Thứ năm, 17/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ Công thương xây dựng kịch bản về nguồn cung xăng dầu năm 2023

Huyền Trang
- 13:09, 22/11/2022

(DNTO) - Nguồn cung xăng dầu sang năm sẽ phải tăng so với năm nay để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Nhưng hàng năm, hai nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn đều có thời gian bảo trì. Vì vậy, việc phân bổ nguồn cung xăng dầu cho doanh nghiệp đầu mối trong nước và nhập khẩu rất quan trọng.

Linh hoạt phương án nhập khẩu xăng dầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế năm 2023. Ảnh: T.L.

Linh hoạt phương án nhập khẩu xăng dầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế năm 2023. Ảnh: T.L.

Cuộc họp của Bộ Công thương với các đơn vị đầu mối xăng dầu, chiều 21/11, được xem là rất quan trọng nhằm đưa ra kịch bản về nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống năm 2023, trong bối cảnh nguồn cung của thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, khó lường và thị trường xăng dầu trong nước vẫn tồn tại nhiều bất cập.

Về phân giao tổng nguồn xăng dầu năm 2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, dựa trên con số thực hiện của năm 2022 và tính toán trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trở lên, tương ứng hệ số 1,3-1,4 GDP, con số phân giao sẽ phải tăng khoảng 10% so với số thực hiện của năm nay. Tuy nhiên, trước nhu cầu thực tế của nền kinh tế, cần phải có phương án 2 là tăng 15% so với năm 2022 để chủ động trong mọi tình huống.

Phần tổng nguồn xăng dầu tối thiểu tăng thêm dựa trên tỷ trọng số lượng đăng ký tổng nguồn của từng thương nhân so với tổng nguồn của toàn bộ thương nhân, theo từng chủng loại xăng dầu.

Nêu quan điểm về vấn đền này, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng nên có sự phân giao theo quý, tháng để kiểm soát việc tổ chức, tiến độ thực hiện. Các thương nhân đầu mối phải bình đẳng, trách nhiệm như nhau.

Còn ông Nguyễn Đăng Trình, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) lại cho rằng nên xem xét tổng nguồn tăng trưởng phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và khả năng cung ứng thị trường.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trước đây, việc phân giao được thực hiện cho cả năm và Bộ vẫn thường xuyên rà soát theo tháng, quý, 6 tháng. Thậm chí rà soát từng thời điểm nếu xảy ra biến cố bất thường để điều chỉnh tăng giảm linh hoạt, song quan trọng nhất vẫn là đảm bảo nguồn cung.

Tuy vậy, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hàng năm, hai nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn đều có thời gian bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng. Trong trường hợp hai nhà máy bắt buộc phải dừng thì với tổng nguồn đăng ký của doanh nghiệp cũng phải làm rõ để đảm bảo tổng nguồn cụ thể trong nước và nhập khẩu.

“Các doanh nghiệp đầu mối nên phối hợp với nhau để đảm bảo nguồn cung. Việc phân giao là bước đầu, năm 2023, Bộ Công Thương thực hiện phân giao theo quý, tháng chứ không cứng nhắc. Nếu đảm bảo đủ nguồn cung thì không bắt phải nhập”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Tình trạng thiếu nguồn cung xăng dầu cục bộ trong năm 2022 vẫn xảy ra ở một số địa phương trên cả nước. Ảnh: T.L.

Tình trạng thiếu nguồn cung xăng dầu cục bộ trong năm 2022 vẫn xảy ra ở một số địa phương trên cả nước. Ảnh: T.L.

Ngoài ra, cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, kế hoạch phân giao sản lượng cả năm cho các doanh nghiệp được phân bổ chi tiết tới từng tháng, quý là cơ sở cho việc bảo đảm nguồn cung và công tác thanh tra, kiểm tra của các lực lượng chức năng.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, Bộ Công thương đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023. Kịch bản 1, tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900 ngàn m3, tấn; kịch bản 2 tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760 ngàn m3, tấn. Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý và sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

“Trong phân giao này cần tách bạch tương đối giữa sản lượng nhập khẩu và sản lượng mua trong nước. Nếu doanh nghiệp nào không có đủ năng lực thì liên kết với nhau để nhập. Từng doanh nghiệp phải có sản lượng nhập để khẳng định trong mọi tình huống có nguồn cung ra thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu mối cần thường xuyên báo cáo những chi phí thực tế phát sinh với Bộ Tài chính. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của các thương nhân đầu mối”, Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng cho biết, trong chiều 21/11 đã gửi Thủ tướng Chính phủ về Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95 và Nghị định số 83 về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, nêu cụ thể về đối tượng, phương thức và thời gian lấy ý kiến.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Vào cuối ngày 15/4 (giờ Mỹ), chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức công bố sắc lệnh hành pháp mới, khởi động cuộc điều tra an ninh quốc gia về hoạt động nhập khẩu các tài nguyên khoáng sản quan trọng vào Hoa Kỳ.
9 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhà ga hành khách quốc nội T3 - Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) sẽ bắt đầu khai thác từ ngày 17/4/2025. Chuyến bay đầu tiên sẽ do Vietnam Airlines thực hiện, khởi hành từ TP.HCM đi Vân Đồn (Quảng Ninh).
12 giờ
Thời sự - Chính trị
Cơ quan Bưu chính Hong Kong (Hongkong Post) vừa đưa ra thông báo chính thức về việc ngừng cung cấp dịch vụ bưu chính cho các bưu kiện gửi đến và đi từ Hoa Kỳ, có hiệu lực ngay lập tức từ ngày 16/4.
15 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính quyền các quốc gia từ châu Âu đến châu Á đang chuẩn bị cho một chặng đường gập ghềnh khi chiến tranh thương mại leo thang.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sáp nhập, hợp nhất.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trên các công trường 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, từng mũi thi công ngày đêm chạy đua với thời gian bảo đảm thông xe toàn tuyến đúng dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Hai ngày sau khi chính quyền Mỹ công bố sẽ miễn áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm điện tử vào hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Donald Trump cảnh báo đây chỉ là giải pháp tạm thời và là một phần của kế hoạch thuế toàn phần.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc thương chiến mà Mỹ khơi mào với Trung Quốc, dù xuất phát từ những lo ngại chính đáng về thâm hụt thương mại và các tập quán kinh tế bị cho là không công bằng, đang dần bộc lộ những bất lợi sâu sắc mà chính Washington phải gánh chịu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%. Đây là lần thứ ba trong vòng 3 ngày qua Bắc Kinh tăng thuế quan đối với hàng hóa Mỹ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Khởi nguồn từ những bất đồng sâu sắc về thương mại, mối quan hệ song phương này đã leo thang thành một cuộc giằng co quyền lực toàn diện, định hình lại trật tự thế giới.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 sẽ thảo luận hàng loạt chủ trương lớn mang tính đột phá, bởi như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 9/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Rạng sáng 10/4, giờ Việt Nam, một cơn địa chấn đã rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố một loạt các biện pháp thuế quan mới.
6 ngày
Xem thêm