậm chí hàng triệu trạm. 

Ngoài câu chuyện nguồn lực đầu tư lớn, ông Tuấn cho rằng một số doanh nghiệp lớn đã sẵn sàng ứng dụng công nghệ cao, nhưng đa phần doanh nghiệp hiện nay đang ở mức độ tương đối thấp với triển khai 5G. Bởi các công cụ ứng dụng 5G thường rất đắt, yêu cầu doanh nghiệp phải chuyển đổi số trong quy trình vận hành, hoạt động. Do đó, việc triển khai 5G sẽ tập trung tại các khu vực khách hàng có nhu cầu sử dụng. Với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, việc ứng dụng 5G sẽ ở từng công đoạn.

Ông Hoàng Viết Tiến, Phó tổng thư ký, Hội Truyền thông số Việt Nam, cũng cho rằng trước mắt các doanh nghiệp viễn thông nên làm hệ thống 5G phục vụ những khu vực có 4G hay bị nghẽn và tập trung phát triển 5G cho các khu vực có khu công nghệ cao, nhà máy thông minh, khu vực có yêu cầu kết nối mạng công nghệ cao, độ trễ thấp mà công nghệ 4G không đáp ứng được...

Tuy nhiên, đại diện MobiFone cũng cho rằng một trong những điều kiện tiên quyết để triển khai 5G thành công là công nghệ thâm nhập được vào cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, cần có những chính sách, chương trình để doanh nghiệp ý thức được lợi ích của việc ứng dụng 5G.

“Các quốc gia thành công triển khai 5G thành công đều có lượng khách hàng sử trên 20%. Điều này đòi hỏi những chính sách mạnh mẽ, bởi yêu cầu số lượng trạm 5G gấp nhiều lần so với 4G nên có thể phát triển chính sách chia sẻ trạm viễn thông giữa các đơn vị…”, ông Tuấn cho biết.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
4 ngày
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
3 tuần
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
3 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
2 tháng
Chuyển đổi số
Tại Việt Nam, ứng dụng Gen AI vào ngành ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng nó cũng được kì vọng sẽ mang lại chuyển mình đáng kể của các ngân hàng.
2 tháng
Chuyển đổi số
Có thể làm việc 24/24, không phụ thuộc vào cảm xúc, tự động hóa các công việc tẻ nhạt và lặp lại, giảm bớt chi phí và lỗi mà con người có thể mắc phải… AI đang được ứng dụng nhiều hơn trong các nhà máy để thay thế lao động phổ thông, giúp các nhà máy trở nên thông minh hơn.
2 tháng
Chuyển đổi số
Google, Microsoft, Meta… và các công ty công nghệ lớn sẽ tiếp tục đốt nóng cuộc đua đầu tư vào AI trong năm 2025. Nhưng họ cần nhiều nỗ lực hơn ngoài việc gia tăng tài chính và công nghệ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Liệu con người có mất kiểm soát đối với các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến không? Ba sự kiện diễn ra vào cuối năm 2024 khiến chúng ta lo ngại.
2 tháng
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh thị trường bán lẻ ngày càng cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu người tiêu dùng không ngừng thay đổi, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển của mình thông qua việc hợp tác toàn diện với Tập đoàn FPT trong lĩnh vực chuyển đổi số.
3 tháng
Chuyển đổi số
Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
3 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số hiện không còn là một tùy chọn mà là một yêu cầu bắt buộc. Lean Helper dẫn đầu trong chuyển đổi này, cung cấp các giải pháp số hóa tiên tiến được thiết kế riêng cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Bộ dịch vụ toàn diện của chúng tôi được thiết kế để tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
3 tháng
Chuyển đổi số
Founder Nguyễn Anh Tuấn cùng đội ngũ VTGO đã xây dựng một sàn vận tải, thông qua số hóa toàn bộ nghiệp vụ của hoạt động thuê xe tải, tạo ra nền tảng cho phép nhà xe và chủ hàng làm việc trực tiếp với nhau trên nền tảng đó, giảm tỷ lệ xe chạy rỗng và giá thành cước vận chuyển.
3 tháng
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh cách mạng Công nghệ 5.0 đang diễn ra mạnh mẽ, APETECHS đã xuất hiện như một ngọn đèn sáng trong ngành công nghệ thông tin và số hóa tại Việt Nam. 
3 tháng
Xem thêm