Thứ ba, 24/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Y tế số - ‘địa hạt màu mỡ’ đang chờ startup công nghệ

Huyền Trang
- 17:19, 09/04/2021

(DNTO) - Nhu cầu chăm sóc, điều trị sức khỏe người dân ngày càng tăng cao trong khi cơ sở y tế tại Việt Nam vẫn đang quá tải, dịch Covid-19 bùng phát đã hình thành một sân chơi nhiều tiềm năng cho startup công nghệ tại lĩnh vực y tế.

Ngành y tế rất cần sự trợ lực từ công nghệ để đưa ra quyết định quản lý, điều trị tốt hơn. Ảnh: T.L.

Ngành y tế rất cần sự trợ lực từ công nghệ để đưa ra quyết định quản lý, điều trị tốt hơn. Ảnh: T.L.

Nhiều khoảng trống dành cho startup

Dịch Covid-19 mặc dù gây ra khủng hoảng về sức khỏe, kinh tế toàn cầu nhưng ở một khía cạnh nào đó, đại dịch đã tạo cơ hội cho nhiều startup bùng nổ, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.

Tiềm năng tăng trưởng y tế nói chung và y tế số tại Việt Nam nói riêng thể hiện qua tổng chi tiêu y tế ở Việt Nam năm 2019 là hơn 17 tỉ USD, tương đương 6,6% GDP và ước đạt 23 triệu USD vào năm 2022 với mức tăng trưởng kép (CAGR) hàng năm khoảng 10,7% (theo Fitch Solutions ).

Đặc biệt, ông Khổng Văn Đông - Giám đốc Trung tâm Giải pháp Y tế, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel cho biết, y tế là ngành đa lĩnh vực bao gồm 20 thành phần lĩnh vực lớn như bao gồm dự phòng, thực phẩm, khám chữa bệnh, môi trường, y dược cổ truyền, quản lý dược, công nghệ thông tin, phòng chống HIV, truyền thông, bà mẹ trẻ em, trang thiết bị, tổ chức cán bộ, hành chính, bảo hiểm, hợp tác quốc tế, pháp chế, thanh tra…

Ngoài ra, dịch vụ của ngành y tế đang dịch chuyển rất nhanh. Trước đây, người dân khi bị bệnh mới tìm đến các cơ sở y tế, nhưng hiện tại, nhu cầu chăm sóc và theo dõi sức khỏe thường xuyên của người dân ngày càng tăng lên trong khi ngành y tế Việt Nam hiện đang phải đối diện với câu chuyện quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương, thiếu bác sĩ, già hóa dân số…, Vì vậy, ông Đông cho rằng, nhu cầu ứng dụng công nghệ vào việc theo dõi, chăm sóc người bệnh là cấp thiết.

Đứng dưới góc độ khai thác và quản lý dữ liệu, theo ông Trần Hồng Quang, Điều phối quốc gia, Sáng kiến Dữ liệu cho Sức khỏe tại tổ chức Vital Strategies, hiện Bộ Y tế và Chính phủ Việt Nam đang rất quan tâm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số y tế để có hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc đưa ra quyết định quản lý tốt hơn.

Cụ thể, ngày 22/12/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5316 /QĐ-BYT, phê duyệt chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó đặt ra mục tiêu đến 2025 sẽ đạt 100 % các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ xa; 100% người dân và cán bộ y tế được định danh và 15% (khoảng 210) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đối số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt…

“Đây là thị trường rất lớn, có thể khai thác nhiều dịch vụ và tất cả các nhà làm công nghệ thông tin có thể tham gia cuộc chơi một cách thoải mái. Ngành y tế hiện đang quay lại câu chuyện quản lý tận gốc, tức quản lý từ người dân và cán bộ y tế. Từ đó sẽ phát triển các ứng dụng trên nền đó để phục vụ việc quản lý và chăm sóc người dân tốt hơn”, ông Quang nêu quan điểm.

Chạy đua chuyển đổi số ngành y tế

Quá trình chuyển đổi số y tế quốc gia là cơ hội để startup công nghệ tham gia. Ảnh: T.L.

