Thứ ba, 01/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam là ngôi sao đang lên của thương mại toàn cầu

Huyền Trang
- 18:24, 07/01/2025

(DNTO) - Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17, chiều ngày 7/1.

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 800 tỷ USD, xuất siêu 24 tỷ USD trong năm qua là con số “xô đổ mọi kỷ lục”. Ảnh: T.L

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 800 tỷ USD, xuất siêu 24 tỷ USD trong năm qua là con số “xô đổ mọi kỷ lục”. Ảnh: T.L

Ngôi sao sáng ở Đông Nam Á

Tại Diễn đàn VESF, nhìn lại kết quả đạt được năm vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đánh giá, cả nước đã hoàn thành 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội; GDP đạt 7,09% - là chỉ tiêu cao; quy mô kinh tế tăng 2 bậc, đứng thứ 33 trên thế giới. Thu ngân sách vượt dự toán đặt ra. Đặc biệt, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 800 tỷ USD, xuất siêu 24 tỷ USD; đây là con số “xô đổ mọi kỷ lục”.

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam cũng đánh giá Việt Nam vẫn là một ngôi sao sáng ở Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế khi đạt thặng dư thương mại khoảng 24 tỷ USD và dòng vốn FDI giải ngân đạt mức kỷ lục 22 tỷ USD trong năm qua.

Những cải cách về Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu và Luật Điện lực đã góp phần duy trì sự cân bằng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hướng tới tăng trưởng. Theo ông, đầu tư công chính là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khi tăng trưởng 1% trong đầu tư công có thể cải thiện GDP khoảng 0,06%. 

Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cũng nhận định rằng Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vị này cho biết với các khách hàng nước ngoài mà HSBC tiếp xúc đều nói rằng có nhu cầu mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Lý do là Việt Nam nguồn lợi thế về nguồn nhân lực, chính sách cởi mở cũng như vị trí địa lý thuận lợi. Việt Nam cũng có nhiều cam kết, hiệp định thương mại ký kết với đối tác nước ngoài.

“Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài và đóng vai trò là trung tâm sản xuất. Theo tôi đánh giá, Việt Nam đang trên đà trở thành ngôi sao đang lên của thương mại toàn cầu", ông Tim Evans chia sẻ.

Mục tiêu tham vọng

Việt Nam còn rất nhiều điểm nghẽn về thể chế cần phải giải quyết để đạt mức tăng trưởng 2 con số. Ảnh: T.L

Việt Nam còn rất nhiều điểm nghẽn về thể chế cần phải giải quyết để đạt mức tăng trưởng 2 con số. Ảnh: T.L

Việt Nam đặt ra  mục tiêu đầy tham vọng là trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, đạt cân bằng phát thải vào năm 2050, và để kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030. Từ năm 2040-2050, Việt Nam đặt mục tiêu dẫn đầu trong ngành bán dẫn và điện tử.

Mặc dù những nỗ lực cải cách mạnh mẽ trong năm qua đã chứng minh khả năng quản lý tốt các biến số vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, và duy trì đà thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, năm 2025 vẫn chưa thể “sóng yên biển lặng” do những thách thức về xung đột địa chính trị, cú sốc về giá hậu đại dịch hay những thay đổi chính sách dưới chính quyền ông Donald Trump 2.0.

Việc ông Donald Trump dự kiến sẽ áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và 10-20 % mức thuế đối với các nước khác, cùng với nguy cơ lạm phát sẽ tạo ra những thách thức lớn hơn cho thương mại toàn cầu so với trước đây. HSBC dự kiến lạm phát toàn cầu có thể đạt mức 3.3 – 3.4%. Dự báo đến năm 2025, tăng trưởng GDP toàn cầu có thể sẽ đạt 2,7%.

Trong bối cảnh đó, chuyên gia của ADB cho rằng Việt Nam cần đẩy nhanh việc thực hiện các cải cách thể chế, đạt hiệu quả trong bộ máy hành chính, đưa ra các quyết định, thúc đẩy đầu tư công. “Hiệu quả những cải cách này cần phải nhanh chóng lan tỏa đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế để đạt được mức tăng trưởng như mục tiêu đã đề ra”, ông Chakraborty nói.

Bổ sung thêm, PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng yêu cầu trước tiên, trên hết là phải tiếp tục bảo đảm vững chắc ổn định kinh tế vĩ mô để làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Câu hỏi đặt ra là cần lưu ý thực hiện những giải pháp chính sách gì để bảo đảm và củng cố nền tảng này trong năm 2025 nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất cao và phụ thuộc nhiều vào thương mại và đầu tư quốc tế.

“Tăng trưởng cao đã khó nhưng đảm bảo được sự phát triển bền vững trong điều kiện tăng trưởng cao còn khó hơn nhiều. Đây thực sự là vấn đề rất khó, rất phức tạp những đây cũng là sự khác biệt và là bản sắc phát triển riêng có của Việt Nam”, đại diện Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Thông tin đến diễn đàn về 3 nhóm giải pháp hết sức quan trọng của Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhận định, hoàn thiện chính sách tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng để tạo bước đột phá phát triển mạnh mẽ hơn. Cùng với đó là phát triển cơ sở hạ tầng.

Theo Phó Thủ tướng, năm 2025, dự kiến sẽ dành khoảng 800 nghìn tỷ đồng từ nguồn đầu tư công để triển khai các công trình trọng điểm như đường cao tốc, bến cảng, sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Thứ 3, nhưng hết sức quan trọng, là giải pháp về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
1 giờ
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Xem thêm