Thứ tư, 26/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bất động sản công nghiệp 'sống khỏe', nhiều doanh nghiệp chạy đua mở rộng quỹ đất

Hồng Gấm
- 20:35, 02/12/2022

(DNTO) - Giữa thời điểm thị trường bất động sản "lao dốc" ở nhiều phân khúc như đất nền, nhà ở riêng lẻ và căn hộ thì bất động sản công nghiệp vẫn bừng sáng, vững đà tăng trưởng giữa thời suy thoái. Nhiều doanh nghiệp đã sớm đón đầu khiến cuộc đua mở rộng dự án theo đó tăng đột biến.

 

Thị trường bất động sản công nghiệp phía Nam sẽ có nhiều chuyển biến tích cực về nguồn cung, sức cầu, tỷ lệ lấp đầy trong thời gian tới. Ảnh: TL.

Thị trường bất động sản công nghiệp phía Nam sẽ có nhiều chuyển biến tích cực về nguồn cung, sức cầu, tỷ lệ lấp đầy trong thời gian tới. Ảnh: TL.

Trái ngược với sự ảm đạm của bức tranh xám màu, phân khúc bất động sản công nghiệp tiếp tục phát đi những tín hiệu lạc quan khi tiếp tục được bổ sung nguồn cung mới. Tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp vẫn giữ ở mức cao và nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Thống kê từ Bộ Xây dựng cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp cả nước có xu hướng tăng và đạt ở mức cao. Trong đó, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở phía Bắc đạt khoảng 80%, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại các tỉnh phía Nam đạt khoảng 85%. Đặc biệt, nhiều địa phương có tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở mức cao trên 95% như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bắc Ninh.

Giá thuê bất động sản công nghiệp trong quý 2/2022 tiếp tục có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tại khu vực phía Bắc tăng 5-12% và tại khu vực phía Nam là 8-13% so với cùng kỳ năm 2021.

Bước sang quý 3/2022, nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng 5% so với quý trước đó. Đồng thời tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trong quý 3 vẫn giữ ở mức cao, đặc biệt là đối với nguồn cung bất động sản công nghiệp xây sẵn.

Không những thế, dư địa phát triển của bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn còn rất lớn nhờ lợi thế vị trí địa lý, sự ổn định về chính trị, nguồn lao động dồi dào, chi phí hợp lý, đồng thời, tiềm năng tăng giá tương lai là rất hấp dẫn, với mức tăng bình quân vào khoảng 7 - 10%/năm.

Đặc biệt, phân khúc bất động sản công nghiệp đang có đà tăng trưởng tốt, bởi việc "vươn mình" đón vốn ngoại vẫn không ngừng gia tăng.

Đơn cử như đầu năm 2022, GLP thông báo việc thành lập GLP Vietnam Development Partners I với tổng giá trị đầu tư 1,1 tỷ USD vào 6 dự án trung tâm logistics có tổng diện tích 900.000 m2. Hay Mapletree Investments đã chuyển nhượng ba dự án logistics cho Mapletree Logistics Trust với tổng giá trị giao dịch 95,9 triệu USD.

Bên cạnh đó, Logos Property Services đã "bắt tay" với Manulife Financial đầu tư hơn 80 triệu USD vào một dự án logistics mới có diện tích 116.000 m2, được xây dựng tại KCN Dầu Giây, Đồng Nai. BW Industrial cũng vừa công bố mua lại khoảng 74.000 m2 đất tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong ở tỉnh Quảng Ninh, do DEEP C phát triển.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hấp dẫn FDI nhờ vào các hiệp định thương mại tự do, điển hình là hiệp định EVFTA, đã giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều vốn ngoại, đặc biệt là từ châu Âu. Nhờ vậy, thị trường bất động sản công nghiệp đứng trước nhiều cơ hội “bùng nổ”. Các khu công nghiệp tại hai đầu cầu kinh tế lớn là Hà Nội và TP. HCM có tỷ lệ lấp đầy cao, đưa công nghiệp Việt Nam trở thành “bến đỗ” cho vốn đầu tư nước ngoài.

"Với các doanh nghiệp Mỹ, Việt Nam là thị trường có sức tăng trưởng mạnh mẽ, phù hợp để tiếp tục kinh doanh đầu tư trong thời gian dài. Họ coi đây là một nơi hấp dẫn với đội ngũ người lao động chất lượng, phân phối tốt và sức cầu của thị trường cao. Đây sẽ là một tác động tích cực cho tăng trưởng thị trường bất động sản công nghiệp và thương mại của Việt Nam", ông Dominic Harding, Phó chủ tịch kiêm Trưởng bộ phận Khách thuê xuyên biên giới, Savills Hoa Kỳ, đánh giá.

