Cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản nâng cao sức cạnh tranh trên 'sân chơi' EU
(DNTO) - Dự báo năm 2022, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại EU có xu hướng hồi phục trở lại, cùng những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ Hiệp định EVFTA..., sẽ tạo động lực tăng trưởng cho toàn ngành. Trước con sóng hồi phục, các doanh nghiệp thủy sản đã tìm ra những cách khác nhau để vượt "đại dương", tăng xuất khẩu.
Nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt tại EU
EU là một trong 5 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản cho EU đứng thứ hai tại châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA, để giúp nhóm hàng này tận dụng tối đa cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi, thâm nhập mạnh vào thị trường EU.
Gần một năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã và đang có những thay đổi, khi các doanh nghiệp Việt Nam tích cực đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản được ưu đãi từ EVFTA, trong khi phía đối tác cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm thủy sản từ Việt Nam do có mức giá cạnh tranh hơn.
Bên cạnh đó, bước sang năm 2022, sự phục hồi của ngành dịch vụ thực phẩm ở Mỹ sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản vào năm 2022. Hiệp hội Các nhà sản xuất dịch vụ ăn uống quốc tế (IFMA) dự kiến năm 2022, tăng trưởng ngành dịch vụ thực phẩm đạt 4,9% so với năm 2021.
Hơn nữa, chi tiêu tiêu dùng thực phẩm tại phân khúc nhà hàng năm 2022 được dự báo sẽ gần trở lại mức 2019, và tăng 8% so với năm 2021. Ngoài ra, chi tiêu tiêu dùng thực phẩm tại siêu thị trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng 7,8% so với năm 2021 lên 38,8 tỷ USD, tương đương với mức 119% của năm 2019. Do đó, sự phục hồi nhu cầu tại các nhà hàng và tăng trưởng nhu cầu thực phẩm tại siêu thị vào năm 2022 sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản ở Mỹ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam được dự báo sẽ tăng 10% so với năm 2021 lên 4,3 tỷ USD vào năm 2022.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2022, do Việt Nam chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 sẽ giúp nước này chiếm được thị phần tại thị trường Mỹ.
"Mỹ tăng gấp đôi thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ từ 3% lên 7,15% vào tháng 11/2021, đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các nước đối thủ khác, trong đó có Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh tại EU vào năm 2022", VASEP nhận định.
Không những thế, trong ba nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang EU (Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam). So với Ấn Độ, Việt Nam được hưởng lợi nhiều hơn từ thuế xuất khẩu, với thuế suất đối với tôm sú là 0%, đồng thời, thuế đối với tôm thẻ chân trắng đông lạnh cũng dự báo sẽ giảm dần về 0% cho đến năm 2025.
Đánh giá từ các chuyên gia, Ecuador tập trung vào sản phẩm tôm có vỏ và không đầu, trong khi Việt Nam nổi tiếng là nhà cung cấp đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và sản phẩm giá trị gia tăng. Điều này tạo dư địa cho Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường EU. Hơn nữa, khi Ecuador phải đối mặt với chi phí vận chuyển tăng mạnh, đây sẽ là cơ hội cân bằng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng EU cho doanh nghiệp Việt trong năm 2022.
Làm gì để giấc mơ thủy sản vươn xa?
Các chuyên gia nhận định, bên cạnh những thuận lợi thì việc mở rộng thị trường cũng gặp phải không ít khó khăn, có thể kể đến như yêu cầu về về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dich động thực vật của EU rất cao.
Ngoài ra còn có yêu cầu về lao động và môi trường. Ví dụ, đến năm 2023, Hoa Kỳ sẽ chỉ cho phép nhập khẩu thủy sản đánh bắt từ các nước có hệ thống kiểm soát nghề cá không gây tác động lớn tới thú biển. Điều này sẽ đặt ngành thủy sản của Việt Nam trước thách thức vô cùng to lớn.
Đồng thời, khi xuất khẩu thủy sản sang EU ngày càng tăng thì chúng ta cũng phải đối mặt với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ngày càng nhiều. Điều này là thực tế hết sức hiển nhiên, các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó...
Ví dụ cụ thể là cá tra, cá ba sa hay tôm Việt Nam đã phải trả qua nhiều năm bị điều tra áp thuế, hay gần đây họ đã ra phán quyết sơ bộ áp thuế mật ong thô của Việt Nam lên mức rất cao, hơn 400%...
Theo đó, để giấc mơ thủy sản vươn xa, bền vững, không phải là tâm trạng trông chờ "thoát hiểm cuối năm" như hiện tại.Theo đó để nâng cao năng lực cạnh tranh chúng ta phải bắt tay vào làm nhiều việc hơn.
Cụ thể, doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp, bao gồm có nghiên cứu cụ thể về phân khúc thị trường, dòng sản phẩm, tìm hiểu về các quy trình thủ tục đối với từng loại sản phẩm, các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, bao bì đóng gói, tính toán đến cả chi phí tiếp cận thị trường.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển giao khoa học công nghệ mới như: sử dụng chế phẩm sinh học, cho ăn tự động vào quá trình nuôi, thu hoạch, vận chuyển để nâng cao tỉ lệ sống, chất lượng an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh...
"Phải liên kết vùng, thương hiệu hóa và luật hóa "sân chơi" nội địa và quốc tế để các doanh nghiệp ngành thủy sản ứng xử đúng, liên kết lại "làm sạch" con tôm, con cá và các sản phẩm thủy sản, đủ sức cạnh tranh với bên ngoài. Làm được như thế thì giấc mơ kim ngạch xuất khẩu 10 tỉ USD ngay trong năm 2022 không phải là điều xa vời", VASEP nhận định.
Cùng với đó, lưu giữ đầy đủ hồ sơ quá trình sản xuất, chế biến để truy xuất thông tin và phục vụ các đợt thẩm tra tại chỗ theo yêu cầu của EU. Trong trường hợp xảy ra các vụ điều tra phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với các cơ quan thuộc Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT để nắm bắt thông tin cần thiết, kịp thời...