Thứ tư, 02/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tỷ phú vắc-xin thời Covid-19

Hải Ngư
- 15:45, 27/01/2021

(DNTO) - Giá cổ phiếu của các nhà sản xuất vắc-xin tăng vọt đã tạo nên một làn sóng tỷ phú mới, đặt ra câu hỏi về lợi nhuận của đại dịch Covid-19 trong bối cảnh sự phục hồi ngày càng bất bình đẳng trên thế giới.

Từ đầu năm 2020 trở đi, những con số về lây nhiễm và tử vong do đại dịch Covid-19 “một mình một ngựa” phủ sóng truyền thông thế giới. Thế nhưng, sang đến đầu năm 2021, chúng phải đành “chia lửa” độ hot với một số liệu khác, ngày càng lấn chiếm độc quyền “hot news” hơn. Đó là độ tăng chóng mặt các chữ số đô-la của gia tài nhóm tỷ phú mới, khi cổ phiếu của các hãng sản xuất vắc-xin phòng dịch đã được cấp phép và tiêm chủng nhảy vọt đến sững sờ về cả số lượng lẫn giá trị.  

Giá cổ phiếu của các nhà sản xuất vắc-xin tăng vọt đã tạo nên một làn sóng tỷ phú mới. ẢNH SHUTTER STOCK

Giá cổ phiếu của các nhà sản xuất vắc-xin tăng vọt đã tạo nên một làn sóng tỷ phú mới. ẢNH SHUTTER STOCK

Điển hình là đà tăng cổ phiếu của BioNTech đã tạo ra thêm 4 tỷ đô la tài sản cho Giám đốc điều hành và người sáng lập, Ugur Sahin, đưa ông vào thứ hạng người giàu thứ 451 trên thế giới. Hai nhà đầu tư ban đầu vào tập đoàn công nghệ sinh học Đức này còn “trúng mánh” hơn. Cặp song sinh Thomas và Andreas Strungmann, đều đã tăng thêm 8 tỷ USD vào giá trị tài sản ròng của mình, mỗi người trị giá khoảng 12,7 tỷ USD, ngay trong những ngày đầu năm mới này.

Ugur Sahin CEO của BioNTech. ẢNH REUTERS

Ugur Sahin CEO của BioNTech. ẢNH REUTERS

Bên cạnh đó là một cái tên khác, công ty dược sản xuất vắc-xin trụ sở tại Massachusetts có cổ phiếu tăng hơn 8 lần trong năm nay, Moderna, cũng đã tạo ra chí ít ba tỷ phú mới. Trong đó, Giám đốc điều hành của hãng, Stephane Bancel, gom thêm được 4,8 tỷ USD giúp giá trị tài sản ròng của ông lên đến 5,3 tỷ USD. Cùng với nhân vật này, Giáo sư sinh học Harvard, Tim Springer, kẻ đã nhìn xa trông rộng đón đường đầu tư 5 triệu đô la vào để thành lập Moderna năm 2010, ngay mùa dịch này đã thu được hơn 2 tỷ đô la cho tài sản. Cũng bỏ tiền đầu tư và nhận lợi nhuận khiêm tốn hơn đồng nghiệp, nhưng giáo sư Robert Langer của MIT nhân cơ hội từ Covid-19 cũng chen chân vào hàng ngũ tỷ phú nhờ 1,5 tỷ USD do giá cổ phiếu tăng.

Giám đốc điều hành Moderna, Stephane Bancel. ẢNH REUTERS

Giám đốc điều hành Moderna, Stephane Bancel. ẢNH REUTERS

Dữ liệu mới của công ty nghiên cứu Finaria cho thấy, bước vào năm 2021, riêng ba tên tuổi sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 “nhanh chân đi đầu” Pfizer, BioNTech và Moderna đã dự kiến chiếm thị phần lớn trong doanh số bán vắc xin, và sẽ kiếm được 15 tỷ đô la mặt hàng này trong ba năm tới. Nhìn vào số liệu dự báo chi tiết, người ta so sánh, loại vắc xin của Moderna ước thu hơn 3,5 tỷ USD trong năm nay, cao hơn 400 triệu đô la so với hàng của đối thủ BioNTech-Pfizer khi nó đã được chấp thuận sử dụng ở Mỹ, Anh, EU, Canada và Israel. Từ tình hình này dự kiến doanh thu bán hàng hằng năm của Moderna sẽ duy trì khoảng 2,9 tỷ đô la trong hai năm tới.

Giáo sư Robert Langer của MIT. ẢNH GETTY IMAGES

Giáo sư Robert Langer của MIT. ẢNH GETTY IMAGES

Tháng trước, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên phê duyệt vắc-xin Covid-19 khi cấp phép cho ứng cử viên Pfizer-BioNTech. Hoa Kỳ tiếp bước làm theo và nó cũng đã được cấp phép khẩn cấp ở Canada, còn ở châu Âu là phê duyệt kèm điều kiện. Vắc-xin của liên minh Pfizer-BioNTech dự kiến sẽ tạo ra doanh số hơn 3,1 tỷ USD trong năm 2021. Tuy nhiên, con số này bị giới chuyên gia đánh giá là sẽ giảm xuống dưới 1,4 tỷ USD vào năm 2022, và tiếp tục giảm trong vài năm tới. Tính xa hơn, đến năm 2023, doanh số của nó chỉ còn thu về 914 triệu đô la, ít hơn gần 3,5 lần so với năm nay. Lý do có sự sụt giảm này đến từ nhược điểm của vắc xin BioNTech-Pfizer, một mặt hàng cần bảo quản cực lạnh mà nhiều quốc gia lại không có dịch vụ hậu cần thiết yếu ấy.

