Chủ nhật, 28/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dịch Covid-19 tác động xu hướng và kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

An Nhi
- 11:26, 25/12/2020

(DNTO) - Ước tính xuất khẩu thủy sản cả năm 2020 sẽ đạt tương đương năm 2019 với 8,58 tỷ USD. Thủy sản Việt Nam năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid -19.

Sản phẩm thủy sản của Công ty Thông Thuận. Ảnh: VOV

Sản phẩm thủy sản của Công ty Thông Thuận. Ảnh: VOV

Dịch bệnh Covid-19 căng thẳng trên thế giới, nhất là ở những thị trường nhập khẩu trọng điểm của Việt Nam như EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tác động rõ rệt đến thương mại thủy sản của Việt Nam với các nước.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý I và quý II năm nay giảm lần lượt 10% và 7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu giảm sâu nhất vào tháng 3, tháng 5 (giảm lần lượt 48% và 16% so với cùng kỳ năm 2019). Đó là những tháng cao điểm dịch bệnh Covid tại châu Âu và Mỹ.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) từ tháng 7, xuất khẩu bắt đầu hồi phục và tăng trong 3 tháng gần đây (với mức tăng trưởng 10% đến 13%), điều đó cho thấy các công ty thủy sản ở Việt Nam đang thích ứng, vượt qua thách thức và nắm bắt được các cơ hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid vẫn đang bùng phát trên thế giới.

Xuất khẩu thủy sản hồi phục, nhờ xuất khẩu tôm duy trì tăng ổn định và các sản phẩm hải sản cũng có tín hiệu khả quan từ tháng 8. Nhờ sự hồi phục trong 3 tháng gần đây, xuất khẩu thủy sản đến cuối tháng 11 chạm mức tương đương cùng kỳ năm 2019 là  trên 7,8 tỷ USD.  Ước tính xuất khẩu thủy sản cả năm 2020 sẽ đạt tương đương năm 2019 với 8,58 tỷ USD.

Tin nên đọc

Xuất khẩu tôm tăng trưởng 2 con số từ tháng 6 và tăng mạnh 25% trong tháng 9 và tháng 10, sang tháng 11 tiếp tục tăng 28%. Tính đến hết tháng 11/2020, xuất khẩu tôm đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2019. Với mức duy trì tốt như hiện nay, xuất khẩu tôm năm 2020 dự kiến đạt trên 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019. Do dịch Covid vẫn căng thẳng trên thế giới nên xu hướng tiêu thụ tại các thị trường vẫn tập trung vào tôm chân trắng, size cỡ nhỏ cho phân khúc bán lẻ. Do vậy, xuất khẩu tôm chân trắng chiếm 72% giá trị xuất khẩu tôm trong năm nay, ước đạt gần 3 tỷ USD trong năm 2020, trong khi tôm sú chỉ đạt 616 triệu USD, chiếm 16% và tôm biển chiếm 12% đạt 462 triệu USD.

Về thị trường, trong top 6 thị trường chính, trong năm 2020 chỉ có 3 thị trường Mỹ và Trung Quốc còn duy trì được tăng trưởng dương so với năm 2019, tăng lần lượt là 13% và 5%. Xuất khẩu sang các thị trường khác đều sụt giảm so với năm 2019 do tác động của Covid 19 làm ảnh hưởng đến nhu cầu thủy sản và hoạt động giao dịch với các thị trường này.

Thủy sản sẽ tiếp tục đương đầu với nhiều khó khăn

Vì sao có sự khác biệt về xu hướng xuất khẩu các sản phẩm chính trong năm 2020: tôm tăng, cá tra và một số sản phẩm hải sản giảm? Theo đại diện VASEP, vì dịch bệnh Covid làm thay đổi xu hướng tiêu thụ ở các thị trường: giảm tiêu thụ các kênh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, tăng tiêu thụ tại các siêu thị, các kênh bán lẻ.

Cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường chính được tiêu thụ chính cho phân khúc dịch vụ. Trong khi đó, tôm với các loài và size cỡ và dạng sản phẩm, cách chế biến khác nhau vẫn phù hợp tiêu thụ tại các siêu thị và phân khúc bán lẻ, phù hợp cho chế biến tại nhà trong những thời điểm giãn cách xã hội. Một số sản phẩm hải sản cũng tương tự như vậy.

