Thứ tư, 19/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thị trường M&A năm 2025: Chứng kiến sự sôi động trở lại của các thương vụ 'khủng'

Thạch Hương
- 11:20, 19/02/2025

(DNTO) - Xu hướng giao dịch toàn cầu gần đây cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của các thương vụ lớn: khối lượng giao dịch trị giá trên 1 tỷ USD đã tăng 17% trong năm 2024, đồng thời giá trị trung bình của mỗi thương vụ cũng tăng lên đáng kể.

Báo cáo Xu hướng M&A toàn cầu của PwC: Triển vọng năm 2025, đã phân tích ba yếu tố bất ngờ chính có thể ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2025 và những động lực thúc đẩy nhu cầu thực hiện thương vụ ngày càng tăng. Hoạt động M&A tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này, với những hoạt động thương vụ sôi động trong một số ngành cụ thể.

Ảnh chụp Màn hình 2025-02-19 lúc 11.49.08

Trong năm 2024, giá trị các thương vụ đã tăng 5%, chủ yếu do giá trị trung bình của mỗi thương vụ tăng lên, mặc dù khối lượng giao dịch giảm 17% do những bất ổn kinh tế vĩ mô xoay quanh lạm phát và lãi suất, điều này đã kìm hãm hoạt động M&A đối với các thương vụ vừa và nhỏ.

Thị trường M&A đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể ở phân khúc cao cấp hơn, với hơn 500 thương vụ trị giá hơn 1 tỷ USD, tăng từ 430 thương vụ trong năm 2023. Ngoài ra, các megadeal (thương vụ siêu lớn) đã tăng 18%, với 72 thương vụ với tổng trị giá hơn 5 tỷ USD được công bố trong năm 2024, so với 61 thương vụ của năm trước đó.

Theo Khảo sát CEO Toàn cầu lần thứ 28 của PwC, 81% CEO đã thực hiện ít nhất một thương vụ mua bán sáp nhập lớn trong ba năm qua dự định sẽ thực hiện một hoặc nhiều thương vụ mua bán sáp nhập trong ba năm tới.

Kỳ vọng môi trường M&A cho lĩnh vực y tế thuận lợi hơn trong năm 2025

Năm 2025, tình trạng thiếu hụt sản phẩm, rủi ro chuỗi cung ứng và những chính sách mới đang thúc đẩy các hoạt động M&A trong ngành y tế.

Trong lĩnh vực dược phẩm và khoa học đời sống, các thương vụ chủ yếu tập trung vào công nghệ sinh học để đối phó với tình trạng sắp hết hạn độc quyền bằng sáng chế và thoái vốn các tài sản không trọng yếu nhằm tối ưu hóa danh mục đầu tư. Đồng thời, các công ty này cũng đang tái cấu trúc danh mục đầu tư trong quá trình đổi mới. Bên cạnh đó, sự quan tâm của các quỹ đầu tư tư nhân đối với công nghệ y tế (medtech) và sức khỏe kỹ thuật số ngàycàng tăng, tạo ra nhiều cơ hội thoái vốn hấp dẫn đối với các công ty được đầu tư bởi các qũy đầu tư tư nhân.

Các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe bán lẻ, bán thuốc không kê đơn (OTC) với xu hướng tách ra thành các pháp nhân độc lập hay thoái vốn cũng đang tích cực tham gia vào cuộc đua M&A để nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Năm 2025, thị trường M&A trong lĩnh vực y tế Việt Nam dự kiến sẽ sôi động, chủ yếu do nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ y tế chất lượng cao và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Các bệnh viện tư nhân và cơ sở y tế chuyên khoa, đặc biệt là trong lĩnh vực nhãn khoa và ung thư, sẽ trở thành tâm điểm của các hoạt động M&A.