Quá trình chuyển đổi số y tế quốc gia là cơ hội để startup công nghệ tham gia. Ảnh: T.L.

Bà Bùi Nguyên Hương, Giám đốc phát triển thị trường của Earable (startup về thiết bị đeo tai thông minh giám sát và cải thiện chất lượng giấc ngủ, từng được Google, NSF và một số tổ chức tại thung lũng Silicon tài trợ gần 3 triệu USD) cho biết, xu hướng chăm sóc sức khỏe y tế số ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và thế giới, theo mô hình 4P.

Đầu tiên là Predictive - dự báo, dự đoán sớm các nguy cơ bệnh tật. Đơn cử đo chỉ số nhịp tim phải căn cứ theo thời gian, địa điểm mới chẩn đoán chính xác, ví dụ người đang tập thì nhịp tim tăng là bình thường, nhưng nếu họ đang ngủ hoặc làm việc mà nhịp tim tăng là bất thường. Vì vậy, nếu có sự tham gia của các thiết bị công nghệ, mobie sẽ giúp thu thập càng nhiều thông tin của người dùng, giúp bức tranh sức khỏe của con người càng rõ nét.

Xu hướng thứ hai là Preventive – phòng ngừa bệnh tật. Ví dụ với phụ nữ muốn ngăn ngừa lão hóa da thì đã tìm đến những phương pháp công nghệ y tế để tác động trước, giảm tốc độ già hóa của bộ da….

Xu hướng thứ ba là Participate – đồng hành trong điều trị, giữa bác sĩ, bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân. Xu hướng công nghệ hiện nay là phát triển các nền tảng để bác sĩ có thể giao tiếp và giám sát, kiểm tra, nói chuyện với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về quá trình điều trị của họ.

Xu hướng thứ tư là Personal - cá nhân hóa việc điều trị, bởi mỗi cá nhân có một cách thức điều trị, lộ trình điều trị riêng trong khi đội ngũ bác sĩ còn khan hiếm. Công nghệ sẽ tạo ra các bác sĩ AI, dựa trên dữ liệu để phác thảo hồ sơ người bệnh, giúp bác sĩ thật có chẩn đoán chính xác hơn.

Thực tế tại Việt Nam hiện nay, xu hướng chuyển đổi số ngành y tế đang diễn ra mạnh mẽ. Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; trong đó có 10 bệnh viện và 1 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy; có 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim.

Đặc biệt, một số bệnh viện tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM đã sử dụng mạng xã hội trong tương tác bệnh nhân hay phát triển 6 ứng dụng bệnh án điện tử cho bệnh nhân; ứng dụng điện toán đám mây như một số cơ sở khám chữa bệnh tại Nghệ An, Tiền Giang, Kon Tum...

Tháng 9 năm ngoái, 1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa Telehealth đã khánh thành. Ngành y tế cũng đang triển khai nhiều hệ thống thông tin lớn như mạng kết nối y tế Việt Nam, hệ thống PACS cloud, ứng dụng đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, triển khai 7 hệ thống cơ sở dữ liệu dược quốc gia, kết nối liên thông cơ sở dữ liệu cung ứng thuốc trên toàn quốc,… hướng tới chuyển đổi số toàn diện ngành y tế.

“Đã có các unicorn (startup kì lân) trên thế giới tận dụng cơ hội chuyển đổi số ngành y tế để bùng nổ, startup Việt Nam nên nhanh chóng bắt lấy cơ hội để tiến vào thị trường tiềm năng này”, bà Hương nhấn mạnh.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Washington và Bắc Kinh gặp nhau hôm nay (9/6) trong một nỗ lực được theo dõi sát sao, mang theo hy vọng mong manh về việc hạ nhiệt một trong những mặt trận căng thẳng nhất của cuộc chiến kinh tế: nguyên liệu đất hiếm.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 6/6 (giờ Hoa Kỳ), tại Thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã dự hội nghị bàn tròn với đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC).
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay 7/6, Sở Y tế TP.HCM công bố thiết lập đường dây nóng 0989.401.155 và tích hợp phản ánh trên ứng dụng “Y tế trực tuyến”, nhằm tiếp nhận thông tin từ người dân về hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế.
2 tuần
Xem thêm