Thứ bảy, 28/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thanh khoản vẫn đi ngang vùng đáy, bất động sản nghỉ dưỡng chờ lực đẩy từ dòng vốn ngoại

Hồng Gấm
- 16:05, 20/05/2024

(DNTO) - Sức tiêu thụ yếu khiến tồn kho bất động sản nghỉ dưỡng chiếm đến 95% rổ hàng hóa của doanh nghiệp. Các chuyên gia dự báo bất động sản nghỉ dưỡng vẫn cần vượt qua chặng đường dài vô cùng gian nan ở phía trước, kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ là điểm mấu chốt để các dự án tăng lượng thanh khoản.

Sức mua nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng và shophouse ven biển trong khu vực đang xuống mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Ảnh: TL.

Sức mua nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng và shophouse ven biển trong khu vực đang xuống mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Ảnh: TL.

Trong khi các phân khúc bất động sản khác đang rục rịch trở lại đường đua, thì bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt là condotel vẫn đang đứng ngoài cuộc chơi bởi niềm tin của nhà đầu tư xuống thấp.  

Số liệu thống kê của DKRA Group vừa đưa ra cho thấy trong tháng 4/2024, nguồn cung của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trên cả nước vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, kéo dài trạng thái ảm đạm. Cụ thể, với biệt thự nghỉ dưỡng, nguồn cung quý đầu năm cải thiện nhẹ với 38 căn mới, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ, tập trung 100% tại khu vực miền bắc. Sức cầu ở mức rất thấp, lượng tiêu thụ giảm 33%, cả tháng chỉ bán được 2 căn, tầm giá dưới 15 tỷ đồng/căn. 

Đối với condotel, trong tháng 4 thị trường không ghi nhận nguồn cung mở bán mới, khiến thị trường vẫn duy trì trạng thái ảm đạm kéo dài. Nhiều dự án vướng mắc pháp lý chưa thể giải quyết, bên cạnh đó nhiều chủ đầu tư cũng liên tục dời thời gian triển khai bán hàng vì thị trường thiếu tích cực. 

Sức cầu chung ở phân khúc condotel cũng ở mức rất thấp, lượng tiêu thụ sơ cấp tập trung chủ yếu vào những sản phẩm có tổng giá trị dưới 3 tỷ đồng/căn. Giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với tháng liền kề. Bất chấp loạt ưu đãi khủng, thanh khoản thị trường vẫn vô vùng ì ạch. 

Báo cáo của VARS cũng cho thấy tình cảnh bi đát của bất động sản nghỉ dưỡng, khi cả quý đầu năm, phân khúc này có 9.970 sản phẩm mở bán. Tuy nhiên, trong đó có hơn 97% là hàng tồn kho của các dự án mở bán trước đó bị “ế” tiếp tục chào bán. Tỷ lệ tiêu thụ sơ cấp chỉ đạt 2% với khoảng hơn 160 giao dịch thành công trong quý. Phần lớn giao dịch tập trung ở những dự án biệt thự nghỉ dưỡng có mức giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn, có pháp lý hoàn thiện, tiến độ thi công đảm bảo và các căn hộ du lịch có giá trị dưới 3 tỷ đồng/căn. 

Tại Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”, chiều 18/5,  Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận định, sức tiêu thụ yếu khiến tồn kho chiếm đến 95% rổ hàng hóa của doanh nghiệp. Phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang đối mặt với 3 điểm nghẽn chính: Thủ tục pháp lý, việc triển khai đầu tư dự án nói chung chưa đồng bộ, còn chồng chéo khiến nhà đầu tư còn ngần ngại; trình tự thủ tục đầu tư phải qua nhiều bước, gây ảnh hưởng đến tạo nguồn cung; việc xác định giá đất, quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng... 

Ngoài ra, còn bởi bởi tư duy vẫn coi phân khúc này là “xa xỉ”, nên chưa được các địa phương thực sự quan tâm quy hoạch, xây dựng và phát triển bài bản. Với các nhà quản lý, khái niệm bất động sản du lịch chưa được nêu cụ thể trong các văn bản pháp lý ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản, từ đó, khó hình thành những quy định điều chỉnh, chưa có quy định kiểm soát trách nhiệm giữa chủ đầu tư và khách hàng. 

Pháp luật hiện nay chưa có quy định chế tài cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc đưa ra và thực hiện các cam kết lợi nhuận khi chào bán các sản phẩm trong các dự án bất động sản du lịch khiến phân khúc này chưa nhận được các chính sách hỗ trợ phát triển cụ thể, chưa có sự gắn kết giữa quy hoạch tỉnh với quy hoạch hệ thống du lịch, tầm nhìn đủ dài với thị trường bất động sản.

Giới phân tích đánh giá, ngoài dòng vốn ngoại, bất động sản nghỉ dưỡng có khá ít động lực để phục hồi trong ngắn hạn. Ảnh: TL.

Giới phân tích đánh giá, ngoài dòng vốn ngoại, bất động sản nghỉ dưỡng có khá ít động lực để phục hồi trong ngắn hạn. Ảnh: TL.