Lĩnh vực giáo dục tiếp tục tăng trưởng và chuyển đổi

Trên thế giới, lĩnh vực M&A trong ngành giáo dục đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với sự tham gia tích cực của các quỹ đầu tư tư nhân, chiếm từ 50% đến 70% tổng danh mục đầu tư. 

Ảnh chụp Màn hình 2025-02-19 lúc 11.51.05

Với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và không hạn chế vốn đầu tư vào các cơ sở giáo dục, thị trường M&A trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đang trở nên vô cùng hấp dẫn. Hoạt động M&A trong năm 2025 dự kiến sẽ sôi động, được thúc đẩy bởi chính sách khuyến khích đầu tư và nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục tư nhân. Các đối tác chiến lược và đầu tư vào giáo dục đại học và đào tạo nghề sẽ nâng cao chất lượng và cơ sở hạ tầng. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội cho các hoạt động M&A.

Thách thức và cơ hội đối với hoạt động M&A

Báo cáo triển vọng M&A toàn cầu đã phân tích tác động khả dĩ của một số thay đổi chính sách và sắc lệnh hành pháp của Mỹ đối với từng lĩnh vực, bao gồm nhập cư, thuế, thuế quan, bãi bỏ quy định và nhiều vấn đề khác. Môi trường địa chính trị rộng lớn hơn cũng được phân tích sâu hơn trong từng góc nhìn ngành công nghiệp.

Lãi suất dài hạn: Việc cắt giảm lãi suất tại nhiều quốc gia trong nửa cuối năm 2024 đã hỗ trợ đà tăng trưởng mới của M&A. Tuy nhiên, lãi suất dài hạn đang tăng trở lại, và thời điểm cũng như mức độ cắt giảm lãi suất trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế mỗi quốc gia và liệu lạm phát có tiếp tục hạ nhiệt hay không, dẫn đến sự không chắc chắn đối với các nhà hoạch định giao dịch.

Định giá cao: Vào giữa tháng 1/2025, tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) dự kiến đối với cổ phiếu Mỹ (dựa trên S&P 500) là 22,87, so với 13,67 đối với cổ phiếu quốc tế phi Mỹ (dựa trên S&P International 700).

Định giá thấp hơn ở một số quốc gia và đồng USD mạnh có thể dẫn đến nhiều giao dịch xuyên biên giới hơn.

Con đường phía trước cho các nhà đầu tư

Trong một môi trường kinh doanh đầy biến động, các nhà đầu tư trên thị trường cần trang bị đầy đủ kiếnthức và kỹ năng để giải quyết những vấn đề phức tạp, bao gồm cả tác động của trí tuệ nhân tạo, áp lực về lợi suất đầu tư trong thị trường có định giá cao và tăng trưởng chậm, cũng như cân nhắc ảnh hưởng các yếu tố địa chính trị phức tạp tới các thương vụ.

