Thị trường gia tăng biến động trước cảnh báo của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh
(DNTO) - Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite giảm trong giao dịch đầy biến động, bị tác động bởi nhận xét của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey, kế hoạch giải cứu các quỹ hưu trí bị ảnh hưởng do tăng lãi suất sẽ kết thúc vào thứ Sáu.
Lần thứ hai trong năm, Nasdaq Composite rơi vào thị trường gấu. S&P 500 và Dow đã nằm trong thị trường giá xuống, được định nghĩa theo cách của Phố Wall là sự sụt giảm từ 20% trở lên so với mức đỉnh gần đây.
Cổ phiếu đã mở cửa thấp hơn, các nhà đầu tư cân nhắc lãi suất cao và lạm phát tăng vọt sẽ ảnh hưởng đến mùa thu nhập sắp tới như thế nào. Cổ phiếu tăng vào giữa trưa, sau đó đảo chiều vào cuối giờ giao dịch trong ngày. S&P 500 giảm 23,55 điểm, tương đương 0,7%, xuống 3588,84. Nasdaq giảm 115,91 điểm, tương đương 1,1%, xuống 10426,19.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 36,31 điểm, tương đương 0,1%, lên 29239,19, được hỗ trợ bởi mức tăng lớn của Amgen Inc. Cổ phiếu công nghệ sinh học tăng 13,29 đô la, tương đương 5,7%, lên 245,44 đô la, trở thành cổ phiếu hoạt động tốt nhất trong Dow Jones hôm thứ Ba.
Bình luận của ông Bailey bị cho là tiêu cực đối với Phố Wall vì làm tăng triển vọng bán tài sản hơn nữa của các quỹ hưu trí của Vương quốc Anh khi đối mặt với việc tăng lãi suất lớn. Chương trình mua trái phiếu được triển khai vào ngày 28/9 đã dự định cung cấp cho các quỹ "cửa sổ cơ hội"(window of opportunity - miêu tả một khoảng thời gian ngắn để tạo cơ hội làm điều gì) để bán tài sản một cách có trật tự, nhưng ông Bailey nói rằng cơ hội đó sẽ kết thúc vào ngày 14/10.
Một số nhà giao dịch cho rằng mức tăng cao hơn vào giữa ngày trước đó không phải là dấu hiệu của sức mạnh, mà là dấu hiệu của cái gọi là vùng che phủ ngắn hạn. Mohit Bajaj, Giám đốc giải pháp giao dịch ETF tại WallachBeth Capital, cho biết: “Không ai muốn giữ vị thế chỉ sau một đêm nếu họ nghĩ rằng thị trường sẽ yếu hơn vào ngày hôm sau”.
Các nhà đầu tư đã phải vật lộn trong suốt cả năm với tác động của lạm phát cao hàng thập kỷ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nỗ lực chế ngự bằng lãi suất cao. Đối với nhiều người, mối lo ngại đã trở nên sâu sắc hơn trong những tuần gần đây khi lạm phát vẫn ở mức cao và các nhà giao dịch lo ngại rằng Fed sẽ hạ nhiệt nền kinh tế đến mức rơi vào suy thoái.
Justin Wiggs, Giám đốc điều hành kinh doanh cổ phiếu tại Stifel Nicolaus, cho biết: “Câu hỏi bây giờ không phải là liệu sẽ có suy thoái hay không, mà là khi nào và mức độ tồi tệ như thế nào”. Một tuần trước, các nhà giao dịch đã cổ vũ cho đợt phục hồi lớn nhất trong hai ngày của Dow và S&P 500 trong hai năm, nhưng cổ phiếu đã giảm đều đặn kể từ đó. Cả Dow và S&P 500 vẫn nằm trong thị trường gấu.
Dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ đến ngày thứ Năm sẽ cho thấy liệu các đợt tăng lãi suất đáng kể của Fed có cả việc điều chỉnh giá tiêu dùng đang tăng vọt hay không. Mức tăng lớn hơn dự báo có thể củng cố kỳ vọng rằng các quan chức Fed sẽ lựa chọn một mức tăng siêu lớn khác 0,75 điểm phần trăm vào cuộc họp tiếp theo.
Trong khi đó, các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho làn sóng các báo cáo thu nhập của các doanh nghiệp lớn trong tuần này, dự kiến cho thấy các công ty đang gặp khó khăn với lãi suất cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu. PepsiCo báo cáo hôm thứ Tư trong khi các ông lớn tài chính như BlackRock, JPMorgan Chase và Morgan Stanley báo cáo vào cuối tuần.
Ông David Donabedian, Giám đốc đầu tư tại CIBC Private Wealth, cho biết: Thu nhập trong quý I và quý II đạt mức đáng kể. Quý III có thể là thời điểm quan trọng mà chúng ta thấy rằng thu nhập không thể tiếp tục tăng vọt và các công ty phải đối mặt với những khó khăn kinh tế từ mọi hướng.
Và điều quan trọng hơn cả kết quả quý III, theo một số nhà đầu tư, là hướng dẫn mà các nhà lãnh đạo công ty đưa ra trong năm tới.
Lợi suất trên trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ chuẩn tiếp tục tăng, sắp đạt mức 4%. Lợi suất trên trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn đã tăng lên 3,938%, mức cao thứ hai trong năm, từ 3,883% vào thứ Sáu.
Trên thị trường hàng hóa, dầu suy yếu do lo ngại về nền kinh tế suy giảm. Giá đã tăng vào tuần trước sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh do Nga dẫn đầu đồng ý cắt giảm sản lượng. Hôm thứ Ba, dầu thô Brent, chuẩn dầu quốc tế, giảm 2% xuống 94,29 đô la/thùng.
Thị trường chứng khoán các nước lao dốc. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,6%. Hang Seng của Hồng Kông đóng cửa thấp hơn 2,2%, chạm mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.
Tại châu Âu, Stoxx Europe 600 xuyên lục địa giảm 0,6%, do các công ty dầu khí và hóa chất giảm mạnh.