Thứ ba, 07/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bi kịch 2021: Hàng bán được nhiều nhưng lại gánh lỗ nặng

Tâm An
- 06:17, 30/04/2021

(DNTO) - Dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng thực ra doanh nghiệp đang gồng lỗ nặng. Bởi, chi phí đầu vào tăng cao, giá cước vận chuyển còn đội lên gấp 4-10 lần, trong khi khách nước ngoài ép mình bán bán hàng với giá rẻ hơn.

 Bán hàng càng nhiều lỗ càng nặng

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN-PTNT), năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,14 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do đại dịch Covid-19 bùng phát, chuỗi cung ứng trên thế giới đứt gãy.

Sang quý I/2021, xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại, đạt 1,73 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất là Nga, Italy, Autralia, Brazil, Mỹ lần lượt ở mức 55%, 54,1%, 34,7, 18,5% và 16,5%.

Mỹ cũng chính là khách hàng lớn nhất của thủy sản Việt Nam xuất khẩu. Theo đó, 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt gần 334 triệu USD.

Tại Hội thảo Cơ hội và thách thức đối với thương mại nông sản Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết, dù chúng ta nhìn thấy kim ngạch xuất khẩu tăng , nhưng thực ra doanh nghiệp không còn lợi nhuận. Họ đang phải gồng lỗ, thậm chí lỗ nặng.

Theo ông Nam, thủy sản là mặt hàng thực phẩm, vẫn cần cho cuộc sống. Song, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy đã ảnh hưởng nặng vì nhu cầu sụt giảm và thay đổi.

Dù xuất được nhiều hàng nhưng các doanh nghiệp thủy sản không còn lợi nhuận, đang chịu lỗ nặng.

Dù xuất được nhiều hàng nhưng các doanh nghiệp thủy sản không còn lợi nhuận, đang chịu lỗ nặng.

Có tới 20-40% đơn hàng đã ký hợp đồng bị hủy, hoãn. Đơn hàng mới rất ít. Đơn hàng đã giao thì bị chậm thanh toán dẫn đến việc doanh nghiệp thiếu vốn quay vòng trong đầu tư. Trong khi hàng tồn kho tăng, kho lạnh thiếu trầm trọng cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Minh Phú - doanh nghiệp chế biến tôm có thị phần lớn ở Việt Nam, trước khi dịch xảy ra, một ngày thu mua để chế biến khoảng 400 tấn, khi có dịch chỉ gom mua khoảng 200 tấn vì hàng tồn chất đầy kho, thậm chí DN còn phải chạy vạy khắp nơi tìm kho chứa hàng, ông Nam dẫn chứng.

“Đáng nói nhất là chi phí đầu vào đồng loạt tăng cao”, ông Nam nói. Trong khi đó, thủy sản là chuỗi ngành hàng lạnh, chi phí sản xuất thường cao hơn các ngành hàng khác vì phải bảo quản hàng hóa trong kho lạnh.

Thêm vào đó, trước kia, chế biến hàng xuất khẩu để cung ứng vào các nhà hàng, quán ăn bao bì đơn giản. Từ khi dịch Covid-19 xảy ra, thói quen tiêu dùng thủy sản thay đổi, người tiêu dùng trên thế giới chuyển qua mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Họ yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam phải chia hàng đóng vào hộp nhỏ để có thể bày bán trên quầy kệ siêu thị, thuận tiện cho giao hàng. Thế nên, chi phí làm bao bì sản phẩm tăng rất cao.

Nhưng điều đáng buồn hơn, các thị trường có xu hướng tích lũy hàng đang ép giá xuống thấp, còn các doanh nghiệp Việt buộc phải bán đi để đẩy hàng, nếu không tồn kho sẽ tăng cao hơn.

Từ tháng 11/2020 đến nay, container thiếu, cước vận tải biển còn tăng từ 4-10 lần. Ví như trước kia đưa hàng sang Thái Lan, giá cước chỉ khoảng 600 USD/container, giờ tăng lên 6.000 USD/container. Tất cả những khó khăn này khiến doanh nghiệp lỗ nặng dù lượng hàng xuất khẩu tăng, ông Nam chia sẻ.

Thực tế, không chỉ có doanh nghiệp gặp khó, thua lỗ, nông dân cũng gặp nhiều khi cũng lao đao do chi phí sản xuất tăng cao. Tôm, cá đến kỳ thu hoạch không bán được vẫn phải nuôi trong ao và cho ăn điều đặn. Có thời điểm, giá bán tôm cá thương phẩm giảm, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng cao khiến người nuôi trồng thủy sản thua lỗ nặng.

Đẩy mạnh sản phẩm đóng hộp, đồ khô giúp doanh nghiệp thủy sản Việt chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường lớn.

Đẩy mạnh sản phẩm đóng hộp, đồ khô giúp doanh nghiệp thủy sản Việt chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường lớn.

Làm đồ hộp, hàng khô sẽ thắng

Dù gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19, song ông Nguyễn Hoài Nam dự báo xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng khi các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tiếp tục “ăn hàng” do dịch Covid-19 ở các nước này có xu hướng được kiểm soát tốt hơn nhờ triển khai tiêm vắc xin rộng rãi.

Trong khi, các nước khu vực châu Á và một số nước sản xuất cạnh tranh với thủy sản Việt như Ấn Độ, Thái Lan vẫn phải đối phó với dịch Covid-19. Đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu giành thị phần.

Song, vị đại diện VASEP khuyến cáo, thói quen tiêu dùng ở các thị trường đã thay đổi. Nhu cầu với các sản phẩm thủy sản tươi/sống tiếp tục giảm. Thay vào đó, các thị trường tập trung vào sản phẩm đóng hộp, hàng khô, hàng bảo quản,... với giá cả phù hợp cho tiêu thụ ở kênh bán lẻ. Do đó, doanh nghiệp chế biến nên tập trung làm các sản phẩm tôm chân trắng, cá hộp, hàng khô, hàng bảo quản vì còn nhiều dư địa.

Vừa qua, các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến sản phẩm thủy sản đóng hộp, làm hàng khô vẫn có vẫn có sự tăng trưởng ổn định, thậm chí là tăng trưởng tốt, ông Nam chia sẻ.

Để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,8 tỷ USD, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành Nông nghiệp sẽ làm việc với các cơ quan thú y của Trung Quốc, Hàn Quốc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật.

Ngoài ra, để hạn chế những lô hàng thủy sản bị trả về, ông Tiến yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng vùng, chuỗi cơ sở sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu giám sát ATTP của cá thị trường, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc các mặt hàng thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, ông Tiến nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu hàng không đều trắng bảng chiều dư bán, nhà đầu tư có tiền cũng khó mua được.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích khuyến nghị, trong tuần giao dịch mới, nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải, chưa vội giải ngân ngay mà chờ đợi những điều chỉnh sắp tới của thị trường.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong tháng 4/2024, các quỹ ETF tại Viêt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng giá trị hơn 1.823 tỷ đồng. Cũng trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 5.316 tỷ đồng. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2024, nhà đầu tư nước ngoài có giá trị mua ròng đạt hơn 777 tỷ đồng, trong đó mua vào 1.887 tỷ đồng và bán ra hơn 1.109 tỷ đồng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn, cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn. "Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn". 
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Xem thêm