Trong khi đó, bất ngờ số lượng liều cao nhất được đặt hàng lại là vắc-xin do AstraZeneca (AZN.L) và Đại học Oxford phát triển. Ngay vào đầu năm mới này, đã có các thỏa thuận toàn cầu mua trước gần ba tỷ liều vắc xin của AstraZeneca/Oxford. Bởi một trong những ưu điểm lớn nhất của nó là khả năng bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh trung bình. Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng và chưa được phê duyệt, vắc xin của Novavax vẫn đứng thứ hai về số lượng đơn đặt hàng trên toàn thế giới, gần 1,3 tỷ liều. Cũng theo số liệu từ Finaria, xếp sau đơn đặt hàng của AstraZeneca / Oxford và Novavax là BioNTech-Pfizer (816 triệu liều), Gamaleya (727 triệu), Sanofi/GSK (712 triệu ) và Moderna (441 triệu).

Vương quốc Anh đang dẫn đầu cuộc đua tiêm chủng vắc –xin Covid-19 của châu Âu. ẢNH REUTERS

Vương quốc Anh đang dẫn đầu cuộc đua tiêm chủng vắc –xin Covid-19 của châu Âu. ẢNH REUTERS

Tính đến ngày 10/1/2021, tổng cộng 25,8 triệu liều vắc xin Covid-19 đã được sử dụng trên toàn cầu, trong đó Trung Quốc chiếm gần một phần ba với 9 triệu liều. Mỹ đứng thứ hai với hơn 8 triệu liều. Anh, Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đứng kế tiếp với lần lượt 2 triệu, 1,8 triệu và 1 triệu liều. Cổ phiếu của các hãng vắc-xin tăng mạnh là điều tất yếu, bởi ngay các nhà kinh tế của Goldman Sachs (GS) cũng cho biết, việc triển khai thành công vắc xin Covid-19 có thể thúc đẩy GDP của Anh và Mỹ tăng mạnh trở lại từ quý II trở đi. Bởi hiện Vương quốc Anh đang dẫn đầu cuộc đua tiêm chủng của châu Âu, với 140 người mỗi phút, nay đã đạt đến con số 2,2 triệu người.

Việc cổ phiếu của các nhà sản xuất vắc-xin tăng vọt đã tạo nên hai mặt vấn đề: một là hình thành làn sóng tỷ phú mới, bên cạnh đó là đặt ra câu hỏi về lợi nhuận của đại dịch trong bối cảnh sự phục hồi ngày càng bất bình đẳng ở mức toàn cầu. Lấy điển hình ở Mỹ, sự đối lập giữa tình trạng các nhà sáng lập dược phẩm kiếm được hàng tỷ USD từ vắc-xin với cảnh hàng triệu người Mỹ mất việc và chịu ảnh hưởng tại hại đến sức khỏe của đại dịch đã dẫn đến nhiều bàn tán, mổ xẻ chỉ trích.

Mối lo xuất hiện giới mafia vắc-xin đã được các chuyên gia sớm đề cập. ẢNH SHUTTER STOCK

Mối lo xuất hiện giới mafia vắc-xin đã được các chuyên gia sớm đề cập. ẢNH SHUTTER STOCK

Chuck Collins, giám đốc Chương trình “Inequality and Goodness Program” (Bất bình đẳng và Công ích) và là tác giả cuốn sách “Billionaire Bonanza 2020” đã lên tiếng nhận định về mối nguy xuất hiện mafia vắc-xin. Theo ông, không ai ganh tỵ chuyện các công ty dược phẩm kiếm được lợi nhuận khủng nhưng hợp lý từ các sản phẩm vắc xin. Nhưng việc một số kẻ trục lợi cướp đi hàng tỷ đồng trong khi những người lao động thiết yếu phải mạo hiểm tính mạng, sức khỏe và sinh kế của họ trong quá trình chống, ngừa dịch bệnh sẽ làm xói mòn tình đoàn kết và những hy sinh mà cộng đồng đã cùng chia sẻ để vượt qua trong suốt mùa dịch. Một số tỷ phú mới từ “cơ hội” Covid-19 cũng đồng cảm với lo lắng này. Giáo sư Tim Springer kể trên đã trao một phần tài sản mới của mình cho một viện phi lợi nhuận nghiên cứu khoa học về protein để giúp tạo ra các kháng thể mới. Ông thổ lộ mình không cần tiền, chỉ thích làm vườn, sưu tầm đá và... đạp xe đi làm hằng ngày.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
4 giờ
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
2 tuần
Xem thêm