Trung bình mỗi năm, 70 - 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tập trung tại khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong đó, các ngành công nghiệp điện tử, năng lượng mặt trời và logistics đang dẫn đầu nhu cầu về đất và kho xưởng công nghiệp tại miền Bắc. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước trong thời gian tới.

Đón đầu xu thế đó, nhiều doanh nghiệp đã sớm "thức thời" nắm bắt cơ hội nhanh chóng "chào sân" bằng những dự án lớn, gây tiếng vang. Đó là lí do khiến thị trường nhà xưởng xây sẵn ở phía Nam chứng kiến nguồn cung tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm.

Chuyển mình để hòa nhập cuộc chơi

Không chỉ có loại hình khu công nghiệp, xu thế công trình xanh đang lan tỏa mạnh trong phân khúc văn phòng. Ảnh: TL.

Không chỉ có loại hình khu công nghiệp, xu thế công trình xanh đang lan tỏa mạnh trong phân khúc văn phòng. Ảnh: TL.

Từ quan sát về lịch sử giao dịch, giới chuyên gia đưa ra nhận định phần lớn các "deal" đã chốt đến từ những nhà đầu tư đã rất "thuộc bài" về biến động rủi ro và nhu cầu thị trường với mục đích tìm kiếm tỷ lệ sinh lời tốt hoặc mở rộng danh mục đầu tư trong khu vực. 

Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình hình hoạt động bất động sản đã bị "ngâm lại" từ tháng 10 do ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực của thị trường, điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức tài chính và những doanh nghiệp mới tham gia thị trường sẽ dự phòng một chiến lược bảo thủ hơn. Thực tế gần đây, không phải tất cả song một số nhà đầu tư ban đầu đã nhấn nút "tạm ngừng" để tái cấu trúc chiến lược đầu tư nhằm thích ứng với tình hình mới. 

Theo đó, dù là mảnh đất màu mỡ đang nắm nhiều lợi thế so với các nước trong khu vực. Đơn cử là về giá thuê trong nước hiện vẫn ở mức tương đối phải chăng nếu đặt lên bàn cân với Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, hay Ấn Độ… song thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Đơn cử như việc nhiều năm trước, một dự án công nghiệp chỉ yêu cầu một bản quy hoạch tổng thể đơn giản, phần lớn để đáp ứng được các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên hiện nay thì chủ đầu tư cần đưa ra đề án xây dựng và phát triển dự án bài bản hơn.

Những sàng lọc từ thực tế chứng minh xu hướng xanh và bền vững được dự báo sẽ trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi toàn ngành bất động sản công nghiệp trong tương lai. Không chỉ đem lại lợi ích về môi trường, xu hướng này chính là một lợi thế cạnh tranh của các khu công nghiệp tại Việt Nam với các “đại bàng” trong khu vực và toàn cầu.

Các chuyên gia nhấn mạnh, để không bị trật "đường ray", các địa phương, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có trình độ. Bởi, ưu tiên hàng đầu hiện nay tại các khu công nghiệp là các lĩnh vực tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm lĩnh vực thâm dụng lao động. Nhất là khi thời gian tới, nhu cầu thuê khu công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng bởi làn sóng dịch chuyển của các tập đoàn lớn rời Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.

Rõ ràng, để kịp thời “trải thảm đỏ" đón "đại bàng”, các doanh nghiệp trong nước và cả cơ quan quản lý cần có sự điều chỉnh để có mô hình phát triển phù hợp hơn, quy hoạch tổng thể của dự án không chỉ cần xem xét trong lĩnh vực sản xuất, mà còn cần có các tiện ích như logistics, R&D, khu vực thương mại, ký túc xá hoặc thậm chí là những dự án nhà ở phục vụ nhu cầu của công nhân.

