Thứ ba, 07/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chơi với 'đại gia', không phải nhân lực, đây mới là điều Việt Nam đang cần nhất

Thư Linh
- 13:10, 17/11/2023

(DNTO) - Không hoàn hảo nhưng Việt Nam đang là một trong những nơi tốt nhất để đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng. Dù vậy, theo chuyên gia, không phải nhân lực mà điều khiến ông lo lắng nhất chính là nền tảng để chơi với 'người lớn', trong đó có sự chỉn chu và tư duy nghĩ lớn.

"Nghĩ lớn" để chơi với "đại gia"

"Vẫn một chữ 'khó'", là phát biểu của chuyên gia kinh tế - TS Võ Trí Thành, tại hội thảo "Tháo van tín dụng - khơi thông tăng trưởng" tại TP.HCM sáng nay, 17/11, khi nói về nền kinh tế trong nước ở giai đoạn hiện tại. Cũng theo ông, cái "khó' còn có thể đeo đẳng đến tận năm 2024 khi mà quá trình phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn nhiều trắc trở.

Tuy nhiên, trong cái "khó" lại có "đặc trưng đặc biệt", thách thức nhưng nhiều cơ hội. Ông đặc biệt nhấn mạnh về sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng thế giới và Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đạt các yêu cầu của sự dịch chuyển này.

TS Võ Trí Thành phát biểu tại hội thảo

TS Võ Trí Thành phát biểu tại hội thảo

Việc dịch chuyển của chuỗi cung ứng không đơn thuần chỉ dựa vào tín hiệu của thị trường, mà còn dựa vào cả niềm tin với mỗi quốc gia, sự tin cậy lẫn nhau.

"Lợi thế so sánh có, tự do hoá có, môi trường đầu tư cải thiện, chuyển đổi số không đến nỗi, niềm tin chính trị có. Hiếm có nước nào đang phát triển mà nhiều đối tác chiến lược, chiến lược toàn diện tin cậy như Việt Nam", vị chuyên gia cho biết.

Đây là cơ hội chưa từng có với Việt Nam, dù trước đó đã có nhưng Việt Nam đã bỏ lỡ nhịp. "Việt Nam không thể chần chừ 3-5 năm nữa mà phải bắt lấy cơ hội của sự chuyển dịch này với các ngành: công nghệ cao, giáo dục, bán dẫn, chip, công nghệ hàng không… Sắp tới nhiều đại gia lớn sẽ đến thăm TP.HCM", ông Thành nhấn mạnh.

Tuy nhiên điều ông đặc biệt quan tâm hiện nay và cũng là điều khiến ông lo lắng nhất, không phải nhân lực mà là "nền tảng", cái gốc, văn hoá để gia nhập cuộc chơi, trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh sự đàng hoàng, chu toàn và tư duy nghĩ lớn nếu Việt Nam tham gia bắt tay với "đại gia".

"Lịch sử Việt Nam đẹp nhất là lúc vượt khó chứ không phải an nhàn. Chúng ta phải nắm bắt cơ hội để đi cùng thế giới chứ không phải bắt kịp thế giới", TS Võ Trí Thành chia sẻ.

Bốn nhóm giải pháp cho Việt Nam và ba từ quan trọng cho các doanh nghiệp

Tuy nhiên để vượt qua những khó khăn hiện nay, tận dụng được những lợi thế sẵn có, sự nỗ lực phải đến từ các chính sách của Chính phủ và từ bản thân của doanh nghiệp. 

Ông đề xuất 4 giải pháp dành cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

Trước hết, vấn đề về tài chính tiền tệ phải cố gắng để đạt "ổn" nhất: "Lạm phát ổn, thanh khoản ổn, hệ thống ngân hàng ổn, nợ xấu có thể tăng nhưng phải ổn", ông cho biết.

Tiếp đó là những chính sách để hỗ trợ tổng cầu, hỗ trợ người lao động, giảm VAT, kích thích du lịch, đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư tư nhân phải "vác" tiền ra làm ăn chứ không phải tiết kiệm.

"Ngoài ra, cần sửa đổi luật lệ để bộ máy nhúc nhích, dám làm dám chịu", ông Thành cho biết. 

Với doanh nghiệp, ông đặc biệt nhấn mạnh ba từ: Phòng thủ, Chắt chiu và Quản trị rủi ro. Trong phòng thủ và quản trị rủi ro, điều các doanh nghiệp cần chú ý là "thông tin, kịch bản và cuốn chiếu".

"Chính phủ ba tháng cũng phải đánh giá lại các vấn đề. Doanh nghiệp cũng vậy, cần có tầm nhìn, chiến lược nhưng phải cuốn chiếu và nhiều kịch bản, có phòng tác chiến, thu thập thông tin ra quyết sách để phản ứng kịp thời, học hỏi các công cụ quản trị rủi ro", ông Thành nhấn mạnh. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu hàng không đều trắng bảng chiều dư bán, nhà đầu tư có tiền cũng khó mua được.
19 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích khuyến nghị, trong tuần giao dịch mới, nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải, chưa vội giải ngân ngay mà chờ đợi những điều chỉnh sắp tới của thị trường.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong tháng 4/2024, các quỹ ETF tại Viêt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng giá trị hơn 1.823 tỷ đồng. Cũng trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 5.316 tỷ đồng. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2024, nhà đầu tư nước ngoài có giá trị mua ròng đạt hơn 777 tỷ đồng, trong đó mua vào 1.887 tỷ đồng và bán ra hơn 1.109 tỷ đồng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn, cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn. "Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn". 
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Xem thêm