 

Động lực tăng cung cùng dòng vốn ngoại

Dù khó có "sóng lớn" trong ngắn hạn, song các chuyên gia đánh giá, thời gian tới bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có nhiều tiềm năng bởi thị trường đang "hồi sinh" trở lại dưới những tác động của các Bộ Luật mới có hiệu lực sớm từ ngày 1/7 tới đây. 

"Dự kiến nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng năm 2024 kỳ vọng cải thiện khoảng 20% so với năm 2023. Trong đó, loại hình căn hộ biển sẽ dẫn dắt thị trường do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền. Đồng thời, Nghị định 10/2023/NĐ-CP tháo gỡ cho hoạt động cấp sổ hồng của loại hình condotel, officetel… đem lại hy vọng cho chủ đầu tư, tạo động lực hỗ trợ bứt phá trở lại", ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay.

Cùng với pháp lý, dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài cũng đang được đánh giá là một trong những động lực cho bất động sản nghỉ dưỡng trở lại “đường ray” tăng trưởng. Mặc dù vẫn còn những điểm nghẽn ở phân khúc khách sạn nghỉ dưỡng hay condotel, nhưng loạt thương hiệu khách sạn quốc tế đang dần gia tăng độ hiện diện tại Việt Nam.

Cụ thể, thị trường đang chứng kiến sự có mặt của 200 khách sạn mang thương hiệu quốc tế. Các thương hiệu này tiếp nhận khai thác hoặc đầu tư, M&A. Có thể thấy, khối ngoại đang tranh thủ giá bất động sản tốt để “phủ sóng” kinh doanh khách sạn ở Việt Nam. Phải kể đến Marriott International - thương hiệu quản lý khách sạn toàn cầu đạt thỏa thuận tiếp nhận quản lý 7 khách sạn và resort của Vinpearl. Trong đó, có 3 khách sạn hiện hữu tại Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng và 4 cơ sở sẽ được xây mới với tổng cộng hơn 1.200 phòng, dự kiến hoàn tất vào năm 2028.

Chia sẻ kế hoạch mới đây, ông Rajeev Menon, Chủ tịch Marriott International châu Á - Thái Bình Dương, cho biết, công ty sẽ đưa thêm một số thương hiệu khách sạn mới "đổ bộ" vào Việt Nam, như The Ritz-Carlton, Westin, Element, Courtyard by Marriott... Giới chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp ngoại đang có những bước đi táo bạo, nắm bắt thời cơ định giá tài sản tốt, đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Việt Nam nhằm chuẩn bị bàn đạp đón đầu giai đoạn phục hồi và phát triển của thị trường.

Bên cạnh dòng vốn ngoại, lượng kiều hối cũng liên tục đổ về Việt Nam trong những năm trở lại đây. VARS cho biết, năm 2023, kiều hối ước đạt 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm liền kề. Đặc biệt, Việt kiều đang có xu hướng "chuộng" những phân khúc "thanh khoản khó", giá trị cao như biệt thự cao cấp ở đô thị lớn hay bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.  "Lượng kiều hối sẽ là nguồn cầu mới đẩy nhanh quá trình tan băng cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp địa ốc đang khát vốn", VARS đánh giá. 

Để khônng bỏ lỡ nguồn cầu này, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp bất động sản cần nâng cao tiêu chuẩn về thiết kế, chất lượng xây dựng và tiện ích khi phát triển sản phẩm. Cơ quan quản lý cũng cần áp dụng nhiều chính sách thuế ưu đãi như giảm, miễn thuế với Việt kiều đầu tư bất động sản tại Việt Nam. Cùng với đó, hệ thống thông tin, quy định cần minh bạch, dễ hiểu để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. 

 

Tin khác

Bất động sản
Tâm lý chờ của khách hàng chưa hoàn toàn được tháo gỡ đã khiến lượng tiền mua trả trước - khoản được coi là "của để dành" của nhiều ông lớn địa ốc sụt giảm. Để đón đầu cơ hội tăng lợi nhuận, bài toán săn quỹ đất tại các thị trường mới nổi đang mở ra cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp.
2 giờ
Bất động sản
Đồng tình với đề xuất đánh thuế người có nhiều bất động sản để tránh đầu cơ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhận định, chỉ riêng chính sách thuế sẽ không đáp ứng được yêu cầu mà phải đồng bộ các chính sách khác nữa như chính sách đất đai, quy hoạch… để tránh đạt mục tiêu này lại ảnh hưởng mục tiêu khác.
9 giờ
Bất động sản
Ngày 26/9, tại trụ sở Tập đoàn TTC đã diễn ra lễ trao văn kiện Hợp đồng thuê tổng thuộc dự án TTC Plaza Đà Nẵng giữa Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR) và Công ty TNHH AeonMall Việt Nam (AeonMall Việt Nam).
1 ngày
Bất động sản
Việc Fed giảm lãi suất sẽ là chất xúc tác giúp thị trường bất động sản giảm gánh nặng về dòng tiền. Trong đó, hưởng lợi nhiều nhất sẽ là phân phúc nhà ở, nhà ở xã hội dành cho người lao động có thu nhập trung bình và thấp. Điều này giúp họ có khả năng tiếp cận những gói vay ưu đãi.
2 ngày
Bất động sản
Dự kiến 12-18 tháng tới, các chủ đầu tư sẽ tăng tốc phát triển các dự án mới nhằm bù đắp khoảng trống lớn từ nguồn cung nhà ở. Dòng tiền sẽ cải thiện nhờ doanh số bán hàng, tuy nhiên, để tài trợ cho các dự án này, đồng nghĩa các chủ đầu tư sẽ cần huy động thêm nguồn vốn từ vay nợ.
4 ngày
Bất động sản
Được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng vốn lớn, tuy nhiên, tín dụng bất động sản chưa thể bật tăng mạnh, dù lãi suất vay đang ở mức thấp. Nguyên nhân chính là do giá nhà quá cao và thanh khoản thị trường kém, tạo ra rào cản lớn đối với quyết định đầu tư của nhiều người.
4 ngày
Bất động sản
Có thể thấy, trong bối cảnh đầu cơ bất động sản vẫn là “kênh đầu tư vua”, đánh thuế có thể là một công cụ hữu hiệu để "nắn" lại thị trường địa ốc lành mạnh hơn. Tuy nhiên, để bình ổn thị trường, giảm giá nhà hợp lý hay không lại là một “bài toán” khác. 
1 tuần
Bất động sản
Vị trí độc tôn, tầm nhìn mãn nhãn, không gian sống tràn ngập thiên nhiên, hệ tiện ích giữa tầng không sang trọng như khách sạn 5 sao, bên trong các căn hộ được thiết kế tinh tế đến từng chi tiết… Đó là những phác họa đầu tiên về dự án căn hộ phong cách resort sang trọng bậc nhất Sài Gòn - The Opus One (Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức). 
1 tuần
Bất động sản
Dữ liệu từ Batdongsan.com.vn vừa cho biết, trong trong quý 3/2024, mức độ quan tâm đất dự kiến tăng 49% so với cùng kỳ, nhà riêng tăng 25%, chung cư tăng 24%, biệt thự tăng 22%. Đáng chú ý, 72% môi giới nhận định biến động trong thị trường bất động sản hiện tại đang có nhiều tín hiệu tích cực hơn.
1 tuần
Bất động sản
Mức độ quan tâm bất động sản Bình Dương đang tăng 32% so cùng kỳ. Xung lực đến từ vị thế “thủ phủ” công nghiệp của mảnh đất này, cùng với đó là sự xuất hiện của dòng sản phẩm căn hộ vừa túi tiền, giá chỉ hơn 1 tỷ đồng/căn, đang hấp lực mạnh mẽ cả người mua ở thực và giới đầu tư. 
1 tuần
Bất động sản
"TP.HCM nên tính bảng giá đất điều chỉnh bằng cách lấy giá bồi thường thực tế tại các tuyến đường đã được phê duyệt làm chuẩn, đồng thời áp dụng phương pháp so sánh để xác định giá đất của các tuyến đường trong cùng khu vực, hoặc giữa các khu vực trên địa bàn từng quận, huyện và TP. Thủ Đức", HoREA hiến kế.
1 tuần
Bất động sản
Đưa ra kịch bản cho thị trường nhà ở quý IV/2024 tại TP.HCM, các chuyên gia nhận định, nguồn cung mới sẽ cải thiện theo hướng cân bằng. Việc điều chỉnh lại các quy hoạch nguồn cung nhà ở xã hội và trợ lực từ vốn đầu tư công đang được thúc mạnh, sẽ là điểm sáng giúp thanh khoản căn hộ phía Nam tăng trở lại. 
1 tuần
Bất động sản
Đầu tư bất động sản thời điểm giá tăng là việc không hề dễ dàng, bởi đây là lớp tài sản có mức độ nhạy cảm về rủi ro lớn nhất. Việc chọn sai khu vực và phân khúc để rót vốn là điểm yếu "chí mạng" khiến nhiều nhà đầu tư trong năm 2021 - 2022 cho đến nay vẫn chưa về bờ. 
1 tuần
Bất động sản
Không chỉ rốt ráo tháo gỡ thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, tăng trưởng tín dụng cho phân khúc này cũng đang trầm lắng. Các chuyên gia khẳng định, phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay vốn, chỉ vậy người lao động mới có thể chạm tay vào giấc mơ an cư.  
2 tuần
Bất động sản
Bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở là 4 phân khúc dự báo hoạt động hiệu quả, duy trì sự sôi động cho thị trường bất động sản nhờ lợi thế về hạ tầng và dòng vốn ngoại tích cự. Song, để thị trường thực sự bùng nổ, còn đang chờ đợi nhiều vào việc "mở khoá" nguồn cung sản phẩm.
2 tuần
Xem thêm