Thứ tư, 20/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thị trường bán dẫn của Việt Nam đã đạt 18,23 tỷ USD trong năm 2024

Huyền Trang
- 15:24, 07/11/2024

(DNTO) - Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Tuy còn phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng Việt Nam cũng có rất nhiều lợi thế để vươn lên trong ngành sản xuất chip. Ảnh: AFP

Tuy còn phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng Việt Nam cũng có rất nhiều lợi thế để vươn lên trong ngành sản xuất chip. Ảnh: AFP

Tại Diễn đàn “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” hôm 7/11, ông KC Ang, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Khu vực Đông Nam Á, Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu (SEMI), Chủ tịch khu vực châu Á, Global Foundries cho biết ngành bán dẫn toàn cầu đang phát triển nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang nổi lên là cường quốc bán dẫn trong khu vực nhờ vào chiến lược và tầm nhìn dài hạn của Chính phủ Việt Nam trong phát triển hệ sinh thái bán dẫn toàn diện vào năm 2050 như kế hoạch đào tạo 50.000 kỹ sư trong ngành bán dẫn, thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia trong ngành bán dẫn… 

Theo ông KC Ang, với nền tảng vững chắc do Chính phủ Việt Nam đặt ra cùng với quyết tâm của các nhà lãnh đạo, Việt Nam đã trở thành trung tâm năng động cho đổi mới sáng tạo và là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. 

“Thị trường bán dẫn của Việt Nam sẽ đạt 18,23 tỷ USD vào năm nay và tốc độ tăng trưởng kép là 11,48%, khối lượng thị trường sẽ đạt 31,39 tỷ USD vào năm 2029. “Từ thiết kế mạch tích hợp, lắp ráp, thử nghiệm đến đóng gói, Việt Nam có vị trí tốt để tham gia ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị bán dẫn”, đại diện Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo.

Đồng quan điểm, bà Mariam Sherman, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Lào, Campuchia, cho biết những năm qua, những năm qua, các tập đoàn công nghệ toàn cầu liên tục mở rộng việc hợp tác, lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Từ đó tạo ra các việc làm chất lượng, tăng trưởng kinh tế nhanh và Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm sản xuất lớn của khu vực. 

Việt Nam có nền tảng vững chắc từ giáo dục phổ thông nên bước tiếp theo là đầu tư cho giáo dục đại học để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

“Con đường phía trước của Việt Nam tương đối rõ ràng với các mục tiêu quan trọng, nhất là phát triển nguồn nhân lực cao. Đây là cách Việt Nam có thể chuyển mình từ một trung tâm chế biến chế tạo thành trung tâm công nghệ cao của thế giới”, bà Mariam Sherman khuyến nghị.

Amkor đã cho xây dựng nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới ở Việt Nam. Ảnh: T.L.

Amkor đã cho xây dựng nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới ở Việt Nam. Ảnh: T.L.

Nêu quan điểm về tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, ông Kees van Baar, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam cho biết chuỗi cung ứng sản xuất thiết bị bán dẫn vốn rất đồ sộ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn-nhỏ trên toàn thế giới trong nhiều phân khúc. 

Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng và phát huy ngành công nghiệp phụ trợ hiện có để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị này. Ngoài ra, Việt Nam có thể hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm phát triển công nghiệp bán dẫn như Hà Lan trong sản xuất thiết bị.

Chia sẻ với các đối tác và các nhà đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết Việt Nam cũng đang là một khách hàng, đối tác lớn của các tập đoàn công nghệ trên thế giới như Google, Meta, Amazon với thị phần không ngừng mở rộng. Đồng thời, Việt Nam cũng đang tích cực hợp tác với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc)… để cùng đào tạo nhân lực, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Việt Nam nỗ lực xây dựng môi trường kinh doanh hấp dẫn với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ cao.

“Dự kiến, trong năm 2024, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư tạo tài sản cố định, sản xuất sản phẩm công nghệ cao…. Bên cạnh đó, NIC cùng với 03 khu công nghệ cao tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều khu công nghiệp với hạ tầng hiện đại sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi, hỗ trợ thuận lợi”, ông Dũng nhấn mạnh.

Tin khác

Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
6 ngày
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
1 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Chuyển đổi số
Dữ liệu và AI đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân tích chi phí, hỗ trợ lập ngân sách, gợi ý quyết định đầu tư.
1 tháng
Chuyển đổi số
Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  
1 tháng
Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
3 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
3 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
3 tháng
Chuyển đổi số
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
6 tháng
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
8 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
8 tháng
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
8 tháng
Xem thêm