Có nhiều sản phẩm Việt Nam vẫn xuất khẩu tốt như: tôm chân trắng nuôi đông lạnh và chế biến, tôm biển, cá ngừ và các loại cá biển đóng hộp, nước mắm, các loại thủy sản khô như cá, mực bạch tuộc khô, những sản phẩm chế biến sẵn khác, sản phẩm ăn liền, sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu...

Tuy nhiên, kết quả trên chỉ là tình hình chung. Thực tế, dịch bệnh Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có thủy sản. Nuôi trồng và khai thác thủy sản đều bị ảnh hưởng. Có những giai đoạn (như từi tháng 3 đến tháng 5), sản phẩm nuôi như tôm và cá tra không xuất được, lượng tồn kho tăng nhưng hệ thống kho lạnh ở Việt Nam không đủ, thuê kho giá đắt.  Khai thác hải sản khó khăn, sản lượng giảm. Trong những năm gần đây các công ty phải nhập khẩu các sản phẩm biển từ các nước láng giềng nhưng năm nay cũng bị giảm nhập vì dịch Covid ảnh hưởng sản lượng và vận tải của các nước.

Tại Việt Nam, dù dịch bệnh Covid không nghiêm trọng như các nước khác trên thế giới, nhưng cũng khiến cho thị trường lao động xáo trộn. Lao động trong nhà máy chế biến thủy sản có tính đặc thù, làm việc theo dây chuyền nên khi dịch cao điểm các nhà máy phải cho công nhân nghỉ, nhưng khi dịch lắng xuống doanh nghiệp lại bị thiếu lao động. Ngoài ra, các chi phí trong chuỗi sản xuất đều tăng, nhất là cước vận tải.

Trong tình hình đó, dù rất nỗ lực và linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và thị trường thì nhiều doanh nghiệp, kể cả DN lớn cũng khó khăn về tài chính, các DN nhỏ thực sự khó khăn vì thiếu vốn, nợ ngân hàng.

Các rào cản như thuế chống bán phá giá tôm và cá tra tại thị trường Mỹ chưa có dấu hiệu sẽ được chấm dứt trong 5 năm tới. Bên cạnh đó, xu hướng của các thị trường nhập khẩu sẽ ngày càng quan tâm đến chất lượng vệ sinh và ATTP và yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn về lao động, về môi trường và an sinh xã hội…

Theo ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), trong bối cảnh thực tại, dù Chính phủ và các cơ quan quản lý ngành cũng như DN và cộng đồng ngư dân đang rất nỗ lực khắc phục nhưng khó có thể giải quyết nhanh một sớm một chiều việc gỡ thẻ vảng của EU. Việt Nam hy vọng EU ghi nhận những nỗ lực cải thiện để không phạt thẻ đỏ IUU đối với ngành khai thác và hải sản XK của Việt Nam. Khi đó, những ưu đãi từ EVFTA mới có thể phát huy tốt hiệu quả cho ngành thủy sản Việt Nam.

Cũng theo ông Trần Đình Luân, định hướng của Chính phủ tập trung tái cơ cấu ngành thủy sản, hướng tới chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu phát triển thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả, có trách nhiệm, theo định chế quốc tế, hội nhập sâu rộng kinh tế toàn cầu.

Chiến lược đưa ra các chỉ tiêu đến năm 2030, kinh tế thủy sản đóng góp 30% GDP khối nông-lâm-ngư nghiệp.Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 10 triệu tấn; trong đó sản lượng khai thác thủy sản khoảng 25-30%, sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 70-75%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 18-20 tỷ USD. Ngành thủy sản giải quyết việc làm cho 3,5 triệu lao động.... ”Với những mục tiêu như trên, Chính phủ, Bộ NN-PTNT sẽ có chiến lược, các chương trình, đề án thích hợp để hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, XK thủy sản trong những năm tới” – ông Luân nói.

An Nhi/VOV

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), cho biết hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La-tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại chương trình năm nay.
1 tuần
Xem thêm