Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Nhận diện những gam màu sáng tối của xuất khẩu nông sản trong 10 tháng qua, điều các doanh nghiệp cần làm lúc này là bám sát tình hình để tìm cơ hội tăng trưởng chặng nước rút. Song, quan trọng hơn cả là cần hạn chế những quy định gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực trọng yếu này.  
Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm giảm sâu, dù còn nhiều khó khăn song giới phân tích cho rằng, biên lợi nhuận các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được cải thiện trong nửa cuối năm 2023 nhờ những tín hiệu khả quan hơn ở các thị trường tiêu thụ. 
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi đề xuất các giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho ngành thuỷ sản bao gồm giãn nợ, giảm lãi suất vay và xem xét các khoản phí thu từ ngân hàng.
Trong bối cảnh lạm phát ở Mỹ và EU đạt đỉnh, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang có xu hướng tăng giao thương với các thị trường gần để duy trì sản xuất và hạn chế tối đa những bất lợi cho doanh nghiệp. 
Hỗ trợ phát triển thị trường và gỡ vướng về chính sách thuế, tín dụng là những kiến nghị được cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ, thủy sản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, mong mỏi tìm đầu ra cho sản phẩm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hệ thống hướng dẫn đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật sang Trung Quốc (CIFER), thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đã phê duyệt, chính thức bổ sung thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Sau khi liên tục tăng trưởng cao trong 10 tháng đầu năm, tính đến hết tháng 11/2022, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đột ngột lao dốc trong tháng 11 với mức giảm 46%, chỉ đạt trên 37 triệu USD. 
Mặc dù thắng lớn trong nửa đầu năm, nhưng thời gian còn lại của năm nay, nhiều tác động bất lợi phát sinh khiến cộng đồng doanh nghiệp thủy sản vẫn cần được trợ lực, trong đó, vốn và cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.
Những khó khăn về nguyên liệu, tỷ giá, lạm phát...gần như không làm khó được doanh nghiệp ngành thủy sản nước ta khi vẫn có những tên tuổi "khoe" lãi đậm với kết quả đẹp như mơ trong nửa đầu năm. Liệu đây có là lực kéo giúp lợi nhuận doanh nghiệp “thăng hoa” hơn khi về đích?
Thị trường rộng mở đã giúp xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm liên tiếp lập kỷ lục. Nhiều doanh nghiệp lớn báo lãi đậm đột biến so với cùng kỳ. Song để cán đích thành công trong bối cảnh nhiều biến động, doanh nghiệp thủy sản cần nghiên cứu, hoạch định chiến lược cụ thể và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
Dù tăng trưởng vượt bậc nhờ những con số "biết nói" trong 5 tháng đầu năm, nhưng bức tranh toàn ngành thủy sản Việt Nam thời gian tới vẫn nhiều thách thức lớn, đòi hỏi doanh nghiệp thủy sản phải tính toán những kịch bản sâu, để có thể chạm tay vào mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD.
Tính chung 3 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản cả nước tiếp tục tăng trưởng cả lượng và giá trị, nhờ doanh nghiệp ngành hàng đã tìm hướng đi và “thoát hiểm” nhờ đa dạng thị trường thay vì chỉ xuất khẩu sang những thị trường truyền thống.
Dự báo năm 2022, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại EU có xu hướng hồi phục trở lại, cùng những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ Hiệp định EVFTA..., sẽ tạo động lực tăng trưởng cho toàn ngành. Trước con sóng hồi phục, các doanh nghiệp thủy sản đã tìm ra những cách khác nhau để vượt "đại dương", tăng xuất khẩu. 
Báo cáo hồi tháng 5/2021 của EC có một số điểm cảnh báo với Việt Nam trong đó có việc Thủy sản Việt Nam khó trụ hạng, “bay màu" vàng sang đỏ.
Dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng thực ra doanh nghiệp đang gồng lỗ nặng. Bởi, chi phí đầu vào tăng cao, giá cước vận chuyển còn đội lên gấp 4-10 lần, trong khi khách nước ngoài ép mình bán bán hàng với giá rẻ hơn.