Thứ hai, 14/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

M&A bất động sản 2025: Chờ kích hoạt loạt thương vụ bom tấn 'trùm mền' 

Hồng Gấm
- 15:53, 15/01/2025

(DNTO) - Thực tế, các thương vụ M&A sẽ giúp giải phóng hàng tồn kho nhanh hơn, hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực tài chính tiếp tục triển khai dự án. Tuy nhiên, các rào cản pháp lý đã khiến hoạt động này tăng trưởng rất chậm trong năm 2024. Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kích hoạt những thương vụ “bom tấn”.

m@a

Cuộc đua nghiêng về khối ngoại  

Năm 2024, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) bất động sản Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ với tổng giá trị 13 thương vụ M&A bất động sản nổi bật năm 2024 đạt hơn 1,8 tỷ USD, bao gồm các thương vụ lớn từ Vingroup, Becamex IDC, Novaland...   

Một điều dễ thấy trong năm 2024 là dù gặp không ít khó khăn về dòng tiền, song các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực mạnh vẫn không ngại “rót hầu bao” thâu tóm quỹ đất sạch nhằm nâng cao sức mạnh nội tại. Nhắc đến cuộc đua mở rộng quỹ đất, phát triển dự án thì không thể không nhắc đến Vinhomes. Theo Chứng khoán Shinhan, Vinhomes hiện sở hữu quỹ đất hơn 18.000 ha, diện tích đủ để chủ đầu tư này triển khai dự án cho 30 năm tới.   

Dẫu vậy, doanh nghiệp “họ Vin” vẫn liên tục đề xuất các dự án mới. Mới đây, Vingroup đã đề xuất làm dự án Khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1) tại TP Bắc Ninh, có diện tích gần 270 ha, vốn đầu tư ước tính hơn 44.500 tỷ đồng.   

Không nằm ngoài cuộc chơi, gần đây, T&T Group của “bầu” Hiển cũng liên tục làm nóng thị trường bằng hàng loạt động thái mở rộng quỹ đất thông qua hoạt động nghiên cứu đầu tư tại nhiều tỉnh như Hòa Bình, Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, An Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đồng Tháp...  

Có thể nói các doanh nghiệp trong nước đang rất tích cực trên thị trường M&A, tuy nhiên, nhìn chung cuộc đua năm 2024 vẫn có phần nghiêng về khối ngoại với các thương vụ trăm triệu USD. Chẳng hạn tại thương vụ lớn nhất năm gọi tên Vingroup thoái vốn tại Vincom Retail giá trị ước tính 39.100 tỷ đồng (tương đương 1,54 tỷ USD), bên mua là các doanh nghiệp có liên hệ với tập đoàn đa ngành Berjaya Corporation Berhad của Malaysia. 

Trong khi đó Becamex IDC được UBND tỉnh Bình Dương cho phép chuyển nhượng dự án Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ - đô thị Bình Dương quy mô 18,9ha cho đối tác. Bên nhận chuyển nhượng toàn bộ dự án là Công ty TNHH Sycamore, thuộc Capital Land (có trụ sở chính tại Singapore). Quy mô dự án chuyển nhượng gồm 462 căn nhà ở biệt thự thấp tầng và khoảng 3.300 căn hộ. Tổng diện tích xây dựng khoảng 592.876m2. Giá trị thương vụ M&A này được ước tính hơn 14.000 tỷ đồng (tương đương 553 triệu USD).

Ngoài ra, không thể không kể đến việc Kim Oanh Group đã kí kết hợp tác ba tập đoàn gồm Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi, NTT Urban Development (đều của Nhật Bản) để phát triển dự án Một Thế Giới - The One World tại Bình Dương. Dự án có quy mô gần 50ha, tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Rõ ràng, trong bối cảnh khối nội "yếu thế", các đại gia nước ngoài đã nhanh chóng chớp thời cơ để thâu tóm dự án. Bước sang năm 2025, dù thị trường bất động sản dần phục hồi, sức mạnh của doanh nghiệp nội có thể trở lại, tuy nhiên, cán cân trong cuộc đua M&A được dự báo tiếp tục nghiêng về phía khối ngoại.  

Cushman & Wakefield dự báo một lượng vốn lớn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài dự kiến hoàn tất và đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2024-2026. Các nhà đầu tư gốc Á từ Singapore, Malaysia... nhiều khả năng sẽ tiếp tục “chiếm sóng” trên thị trường. Đáng chú ý, nhiều giao dịch đã và đang trong quá trình đàm phán với kết quả khá tích cực. Mục tiêu đầu tư của khối ngoại vẫn nằm ở việc tìm kiếm quỹ đất sạch, có chất lượng tốt, giá trị thật cũng như có pháp lý hoàn chỉnh, nhiều tiềm năng phát triển.    

