Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ được chào đón tại Trung Quốc

Xuân Hạo
- 16:19, 29/06/2023

(DNTO) - Để đối phó với tình hình hồi phục kinh tế khó khăn sau Covid-19 và quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng, chính quyền Bắc Kinh đang "trải thảm đỏ" chào đón các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ.

Bill Gates bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình - Bắc Kinh 16/6. Ảnh: Nikkei Asia

Bill Gates bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình - Bắc Kinh 16/6. Ảnh: Nikkei Asia

Chính quyền Bắc Kinh và Washington chỉ mới bắt đầu hàn gắn mối quan hệ vốn căng thẳng trước đó, nhưng một loạt các nhà tài phiệt Mỹ đã nhanh chóng quay lại với tiềm năng của Trung Quốc, với tầm nhìn tập trung vào thị trường khổng lồ và hệ thống dây chuyền sản xuất nơi đây.

Trong số các V.I.P. đó là Bill Gates, đã đến thăm Trung Quốc vào ngày 16/6 vừa qua, lần đầu tiên trong vòng 4 năm và gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình.

“Chúng tôi đã bàn luận về tầm quan trọng của việc cải thiện tình trạng sức khỏe, thay đổi khí hậu toàn cầu và các thử thách trong phát triển” - nhà đồng sáng lập Microsoft viết trên blog của ông sau chuyến viếng thăm.

Chuyến thăm của Bill Gates diễn ra vài ngày trước khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, thực hiện chuyến công du ngoại giao đến Trung Quốc, một sự kiện rất được mong đợi để hàn gắn mối quan hệ song phương Mỹ-Trung.

2022, Microsoft đã đánh dấu kỷ niệm 30 năm công ty này hoạt động tại thị trường Trung Quốc. Tuy Bill Gates không còn điều hành hãng công nghệ khổng lồ này, ông vẫn nắm vai trò giảm sức ép của căng thẳng chính trị Mỹ-Trung lên hoạt động kinh doanh của hãng.

Một nhà tài phiệt công nghệ khác là Elon Musk, CEO của hãng xe điện Tesla, cũng đã đặt chân đến Trung Quốc vào hồi cuối tháng 5 trước đó. Khoảng 40% sản lượng sản xuất của Tesla nằm tại nhà máy Thượng Hải.

Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, chụp ảnh cùng các nhân viên tại Shanghai Gigafactory, nơi chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 40% công suất xe điện của công ty. Ảnh: Nikkey Asia

Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, chụp ảnh cùng các nhân viên tại Shanghai Gigafactory, nơi chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 40% công suất xe điện của công ty. Ảnh: Nikkey Asia

Nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương, Musk nói Tesla "phản đối việc cắt đứt chuỗi cung ứng, đồng thời sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc" - theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao trung quốc.

Chuyến đi của Bill Gates và Elon Musk diễn ra sau khi chính quyền Bắc Kinh gỡ bỏ chính sách Zero-Covid trong tháng 1 đầu năm, dẫn đến một đợt tăng các chuyến công tác từ nước ngoài.

Thương mại Mỹ-Trung đã tăng 5% trong 2022, đạt khoảng 690 tỷ đô la giá trị hàng hóa - theo dữ liệu của Bộ Thương mại Hoa kỳ. Con số này vượt qua kỷ lục từng đạt được vào 4 năm trước, với đợt sụt giảm nối đuôi do đại dịch Covid.

Tuy chính quyền Biden đã đặt nhiều lệnh cấm thương mại lên ngành công nghệ bán dẫn và các ngành công nghệ tối tân của Trung Quốc, các công ty ở những ngành khác vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội làm ăn tại thị trường này.

Trong một chuyến thăm Thượng Hải vào hồi tháng 5, CEO JPMorgan Chase, Jamie Dimon, đã cho thấy ngân hàng này không có ý định rời bỏ thị trường Trung Quốc. Ông nói: “Khi chúng tôi quyết định kinh doanh ở một quốc gia nào đó, chúng tôi mong muốn trụ vững qua các thời kỳ tốt hay xấu”.

Vào 2021, JPMorgan đã nhận được giấy phép trở thành công ty tài chính nước ngoài đầu tiên sở hữu liên doanh chứng khoán tại Trung Quốc. Bất chấp những bất ổn ngày càng tăng ở thị trường Trung Quốc, hoa hồng môi giới vẫn là một điểm thu hút lớn đối với công ty này.

CEO Apple, Tim Cook, và CEO Qualcomm, Cristiano Amon, cũng như Pat Gelsinger, CEO Intel cũng đã đến thăm Trung Quốc trong những tháng gần đây.

Chính quyền Tập Cận Bình sẵn sàng “trải thảm đỏ” cho các lãnh đạo tập đoàn kinh doanh, sắp xếp các cuộc gặp gỡ với nhiều quan chức cấp cao của chính phủ Trung Quốc. Trong khi ngành kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều rối rắm trong thời kỳ hồi phục sau Covid-19, Tập Cận Bình xem các nguồn đầu tư nước ngoài cùng công nghệ họ mang lại là yếu tố then chốt để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, cũng như đối phó với các nỗ lực tách rời chuỗi cung ứng của chính quyền Mỹ.

Từ phía châu Âu, Peter Wennink, CEO của hãng sản xuất thiết bị chip Hà Lan ASML và Jean-Marc Chery, CEO của công ty công nghệ bán dẫn Thụy Sĩ, STMicroelectronics, đã đến thăm Trung Quốc trong những tháng gần đây. STMicroelectronics vào ngày 7/6 đã công bố kế hoạch hợp tác xây dựng một nhà máy với một đối tác địa phương ở Trùng Khánh, phía Tây Nam Trung Quốc.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, đã đến thăm Trung Quốc vào hồi tháng 4, cùng với đoàn lãnh đạo các hãng, trong đó có Airbus, vốn đồng ý xây dựng một chuỗi sản xuất mới ở Thiên Tân. 

Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, đến thăm Trung Quốc cùng với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vào mùa thu năm ngoái. Trung Quốc đã đáp lại bằng cách cử một phái đoàn do Thủ tướng Li Qiang dẫn đầu, đến Đức vào ngày 20/6.

Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn rất e ngại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo dài, và đang tìm kiếm các giải pháp thay thế tại các quốc gia khác.

Sequoia Capital đã quyết định cắt chi nhánh ở Trung Quốc. Công ty đầu tư mạo hiểm Mỹ này sở hữu cổ phần của Bytedance, công ty mẹ của nền tảng video TikTok ở Trung Quốc.

AstraZeneca đang xem xét ngừng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và niêm yết tại Hồng Kông hoặc Thượng Hải, theo báo cáo của Financial Times.

Nhiều hãng công nghệ, trong đó có Apple, đang mở rộng chuỗi sản xuất tại Đông Nam Á, ở các quốc gia như Việt Nam và Ấn Độ, để giảm thiểu sự dựa dẫm vào Trung Hoa Đại lục.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
22 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm