Thứ năm, 24/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chống lobby chính sách

Nguyễn Đức
- 06:00, 01/05/2021

(DNTO) - Trong kết luận tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị ngành tận dụng mọi nguồn lực, tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế.

Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính về chắc năng, nhiệm vụ, những vấn đề tồn đọng, những khó khăn, vướng mắc, nội dung cấp bách cần giải quyết của Bộ và ngành tài chính. Tham dự cuộc họp có Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Tại cuộc họp, Bộ Tài chính đã báo cáo về tình hình, kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; một số vướng mắc, hạn chế, khó khăn, thách thức; trên cơ sở đó kiến nghị những nhiệm vụ cần triển khai ngay và những giải pháp trọng tâm trong trung, dài hạn, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, sửa đổi, ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy, khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).

Tận dụng mọi nguồn lực

Bộ cũng báo cáo Chính phủ về điều hành dự toán ngân sách Nhà nước 2021, xây dựng dự toán năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước (NSNN) 3 năm 2022-2024; xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm 2021-2025; kế hoạch bố trí nguồn cho cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết số 27 của Trung ương; xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng và tăng cường phối hợp công tác với các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tài chính - NSNN.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết năm 2021, theo phân công, Bộ phải trình Chính phủ, Thủ tướng 40 đề án (1 Luật, 15 Nghị định, 8 Quyết định, 16 đề án khác). Đến cuối tháng 4/2021, Bộ đã trình 9 đề án (3 Nghị định, 1 Quyết định và 5 đề án khác).

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành tài chính tiếp tục sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để tạo động lực phát triển nền kinh tế. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành tài chính tiếp tục sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để tạo động lực phát triển nền kinh tế. Ảnh: VGP.

Trong đó, nhiều văn bản mới ban hành đã tập trung tháo gỡ một số điểm nghẽn của nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần giúp nhân dân giảm bớt khó khăn do đại dịch Covid-19 và thiên tai, dịch bệnh. Bộ sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật, trong đó có cơ chế quản lý giá một số hàng hóa, dịch vụ cụ thể.

Bộ Tài chính cũng đang tập trung xây dựng một số đề án lớn về tài chính - NSNN để góp phần khơi thông, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển để trình Thủ tướng, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, trong đó có Đề án Đổi mới cơ chế phân cấp NSNN để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương.

Trên cơ sở gợi ý, định hướng của Thủ tướng, các ý kiến tại cuộc họp đã tập trung thảo luận những vấn đề trọng tâm với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, nêu rõ quan điểm, mạnh dạn trình bày những khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ, khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò của tài chính - NSNN trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước.

Trong đó, cần tăng cường công tác xây dựng Đảng, sắp xếp tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ để phục vụ tốt hơn việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao; đổi mới cơ chế phân cấp, tiết kiệm chi, bảo đảm cân đối NSNN và dành nguồn lực với trình tự ưu tiên hợp lý cho đầu tư phát triển, cho con người, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, củng cố quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thuế, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế, quy định pháp luật về tài chính - NSNN và có những cơ chế, chính sách, giải pháp hiệu quả, mang tính căn cơ cả trước mắt và lâu dài, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng ý nội dung báo cáo, kiến nghị của Bộ Tài chính và ý kiến của các đại biểu dự họp. Thủ tướng đánh giá cao những kết quả, thành tích của Bộ Tài chính và ngành tài chính trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước và củng cố, nâng cao tiềm lực, uy tín, vị thế của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới, hội nhập và phát triển.

Đồng thời, Thủ tướng nêu một số định hướng chủ đạo và những vấn đề trọng tâm mang tính gợi mở về tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận và thực tiễn đổi mới cơ chế, chính sách về tài chính - NSNN.

Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ Tài chính và ngành tài chính phải kế thừa truyền thống tốt đẹp hơn 75 năm xây dựng, trưởng thành và phát huy hơn nữa thành tích đã đạt được của những nhiệm kỳ trước với tinh thần năm nay phát triển tốt hơn năm trước, nhiệm kỳ này tốt hơn nhiệm kỳ trước, lấy khí thế đó để thúc đẩy, động viên toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

Ngành tài chính phải tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng chính sách trên tinh thần khơi thông, huy động và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực, thúc đẩy giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực mạnh mẽ phát triển đất nước cả trước mắt và trong trung, dài hạn.