Phân khúc nhà ở vẫn là lựa chọn hấp dẫn của cả nhà đầu tư nội và ngoại trong năm 2025 bởi tỷ suất sinh lời hấp dẫn. Nếu 15 năm trước, dòng vốn FDI chỉ tập trung vào nhà ở cao cấp với những tên tuổi quen thuộc như Keppel Land, Capitaland..., thì hiện nay, thị trường có thêm nhiều “tay chơi” mới tham gia cuộc chơi như Lotte Group, GS, Sumitomo, Hong Kong Land... Cùng với nhà ở, lĩnh vực bất động sản công nghiệp cũng đang là “hố đen” hút vốn FDI. Ngoài ra, các phân khúc văn phòng, dự án phức hợp, du lịch cũng có dự báo tích cực về khả năng tăng trưởng.

Kỳ vọng trong năm 2025, thị trường bất động sản sẽ sôi động trở lại, việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý sẽ giúp toàn thị trường phát triển, trong đó mảng M&A cũng mang lại nhiều nguồn lợi cho bên bán và mua. Ảnh: TL.

Kỳ vọng trong năm 2025, thị trường bất động sản sẽ sôi động trở lại, việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý sẽ giúp toàn thị trường phát triển, trong đó mảng M&A cũng mang lại nhiều nguồn lợi cho bên bán và mua. Ảnh: TL.

Chờ kích hoạt những thương vụ lớn “trùm mền"

Năm 2024, thị trường M&A cũng là sân chơi của khối ngoại. Năm nay, tình thế vẫn chưa thay đổi khi doanh nghiệp trong nước vẫn bền bỉ giải bài toán tài chính và pháp lý đã bó buộc một thời gian dài. Khối nội vẫn tham gia tích cực vào thị trường, mang đến nhiều triển vọng tốt, tuy nhiên khó bùng nổ trong năm nay hoặc năm sau. Bởi, thị trường vẫn đang trong quá trình phục hồi và chờ các luật mới triển khai rõ hơn trên thực tế, nhà đầu tư cần có thêm thời gian.  

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản TP.HCM, thông tin hiện nay, có 66 dự án bất động sản với số vốn đầu tư 129.000 tỷ đồng đang gặp vướng mắc về pháp lý. Số liệu mới nhất của Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trong 11 tháng năm 2024, TP.HCM không phát sinh hoạt động M&A bất động sản nhà ở trên địa bàn thành phố. Trong khi đó, đây là hoạt động được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự sôi động của thị trường.

"Hiệp hội nhận thấy rất cần thiết tháo gỡ "điểm nghẽn" về hoạt động chuyển nhượng dự án để vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa khơi thông ách tắc cho hoạt động chuyển nhượng dự án, vừa hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và vừa tăng nguồn thu ngân sách nhà nước".

Theo ông Châu, M&A được cho là nhu cầu thực tế rất lớn của nhiều chủ đầu tư, để tái cơ cấu đầu tư nên rất cần bán, chuyển nhượng dự án để vượt qua khó khăn, tạo dòng tiền và đây cũng là quyền của doanh nghiệp được "tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh". Bên cạnh đó, các doanh nghiệp là bên nhận chuyển nhượng thường là đơn vị có năng lực, nhất là năng lực tài chính nên có điều kiện để kế thừa các nghĩa vụ của chủ đầu tư chuyển nhượng. 

Điều quan trọng nhất, bên nhận chuyển nhượng sẽ giúp tái khởi động lại dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị "trùm mền", ngừng triển khai để không lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp, cũng là nguồn lực của nền kinh tế và của xã hội.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm, để tạo ra đột phá mới trong năm 2025 đối với thị trường M&A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu cho Chính phủ tập trung tháo gỡ những vướng mắc các dự án để thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, chính sách, đặc biệt là hoàn thiện Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật về đầu tư, quy hoạch, đấu thầu, PPP. Dự kiến các đề xuất này sẽ được Quốc hội thông qua trong thời gian tới. Các luật này cộng hưởng với việc sửa đổi và thực thi các thể chế, chính sách như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hồi sinh loạt dự án nằm "đắp chiếu" suốt thời gian qua.

