Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam tiếp tục là 'thỏi nam châm' hút FDI giữa 'tâm bão'

Hồng Gấm
- 12:30, 26/06/2021

(DNTO) - Bất chấp những tác động tiêu cực của Covid-19, từ đầu năm đến nay, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đạt gần 15,3 tỷ USD, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 2020. Con số "biết nói" này hứa hẹn Việt Nam tiếp tục là “thỏi nam châm” hút FDI của khu vực.  

Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 lên nền kinh tế trong nước và thế giới, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn duy trì sức hút đối với dòng vốn FDI, được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Ảnh: T.L.

Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 lên nền kinh tế trong nước và thế giới, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn duy trì sức hút đối với dòng vốn FDI, được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Ảnh: T.L.

Bức tranh kinh tế với nhiều mảng sáng nhờ hút FDI

Thống kê mới nhất từ Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cho thấy, 6 tháng đầu năm, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ các “ông lớn” như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... không ngừng mở rộng, hứa hẹn năm 2021, Việt Nam tiếp tục là “thỏi nam châm” thu hút FDI của khu vực.

Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,34 tỷ USD, chiếm gần 35% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt 1,15 tỷ USD và 476 triệu USD…

Một số dự án lớn trong 6 tháng đầu năm 2021: Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore đầu tư), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An. Đây là dự án khiến Long An liên tiếp dẫn đầu về thu hút FDI trong 4 tháng trở lại đây.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản đầu tư), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD tại Cần Thơ; Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD; Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD. Dự án Công nghệ Tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hong Kong), tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh...

Tin nên đọc

Có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore hiện dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,64 tỷ USD, chiếm gần 36,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,44 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư và tăng 66,8% so với cùng kỳ. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,05 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư, tăng 43,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan…

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,57 tỷ USD, chiếm 23,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,43 tỷ USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư. Cần Thơ đứng thứ ba với 1,32 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội…

Những con số lạc quan này thể hiện niềm tin của nhà đầu tư tiếp tục được duy trì và củng cố, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam Inoue Soichi cho hay, họ sẵn sàng huy động vốn để gia tăng đầu tư, cả những lĩnh vực mới như y tế, sản xuất phân phối điện hay thành phố thông minh.

"Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn coi Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và có nhiều kỳ vọng vào quy mô thị trường, tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam. Trong năm 2021, số dự án và giá trị vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Nhật Bản giảm một chút do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng luôn duy trì xu hướng tăng trong vài năm trở lại đây. Tôi nghĩ rằng doanh nghiệp Nhật sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng tại Việt Nam trong tương lai" - ông  Inoue Soichi nhận định.

Hướng đến "chất lượng" để giữ chân "đại bàng"

Theo GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), dù vẫn duy trì được độ hấp dẫn về đầu tư nhưng không thể không thừa nhận sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, sự yếu kém của các ngành công nghiệp hỗ trợ… đang là một cản trở lớn của Việt Nam. Việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của vốn đầu tư vẫn đang là “bài toán khó” mà Việt Nam đang phải đối mặt.

Do đó, mục tiêu chất lượng đòi hỏi phải thay đổi tư duy và hành động trong việc lựa chọn đối tác và dự án FDI, phải lựa chọn để có sự liên quan đến chuyển giao công nghệ, quản trị doanh nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là những nhược điểm của 30 năm thu hút FDI của nước ta đã được bàn thảo nhiều, nhưng chậm khắc phục.

Hơn nữa, ngoài những việc đang thực hiện như hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính thì cần tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn. Do đó, cần có cách tiếp cận mới trong việc cải cách nền hành chính quốc gia theo hướng xây dựng Chính phủ điện tử để đạt được mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị.

"Theo tôi, định hướng mới về FDI trung hạn và dài hạn phải lấy chất lượng làm trọng, không khoan nhượng với dự án của bất kỳ ngành nghề, đối tác, địa phương nào, phải đặt trong bối cảnh nước ta đang theo đuổi chiến lược tăng trưởng với tốc độ cao để hướng đến nền kinh tế xanh, bền vững" - TS. Mại nhận định.

Bày tỏ quan điểm của mình, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, trong thời gian tới, ngoài cải thiện môi trường đầu tư, sửa đổi, bổ sung một số chính sách mới cho phù hợp với bối cảnh, Việt Nam cần phải có những động thái mạnh mẽ để tạo ra sự đột phá trong thu hút FDI.

"Việc xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, giảm thiểu chi phí logistics bất hợp lý. Hiện nay, chi phí logistics của Việt Nam vẫn ở mức cao trong khu vực Đông Nam Á, các khâu vận chuyển, đóng gói, làm thủ tục... tại Việt Nam vừa đắt đỏ hơn, vừa chậm trễ hơn so với vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam. Những điều này phải nhanh chóng được khắc phục nếu muốn đẩy mạnh thu hút FDI trong thời gian tới" - ông Toàn nêu quan điểm.

Ở góc độ chuyên gia, TS. Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng nhận định, Việt Nam cần có cái nhìn một cách thực tế khi các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các “thiên đường thuế” đầu tư vào Việt Nam, bởi đặc điểm nổi bật của “thiên đường thuế” là các quốc gia đó rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế nước ngoài, nhất là những thông tin về tài chính.

"Chính phủ Việt Nam cần thiết kế những gói chính sách mang tính chất “may đo”, không “may sẵn”, lúc đó chúng ta mới đáp ứng các nhu cầu của các nhà đầu tư" - TS. Cung cho hay.

Cũng theo ông Cung, với các nhà đầu tư châu Âu hay Mỹ, điều họ muốn là chính sách, luật pháp của chúng ta phải ổn định, văn bản cụ thể dự đoán được tương lai, không phát sinh chi phí không chính thức. Điều này đòi hỏi việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam cần phải quyết liệt từ cấp trên đến cấp dưới, thay vì chỉ "cao tốc" là bằng phẳng, trong khi "đường làng", "đường tỉnh" đầy chông gai

"Tôi cho rằng chúng ta phải hành động hết sức cụ thể và xác định đúng vấn đề xử lý khi các nhà đầu tư yêu cầu. Bên cạnh đó, phải thu hút được doanh nghiệp bên trong của chúng ta, hỗ trợ họ tham gia chuỗi dịch chuyển này. Nếu không, chỉ có nhà đầu tư nước ngoài tận dụng được lợi thế này" - TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Ngoài ra, bên cạnh việc thúc đẩy các dự án đầu tư công nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp các khu công nghiệp được hưởng lợi trong dài hạn, cần biến các nhu cầu đầu tư mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Việt Nam thành cơ hội thu hút các dự án FDI chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Ðồng thời, cần chủ động vượt qua các thách thức trong thu hút FDI chất lượng cao, như sự hạn chế của quỹ đất sạch và cơ sở hạ tầng - cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, hệ thống kho bãi; sự thiếu hụt số lượng và cơ cấu nguồn lao động lành nghề, có kỹ năng chuyên sâu; sự gia tăng áp lực cạnh tranh và sức ép bị thâu tóm với doanh nghiệp trong nước…

Có thể nói, thu hút FDI chất lượng cao cần có tư duy mới, với cách làm mới, đáp ứng đúng, nhanh hơn, tốt hơn yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc khống chế được dịch tốt sẽ là "visa" để chúng ta "lót ổ" đón "đại bàng" tới đầu tư không chỉ cho năm 2021, mà cả giai đoạn 2021-2025.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Để trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI những tháng đầu năm, tỉnh này phải cam kết với các nhà đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu kinh doanh. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sản xuất thịt tại châu Á đã theo xu hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt làm từ thực vật vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 2/4 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP Sách Việt Nam (Savina) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các danh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành mới nổi, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các bộ ngành cho biết luôn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đổi mới, sáng tạo là con đường quan trọng để báo chí Việt Nam vượt qua thách thức do những tác động bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tiên tiến khác..., khẳng định giá trị và vị thế của nền báo chí cách mạng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Mổ xẻ" tiêu cực trên thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, pháp luật nghiêm cấm các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm. Bộ đã chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hội báo toàn quốc 2024 kết thúc thành công tốt đẹp sau ba ngày diễn ra từ 15 - 17/3 với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa, tạo cơ hội để những người trong nghề được giao lưu, học hỏi; chung sức, đồng lòng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong báo chí, cùng vượt qua những khó khăn thách thức trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa phải lo kinh tế, đời sống của người lao động, những trọng trách đó đang đặt các cơ quan báo chí trước nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt vấn đề làm sao gia tăng, đa dạng nguồn thu, giúp duy trì và phát triển toà soạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
TP.HCM được đánh giá là luôn năng động, đổi mới. Tuy nhiên, năng động và đổi mới như thế nào là vấn đề mà Chủ tịch Phan Văn Mãi mong cơ quan báo chí đóng góp ý kiến để giúp thành phố khơi thông động lực và phát triển.
1 tuần
Xem thêm