Thủ tướng cũng nhận định, công tác tham mưu thiết kế chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, phải công khai, minh bạch, hài hòa, hợp lý, ổn định và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Phải bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn để điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách. “Cái gì thấy đúng thì làm, không đúng thì phải sửa”, Thủ tướng nhấn mạnh việc mạnh dạn điều chỉnh, hoàn thiện chính sách khi có điểm bất cập, không phù hợp.

Việc thiết kế, xây dựng cơ chế, chính sách phải tham khảo ý kiến các đối tượng bị tác động và dự báo, đánh giá đầy đủ những tác động, ảnh hưởng. Chỉ có làm được như vậy thì “chính sách mới đi vào cuộc sống, mới sống được lâu dài”. Vì vậy, cần tập trung đầu tư hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý thu chi NSNN bằng công nghệ số và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn quốc gia, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả, ổn định hệ thống, nhất là trong công tác quản lý thuế, hải quan, kho bạc nhà nước.

Nói không với "lobby" chính sách

Bộ Tài chính cần tập trung hơn cho công tác quản lý nhà nước, nhất là xây dựng chiến lược, kế hoạch, thể chế, cơ chế, chính sách, phân cấp quản lý, thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát và việc cơ cấu lại, đổi mới tổ chức bộ máy cũng cần tập trung theo hướng này.

“Thời gian tới, tôi đề nghị các đồng chí tập trung cho công tác rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, phát huy hơn nữa vai trò của tài chính - NSNN phục vụ phát triển đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đồng thời, Thủ tướng lưu ý Bộ Tài chính phải cương quyết chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “chống lobby chính sách”, chống lợi ích nhóm. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 18, 19 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Kết luận 39, 74 của Bộ Chính trị.

Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu của ngành tài chính trong nhiệm kỳ trước và đề nghị ngành tiếp tục phát huy, tháo gỡ những điểm nghẽn kinh tế. Ảnh: VGP.

Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu của ngành tài chính trong nhiệm kỳ trước và đề nghị ngành tiếp tục phát huy, tháo gỡ những điểm nghẽn kinh tế. Ảnh: VGP.

Thủ tướng yêu cầu Bộ cần phát huy tối đa yếu tố con người, coi đây là yếu tố mang tính quyết định, yếu tố quan trọng nhất; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo vệ người dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung.

Về các vấn đề cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phải nghiên cứu, thiết kế chính sách để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trên tinh thần phát huy tối đa sự sáng tạo, tự lực, tự cường của các cấp, các ngành. Dứt khoát xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, xóa bỏ cơ chế xin - cho để mọi cơ quan, đơn vị, địa phương phải tự lực, tự cường phấn đấu với tinh thần cao nhất, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể, biến cái không quan trọng thành cái quan trọng mới là quan trọng”, bảo đảm công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích các bên và cá thể hóa trách nhiệm cá nhân.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN và tiếp tục tăng cường phân cấp, phân quyền, Thủ tướng lưu ý phải thiết kế công cụ, cơ chế phù hợp, hiệu quả trong kiểm tra, giám sát công tác quản lý thu, chi NSNN theo tinh thần đề cao trách nhiệm của các địa phương, cơ quan, đơn vị và nhất là người đứng đầu.

Tiếp tục đổi mới cách làm; rà soát và điều chỉnh lại việc thu thuế hiệu quả hơn; chi ngân sách phải tiết kiệm, hiệu quả, đúng hướng và đẩy mạnh xã hội hóa một cách phù hợp đối với cả các lĩnh vực chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; trong đó cần tổng kết mô hình một số nơi đã làm tốt về xã hội hóa, giảm gánh nặng chi thường xuyên để nhân rộng.

Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ưu tiên nguồn lực đầu tư, sớm hoàn thành các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển KTXH.

Cần sớm rà soát, hoàn thiện các chính sách thuế phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và kinh nghiệm quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu việc xây dựng luật về đăng ký và quản lý tài sản; đẩy nhanh chuyển đổi số, số hóa công tác quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước. Thiết kế công cụ quản lý, kiểm soát nợ công một cách phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, phải bảo đảm sự hài hoà giữa mục tiêu kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng, phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong bối cảnh hiện nay.

Về bố trí kinh phí cho các chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng nhấn mạnh, phải làm sao có hiệu quả, rõ ràng, minh bạch, theo hướng khuyến khích tự lực, vươn lên thoát nghèo.