Ông Ong Tiong Hooi, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn thương vụ, PwC Việt Nam chia sẻ: “Bước vào năm 2025, hoạt động M&A toàn cầu đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tín hiệu cải thiện của nền kinh tế và các thương vụ mua bán chiến lược. Xu hướng này cũng được phản ánh tại Việt Nam, nơi chúng tôi chứng kiến sự gia tăng hoạt động thương vụ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các doanh nghiệp nội địa đang thể hiện vai trò chủ động, dẫn đầu trong các thương vụ giá trị cao, trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang quan tâm trở lại tới thị trường, đặc biệt tập trung vào hai lĩnh vực tiềm năng là ytế và giáo dục. Để tạo nên những thương vụ thành công trong thị trường năng động này, các nhà đầu tư cần sự hiểu biết sâu sắc về xu hướng ngành và tập trung chiến lược vào việc tạo ra giá trị cốt lõi. Các nhà đàm phán phải luôn sáng suốt, theo dõi định giá, lãi suất cũng như các yếu tố địa chính trị để nắmbắt các cơ hội mới”.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Xu hướng giao dịch toàn cầu gần đây cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của các thương vụ lớn: khối lượng giao dịch trị giá trên 1 tỷ USD đã tăng 17% trong năm 2024, đồng thời giá trị trung bình của mỗi thương vụ cũng tăng lên đáng kể.
4 giờ
Tài chính - Thị Trường
Mận Úc chính thức được giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam tại các sự kiện ra mắt ở TP. HCM và Hà Nội.
6 giờ
Tài chính - Thị Trường
Tiền bắt đầu rút ra khỏi nhiều mã khoáng sản và lan toả sang nhiều nhóm ngành khác đang cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư khi nhóm này đã tăng mạnh thời gian qua.
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chính phủ đặt KPI tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025, một con số đầy thách thức giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động. Trong bối cảnh lạm phát và tỷ giá đang chịu nhiều áp lực, việc điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng duy trì tăng trưởng bền vững.
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Việc chính thức đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng có thể khiến giá cả loại hàng hóa này gia tăng, là cơ hội vươn lên của hàng nội địa.
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam sẽ cần sự chuẩn bị và nhiều giải pháp để vượt qua giai đoạn thách thức với điểm tựa vững chắc từ nền tảng vĩ mô ổn định trong nước.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng cục hải quan vừa cho hay, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2023. Đây là con số cao nhất trong vòng 14 năm qua, khẳng định vị thế của ngành dừa trên bản đồ xuất khẩu nông sản.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trữ lượng cacao tại các thị trường trao đổi hàng hoá đã xuống mức thấp kỷ lục, ảnh hưởng của đợt khan hiếm dài lâu, và buộc các nhà sản xuất chocolate phục vụ cho lễ Valentine vừa qua phải tìm đến các loại nguyên liệu thay thế.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Loạt cổ phiếu khoáng sản tăng dữ dội đốt nóng thị trường chứng khoán trong nước. Điều này được cho xuất phát từ bối cảnh cuộc đối đầu về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc dâng cao, mặt khác theo chuyên gia, có thể đây là tín hiệu tốt của một chu kỳ kinh tế mới.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo VNDirect, áp lực trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (TPDNRL) đáo hạn năm 2025 sẽ rơi vào 2 quý cuối năm, khi tổng giá trị TPDNRL đáo hạn của 2 quý này chiếm hơn 65% tổng giá trị đáo hạn năm 2025. Nhóm bất động sản sẽ là nhóm có giá trị TPDNRL đáo hạn lớn nhất năm 2025...
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thương mại toàn cầu đứng trước căng thẳng leo thang khi Tổng thống Trump đưa ra nhiều chính sách áp thuế mới. Chứng khoán trong nước giao dịch cầm chừng với nhiều nhóm ngành giảm mạnh. Cơ hội sẽ đến với nhóm ngành nào trong tình hình hiện nay?
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa ra một mức thuế 25% đánh vào thép và nhôm, ảnh hưởng đến Việt Nam, vốn là một trong các quốc gia nhập khẩu thép nhiều nhất vào thị trường Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Loạt cổ phiếu thép đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Donal Trump công bố thông tin sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với toàn bộ sản phẩm nhôm, thép vào Mỹ. Các cổ phiếu HPG, NKG hay HSG, những tên tuổi điển hình trong ngành thép, đứng trước áp lực bán lớn do tâm lý lo ngại của nhà đầu tư.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, điều kiện kinh doanh mạnh mẽ sẽ giúp cải thiện chất lượng tài sản và khả năng sinh lời của các ngân hàng trong năm 2025. Theo đó, tỷ lệ hình thành nợ có vấn đề sẽ giảm xuống mức 2,2% vào năm 2025, từ mức 2,3% trong năm 2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Từ vị trí đứng đầu và đạt mức đỉnh cao về giá vào giữa tháng 8/2023 với con số 700 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tụt dốc giảm còn 399 USD một tấn, thấp nhất trong 9 năm.
1 tuần
Xem thêm