"Thời gian tới, với các bước tháo gỡ của Chính phủ cũng như nỗ lực của chính các doanh nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn tốt hơn, có nguồn lực để đầu tư vào bất động sản. Dự kiến thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trở lại, đây là yếu tố vô cùng quan trong ảnh hưởng đến M&A Việt Nam trong năm 2025", ông Nguyễn Công Ái, Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam, bày tỏ.

 

Tin khác

Bất động sản
Thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể khi nhu cầu thuê nhà tăng mạnh, đặc biệt trong giới trẻ. Sự thay đổi này không chỉ phản ánh thực trạng kinh tế mà còn mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực cho thuê bất động sản.
1 ngày
Bất động sản
Trận động đất tại Myanmar và dư chấn tới Hà Nội, TP HCM đã dấy lên lo lắng về sự an toàn của người dân sống tại các chung cư cao tầng. Điều này tác động đến thị trường bất động sản, đặc biệt là giá nhà chung cư. Tại Hà Nội, giá chung cư có giảm sau cơn "địa chấn" này hay không?
1 tuần
Bất động sản
Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam. Phân khúc này không chỉ mang lại tiềm năng sinh lợi cao mà còn có nhiều ưu điểm về tính ổn định và khả năng phát triển trong tương lai.
2 tuần
Bất động sản
Ngày 26/3, Tập đoàn Vingroup đã khởi công Vinhomes Green City - khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần kiến tạo sự phát triển thịnh vượng cho cả khu vực.
2 tuần
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
2 tuần
Bất động sản
Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Dòng vốn FDI ổn định, nhu cầu thuê đất công nghiệp cao, giá cho thuê tăng và làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu... là những động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
3 tuần
Bất động sản
Các doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào TP Thủ Đức sau quy hoạch mới, sẵn sàng đồng hành cùng chặng đường phát triển tiếp theo của thành phố mới này.
3 tuần
Bất động sản
Việc tăng trưởng giá bất động sản của khu Đông Tp.HCM là hoàn toàn khả thi trong tương lai, khi ngay đầu năm 2025 khu vực này liên tục đón loạt “tin vui” về hạ tầng, quy hoạch.
1 tháng
Bất động sản
Sự kiện ra mắt tòa Sea, tòa tháp thứ hai thuộc Grand Marina, Saigon – Khu căn hộ hàng hiệu Marriott & JW Marriott đẳng cấp thế giới, đồng thời đánh dấu cột mốc dòng căn hộ hàng hiệu phân khúc đô thị của JW Marriott lần đầu tiên ra mắt tại Châu Á - Thái Bình Dương và chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam.
1 tháng
Bất động sản
"Đến năm 2025, hơn 10.000 căn dự kiến sẽ mở bán, trong đó căn hộ hạng B chiếm 54% tổng số căn. Đến năm 2027, nguồn cung tương lai đạt khoảng 46.000 căn đến từ 69 dự án. Thành phố Thủ Đức dự kiến chiếm 52%, quận Bình Tân chiếm 11% và quận 7 chiếm 10%", chuyên gia Savills thông tin.
1 tháng
Bất động sản
Dòng tiền của doanh nghiệp địa ốc sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng đòn bẩy cao và thanh khoản yếu vẫn là những thách thức trong khả năng trả nợ. Tuy nhiên, việc huy động vốn thông qua phát hành sẽ là một trong những điểm nhấn đối với các doanh nghiệp bất động sản dân cư vào năm 2025.
1 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản được dự báo vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua, trong đó vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan đến định giá đất, bởi thực tế khâu này chưa có quy định cụ thể. Việc "may đo" phương pháp định giá đất phù hợp với từng địa phương chính là gốc rễ để giải bài toán khó này.
1 tháng
Bất động sản
Theo chuyên gia, trong 3 năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3-7% mỗi năm ở phía Nam. "Đầu tàu" ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.
1 tháng
Bất động sản
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cảnh báo người dân đang “ôm” chung cư rất rủi ro và cảnh báo các chủ đầu tư không đẩy giá tạo mặt bằng giá cao, kỳ vọng vào giá ảo, bởi đến một lúc nào đó, ngân hàng cũng sẽ không đủ lực để cho vay và doanh nghiệp cũng không thể thanh khoản được dự án.
1 tháng
Bất động sản
Sáng 16/2, CTCP Toàn Hải Vân (TTC Phú Quốc) - Chủ đầu tư và CTCP Xây dựng Coteccons đã tổ chức lễ khởi công xây dựng khu phức hợp Selavia - Giai đoạn 2 tại Vịnh Đầm, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
1 tháng
Xem thêm