Về phân cấp quản lý NSNN, cần nghiên cứu, có cơ chế phù hợp, hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo của Trung ương nhưng tạo sự linh hoạt, sáng tạo, có trách nhiệm của địa phương, cân đối được thu chi ngân sách. Cần tập trung cho chi đầu tư phát triển nhiều hơn và giảm chi thường xuyên, Thủ tướng nhấn mạnh, còn nhiều dư địa cho tiết kiệm chi và cần đặt mục tiêu tiết kiệm chi cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong xây dựng và thực hiện dự toán NSNN.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng, ban hành chương trình hành động triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về lĩnh vực tài chính - NSNN; chuẩn bị phương án bố trí nguồn để thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương; tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ tài chính và các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của Bộ.

Đối với các kiến nghị của Bộ Tài chính, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tập trung chỉ đạo, xử lý, giải quyết từng vấn đề theo lộ trình cụ thể gắn với trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, địa phương, báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định sẽ tập trung quán triệt, thực hiện trong Bộ và toàn ngành Tài chính những định hướng, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, đổi mới và phát triển, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng giao.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Sáng 23/7 (giờ Việt Nam), trong một động thái quyết liệt mang đậm dấu ấn cá nhân, thông qua mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố các thỏa thuận thương mại song phương với hai đồng minh chiến lược tại châu Á là Nhật Bản và Philippines.
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương gia tăng, Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai một chiến lược đa tầng, vừa cứng rắn vừa linh hoạt, để đối phó với áp lực từ các chính sách thuế quan của Mỹ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Để ứng phó bão số 3, Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến cho thấy nhiều điều chỉnh căn cơ, nhằm xây dựng một hệ thống thuế công bằng hơn, phù hợp với thực tiễn thu nhập mới và không gian kinh tế số. Đây là lần sửa đổi toàn diện sau hơn 15 năm thi hành Luật thuế TNCN hiện hành (có hiệu lực từ 1/1/2009), kỳ vọng tạo bước ngoặt trong điều tiết thu nhập và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Một giai đoạn biến động mới đang bao trùm bức tranh thương mại toàn cầu khi chính quyền Mỹ phát đi những tín hiệu quyết liệt về một chính sách thuế quan phổ thông. Với mức sàn 10% được ấn định và hạn chót ngày 1/8 đang đến gần, các quốc gia trên thế giới đang phải đứng trước một lựa chọn khó khăn: chấp nhận cuộc chơi mới hoặc đối mặt với nguy cơ xung đột thương mại leo thang.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 20/7/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 (Kế hoạch).
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tưởng giao Bộ trưởng Tài chính chủ trì, nghiên cứu đề xuất chính sách ưu đãi thuế, phí cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải thủy, xem xét cơ chế hỗ trợ vốn vay, tín dụng ưu đãi cho đầu tư đóng mới, cải hoán phương tiện vận tải thủy phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Đó là nhận định của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào về tình hình kinh tế đất nước. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang vật lộn với những thách thức từ cả bên trong lẫn bên ngoài và báo hiệu chính phủ sẵn sàng tung ra các biện pháp đối phó.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 12 diễn ra sáng 18/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khái quát tinh thần thời đại bằng một hình ảnh đầy biểu tượng, từ “vừa chạy vừa xếp hàng” sang “hàng thẳng, lối thông, đồng lòng cùng tiến”. Câu nói không chỉ thể hiện nhãn quan chính trị sắc bén, mà còn đánh dấu bước ngoặt trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và hệ thống chính trị nước ta.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng năng lượng sạch, hướng đến mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ xe buýt trên địa bàn thành phố sử dụng điện hoặc năng lượng xanh.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nghị định 205/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 5 về chính sách hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính sách thương mại, vốn là một trong những trụ cột trong cương lĩnh của Tổng thống Donald Trump, đang được định hình rõ nét hơn với một học thuyết cứng rắn nhưng linh hoạt: áp dụng một mức thuế cơ sở phổ quát và sử dụng các mức thuế "tương hỗ" cao hơn như một công cụ đàm phán đầy sức nặng.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo thông điệp được Tổng thống Trump chia sẻ, thỏa thuận này là thành quả của "các cuộc làm việc trực tiếp" với Tổng thống Indonesia, Prabowo Subianto.
1 tuần
Xem thêm