Tin khác

Bất động sản
Việc tăng trưởng giá bất động sản của khu Đông Tp.HCM là hoàn toàn khả thi trong tương lai, khi ngay đầu năm 2025 khu vực này liên tục đón loạt “tin vui” về hạ tầng, quy hoạch.
2 giờ
Bất động sản
Sự kiện ra mắt tòa Sea, tòa tháp thứ hai thuộc Grand Marina, Saigon – Khu căn hộ hàng hiệu Marriott & JW Marriott đẳng cấp thế giới, đồng thời đánh dấu cột mốc dòng căn hộ hàng hiệu phân khúc đô thị của JW Marriott lần đầu tiên ra mắt tại Châu Á - Thái Bình Dương và chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam.
22 giờ
Bất động sản
"Đến năm 2025, hơn 10.000 căn dự kiến sẽ mở bán, trong đó căn hộ hạng B chiếm 54% tổng số căn. Đến năm 2027, nguồn cung tương lai đạt khoảng 46.000 căn đến từ 69 dự án. Thành phố Thủ Đức dự kiến chiếm 52%, quận Bình Tân chiếm 11% và quận 7 chiếm 10%", chuyên gia Savills thông tin.
3 ngày
Bất động sản
Dòng tiền của doanh nghiệp địa ốc sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng đòn bẩy cao và thanh khoản yếu vẫn là những thách thức trong khả năng trả nợ. Tuy nhiên, việc huy động vốn thông qua phát hành sẽ là một trong những điểm nhấn đối với các doanh nghiệp bất động sản dân cư vào năm 2025.
5 ngày
Bất động sản
Thị trường bất động sản được dự báo vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua, trong đó vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan đến định giá đất, bởi thực tế khâu này chưa có quy định cụ thể. Việc "may đo" phương pháp định giá đất phù hợp với từng địa phương chính là gốc rễ để giải bài toán khó này.
6 ngày
Bất động sản
Theo chuyên gia, trong 3 năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3-7% mỗi năm ở phía Nam. "Đầu tàu" ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.
1 tuần
Bất động sản
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cảnh báo người dân đang “ôm” chung cư rất rủi ro và cảnh báo các chủ đầu tư không đẩy giá tạo mặt bằng giá cao, kỳ vọng vào giá ảo, bởi đến một lúc nào đó, ngân hàng cũng sẽ không đủ lực để cho vay và doanh nghiệp cũng không thể thanh khoản được dự án.
1 tuần
Bất động sản
Sáng 16/2, CTCP Toàn Hải Vân (TTC Phú Quốc) - Chủ đầu tư và CTCP Xây dựng Coteccons đã tổ chức lễ khởi công xây dựng khu phức hợp Selavia - Giai đoạn 2 tại Vịnh Đầm, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
1 tuần
Bất động sản
Theo chuyên gia Savills Việt Nam, trong năm 2024, tổng nguồn cung căn hộ chung cư mới đạt 24.996 căn, các căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn bán được, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020. Các căn hộ từ 2 - 4 tỷ đồng chiếm 29% thị phần và chỉ 1% số căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng.
1 tuần
Bất động sản
“Với các sản phẩm bất động sản có sẵn trên thị trường, đây là sản phẩm có cách đây vài năm, thậm chí 10 năm, thậm chí lâu hơn. Do đó, có nhanh hơn thì cũng phải 2 - 4 năm nữa thị trường mới có sản phẩm theo chính sách mới", Vụ phó Vụ Đất đai nhận định.  
2 tuần
Bất động sản
Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 KCN điều chỉnh quy hoạch.
2 tuần
Bất động sản
Đánh dấu cột mốc 10 năm phát triển, Tập đoàn Masterise với thương hiệu Masterise Homes 4 lần liên tiếp được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu”.
2 tuần
Bất động sản
Theo nhận định của một số chuyên gia, năm 2025 thị trường bất động sản sẽ tốt hơn cả về nguồn cung lẫn thanh khoản. Tuy nhiên việc lựa chọn đầu tư phân khúc nào để "đổ tiền" là điều không dễ dàng.
3 tuần
Bất động sản
Sự trở lại “đường đua” cùng lúc của nhiều chủ đầu tư đã và đang tạo niềm tin mãnh liệt về chu kì mới của thị trường bất động sản. Giới phân tích dự báo, năm 2025 doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp bất động sản sẽ tăng từ 25-50% chủ yếu từ các dự án cao cấp với biên lợi nhuận cao.
1 tháng
Bất động sản
Giới phân tích nhận định, khoảng 110.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản nhà ở đáo hạn trong năm 2025 đang gây áp lực tài chính lớn đến các doanh nghiệp phát hành, buộc họ phải tính toán kỹ hơn với báo cáo tài chính của mình, giảm tránh các nguy cơ bị cảnh báo hủy niêm yết do lỗ lũy kế. 
1 tháng
Xem thêm