Thứ sáu, 03/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Viettel chuyển đổi số thành công

Hữu Thịnh
- 13:51, 12/01/2021

(DNTO) - Tại 11 thị trường đầu tư Viettel đã rất nỗ lực để có thể hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với doanh thu đạt 102,4% kế hoạch năm.

Chuyển đổi số thành công là căn nguyên tăng trưởng của Viettel. Ảnh: TL.

Chuyển đổi số thành công là căn nguyên tăng trưởng của Viettel. Ảnh: TL.

Vừa qua, sau khi công bố tái định vị thương hiệu, Tập đoàn Công nghiệp -  Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2020. 

Theo đó tại 11 thị trường đầu tư Viettel đã rất nỗ lực để có thể hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu năm 2020 đạt hơn 264,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với 2019, đạt 102,4% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế đạt 39,8 nghìn tỷ, tăng 4,1%, đạt 103,9% kế hoạch năm; Dòng tiền chuyển về nước năm 2020 từ các thị trường nước ngoài cao nhất từ trước tới nay, đạt tương đương 333 triệu USD, giá trị thương hiệu đứng số 1 Đông Nam Á, thứ 9 Châu Á với định giá 5,8 tỷ USD. Theo đánh giá giá của Brand Finance, Viettel là nhà mạng có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng tốt nhất toàn cầu. 

Căn nguyên để Viettel đạt được những thành tựu trong năm 2020, do Tập đoàn đặc biệt chú trọng đẩy nhanh các hoạt động chuyển đổi số trong nội bộ, chuyển dịch mạnh mẽ và thành công từ nhà cung cấp viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số. Viettel đã hình thành 6 lĩnh vực nền tảng số trong xã hội gồm: hạ tầng số, giải pháp số, tài chính số, nội dung số, an ninh mạng và sản xuất công nghệ cao.

Viettel vẫn giữ vững đà tăng trưởng. Ảnh: TL.

Viettel vẫn giữ vững đà tăng trưởng. Ảnh: TL.

Ở lĩnh vực viễn thông, điểm sáng kinh doanh của Viettel năm 2020 phải kể đến viễn thông nước ngoài, khi 10 thị trường của Viettel tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và lợi nhuận đảm bảo dòng tiền chuyển về nước ~ 333 triệu USD.

Tại Việt Nam, Viettel đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ cố định băng rộng lớn nhất Việt Nam với 41,8% thị phần. Dịch vụ di động của Viettel vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với 54,2% thị phần, trong đó thị phần thuê bao data đạt 57%. Viettel là nhà mạng đầu tiên cung cấp kinh doanh thử nghiệm mạng 5G tại Việt Nam.

Tin nên đọc

Ở lĩnh vực giải pháp CNTT & dịch vụ số, năm 2020 Viettel tiếp tục thực hiện giải pháp công nghệ, hoàn thành các nền tảng công nghệ cốt lõi nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội.

Triển khai thành công các giải pháp hỗ trợ Chính phủ, Bộ ngành phòng chống dịch với giá trị hỗ trợ xấp xỉ 4.400 tỷ đồng. Cung cấp ra thị trường các sản phẩm số mang tính dẫn dắt thị trường, đặc biệt các sản phẩm, dịch vụ cho Chính phủ, các bộ ngành. Trong đó nổi bật là các sản phẩm trong lĩnh vực Y tế (Teleheath), giáo dục (Viettel Study), thanh toán số (ViettelPay), giao thông thông minh (ePass). 

Đặc biệt 2 nền tảng ứng dụng AI là Viettel AI Open Platform và Viettel Data Mining Platform được Bộ TT&TT công nhận là những nền tảng số Make in Việt Nam. Đây là những nền tảng được phát triển bởi người Việt, cho doanh nghiệp tại Việt Nam với mức chi phí phù hợp so với các nền tảng nước ngoài.

Năm 2020 Viettel đã cơ bản hoàn thành chuyển đổi số. Ảnh: TL.

Năm 2020 Viettel đã cơ bản hoàn thành chuyển đổi số. Ảnh: TL.

Ở lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và công nghiệp công nghệ cao, Viettel nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công thiết bị 5G trên mạng lưới, đưa Việt Nam vào top 6 quốc gia đầu tiên làm chủ công nghệ 5G.

Trong năm 2020, Viettel làm chủ 62 công nghệ lõi, đăng ký 97 sáng chế, có 3 bằng sáng chế được cấp độc quyền tại Mỹ. Doanh thu từ sản xuất sản phẩm dân sự đạt khoảng 1,5 nghìn tỷ, tăng trưởng 104% so với năm 2019.

Ở lĩnh vực chuyển phát, logistic và thương mại điện tử, các đơn vị thành viên của Viettel tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, với dịch vụ chuyển phát đạt 9% (trung bình ngành 4%); kinh doanh bán lẻ đạt 111% KH, tăng 339,4% ~ 46,6 tỷ so với năm 2019.

Năm 2021 Viettel cũng đã công bố bộ nhận diện thương hiệu mới. Ảnh: TL.

Năm 2021 Viettel cũng đã công bố bộ nhận diện thương hiệu mới. Ảnh: TL.

Về định hướng phát triển trong năm 2021 và thời gian tới, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel khẳng định: “Con đường mà Viettel xác định trong giai đoạn phát triển thứ 4 là: Tiên phong và chủ lực kiến tạo xã hội số. Đến nay, Viettel đã định hình là một nhà cung cấp dịch vụ số với 6 lĩnh vực chính là hạ tầng số, giải pháp số, nội dung số, tài chính số, an ninh mạng và công nghiệp công nghệ cao. Năm 2021, Viettel sẽ đồng loạt đẩy mạnh hoạt động trên tất cả các lĩnh vực này. Quyết tâm của Viettel là nỗ lực mọi mặt để có thể đóng góp nhiều nhất, hiệu quả nhất vào công cuộc chuyển đổi số xã hội mà chính phủ đã đặt ra như một trọng tâm phát triển KT-XH của đất nước”.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
3 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
3 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
3 tuần
Xem thêm