Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thuế carbon và mối lo hàng hóa Việt bị ‘hất cẳng’ khỏi EU

Huyền Trang
- 07:56, 23/05/2021

(DNTO) - Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ áp thuế carbon đối với hàng hoá nhập khẩu từ 2023, điều này rất đáng lo ngại khi quá trình sản xuất hàng hóa tại Việt Nam đang phát thải rất lớn.

Châu Âu dự kiến sẽ đánh thuế carbon với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang khu vực này để giảm thiểu tác động về môi trường. Ảnh: T.L.

Châu Âu dự kiến sẽ đánh thuế carbon với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang khu vực này để giảm thiểu tác động về môi trường. Ảnh: T.L.

Nguy cơ hàng Việt giảm sức cạnh tranh vì thuế carbon

Hồi giữa tháng 3, Liên minh châu Âu dự kiến sẽ thảo luận việc áp thuế carbon đối với hàng hoá nhập khẩu nhằm chống lại biến đổi môi trường. Các thành viên Nghị viện châu Âu (MEP) đã bỏ phiếu ủng hộ ý tưởng này. Dự kiến khoản thuế này có thể được áp dụng từ đầu năm 2023.

Theo lộ trình, Uỷ ban châu Âu sẽ đệ trình đề xuất lập pháp về thuế carbon đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU trong quý 2 năm nay. Khi luật này được thực thi, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ tiến hành tranh luận về vấn đề này đối với các nước thành viên.

Một số chuyên gia quốc tế đã bày tỏ lo ngại ý tưởng đánh thuế mới này có thể sẽ tạo thêm hàng rào kỹ thuật đối với các nước xuất khẩu hàng hoá vào EU.

Trong khi đó, EU đang là một thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Mỹ và Trung Quốc). Đặc biệt khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (từ 1/8/2020), xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này tăng trưởng ấn tượng.

Tính đến hết ngày 18/12/2020, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch 2,35 tỷ USD. Đặc biệt, dù tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ (theo Bộ Công thương).

Mặc dù sắp tới EU mới dự kiến áp dụng thuế carbon đối với một số mặt hàng công nghiệp như thép, xi măng, luyện kim, giấy, thủy tinh nhưng không ai có thể chắc chắn rằng trong tương lai, những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông – lâm - thủy sản, dệt may, da giày sẽ không bị đánh thuế.

Ông Hoàng Trọng Thủy - chuyên gia nông nghiệp cho biết, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang có chi phí phát thải cao, vì thế, rất có khả năng tất cả các mặt hàng nông sản Việt Nam khi xuất khẩu vào khối EU, hoặc bất cứ bên đối tác nào, cũng sẽ phải chịu thuế bảo vệ môi trường.

Hiện trong khai thác thủy sản, đánh bắt trên biển, chi phí dễ phát thải CO2 (lượng xăng, dầu…) ước tính chiếm tới 58-62% giá thành sản phẩm. Đối với khu vực nuôi tôm thâm canh trong nhà kính, thâm canh trên ruộng, đầm, chi phí phát thải CO2 chiếm tới 59-64% giá thành. Đối với trồng trọt, thanh long - một trong những loại trái cây xuất khẩu, việc sử dụng điện trong sản xuất tương đối nhiều, chiếm 32-34% giá thành. Còn sản xuất gạo, ở khâu chế biến, phát thải CO2 chiếm từ 7-12% giá thành.

“Như vậy, khi các nước đối tác tăng thuế phát thải, đồng nghĩa với chi phí đầu vào của sản xuất đối với người nông dân sẽ tăng lên, trong khi giá bán và giá cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đang gặp khó khăn. Do đó, giá trị sinh lời, khả năng tăng thu nhập của người nông dân sẽ bị hạn chế” - ông Thủy nhấn mạnh.

Còn theo ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, để có thể kích cầu cho người nông dân sản xuất xanh, sạch hay các nhà máy áp dụng bao bì tự hủy, áp dụng công nghệ mới giảm phát thải, Chính phủ cần trợ giá cho các sản phẩm xanh. Bởi giá đầu ra sản phẩm hàng hóa xanh sẽ đắt hơn sản phẩm thông thường, do chi phí thuế, chi phí đầu tư cao hơn.

Hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang dịch chuyển sang mô hình “tự sản, tự tiêu”. Điển hình như mô hình trang trại điện mặt trời của Vinamilk, hay việc Samsung xin mua điện không thông qua EVN để nhận được chứng chỉ xanh, tạo thuận lợi khi xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ra thế giới.

Một số dịch vụ cung cấp giải pháp giảm chi phí năng lượng của các doanh nghiệp cũng đang dần trở nên phổ biến hơn. Đi đầu là giải pháp của Công ty Điện mặt trời Vũ Phong. Ngoài ra, các tổ chức trong và ngoài nước cũng có rất nhiều mô hình giảm phát thải như mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp của Oxfam và Green ID.

Tuy nhiên, những nỗ lực của các công ty, tổ chức nêu trên hiện vẫn chỉ như “muối bỏ biển” trước tình trạng phát thải ngày càng gia tăng từ hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Đánh thuế carbon sao cho công bằng?

Theo các chuyên gia, các đơn vị phát thải lớn, như nhiệt điện, sẽ phải chịu thuế carbon thay vì người dân sử dụng điện, để đảm bảo sự công bằng và khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Theo các chuyên gia, các đơn vị phát thải lớn, như nhiệt điện, sẽ phải chịu thuế carbon thay vì người dân sử dụng điện, để đảm bảo sự công bằng và khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Trước tình trạng trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đang xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, cho giai đoạn đến hết năm 2025 và giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030.

Giai đoạn đến hết năm 2025 thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030 thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên cơ sở hạn ngạch được phân bổ, trường hợp cơ sở phát thải khí nhà kính vượt hạn ngạch hoặc không sử dụng hết hạn ngạch được phân bổ thì được trao đổi, mua bán trên thị trường carbon trong nước.

Các chuyên gia đánh giá, dự thảo nghị định này là bước tiếp cận kịp thời trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực giảm phát thải, gắn liền với nhiệm vụ sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, giảm phát thải CO2, bảo vệ cuộc sống của người dân, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường như trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã chỉ rõ.

Đặc biệt, bản dự thảo đã nêu cụ thể đối tượng phải thực hiện giảm nhẹ khí nhà kính là “các nhà máy điện có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hàng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương 1.000 TOE trở lên”.

Ở góc độ tài chính, ông Phạm Xuân Hòe cho biết, việc Nhà nước nghiên cứu sử dụng công cụ kinh tế là đánh thuế carbon và mua bán chứng chỉ carbon là rất cần thiết vì sẽ tạo ra nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là góp phần giảm lượng CO2 trong sản xuất của Việt Nam một cách thực chất. Khi đó, đơn vị phát thải cần phải là đối tượng trả thuế chứ không phải người nông dân sử dụng điện.

“Đưa ra cam kết nhưng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp không thực hiện thì đương nhiên hàng hóa của Việt Nam vẫn sẽ bị đánh thuế, người chịu thiệt đầu tiên vẫn là nông dân, người yếu thế. Nếu như nông dân sản xuất xanh mà lại phải chịu thuế carbon từ các nước như EU, Mỹ đánh vào, trong khi những đối tượng phát thải nhiều như điện than lại không phải chịu thuế thì tôi cho rằng không công bằng” - ông Hòe nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh dòng tiền “sôi sục” tìm kiếm cơ hội những tháng còn lại của năm 2024, chuyên gia cho rằng, hiện nay những quỹ mở cổ phiếu thường sẽ phù hợp với những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao vì cổ phiếu thường được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn.
45 phút
Tài chính - Thị Trường
Trong sáng nay (22/11), mức giá đồng Bitcoin lên mốc cao nhất lịch sử 98.259 USD. Tuy vậy, chuyên gia cho rằng tương lai của đồng tiền số còn phụ thuộc vào sự công nhận của các Chính phủ về tính hợp pháp.
1 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Xem thêm