Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với thế giới và ứng phó của Việt Nam

GS.TS Vũ Văn Hiền
- 10:43, 03/11/2020

(DNTO) - Giữa những tác động to lớn của đại dịch Covid-19 lên toàn thế giới, sự ứng phó kịp thời và hiệu quả là các yếu tố giúp Việt Nam vững vàng.

Dịch bệnh Covid-19 là một đại dịch nguy hại có tác động to lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Thế giới đã từng chứng kiến những dịch cúm, dịch tả, thương hàn, lao phổi… giết hại hàng triệu người, tàn phá nhiều vùng miền một nước và nhiều nước trong một khu vực.

Đại dịch Covid-19 có sức tàn phá và hủy diệt không hề thua kém các dịch bệnh trước đây với hàng chục triệu người mắc bệnh, hàng triệu người tử vong, hàng tỉ người phải cách ly trong hoang mang, lo ngại. Điều rất khác biệt của đại dịch lần này chính là sự lan tỏa vô cùng nhanh chóng, gây tổn thất nặng nề, nhiều mặt trên toàn thế giới và đặc biệt, ở những nước giàu mạnh nhất, tiềm năng và trình độ khám chữa bệnh cao nhất lại có số người tử vong nhiều nhất.

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đưa Covid-19 theo các đường hàng không, đường bộ, đường thủy đến tất cả các châu lục và tàn phá khủng khiếp các nước lớn như Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Italia. Covid-19 đã xâm nhập tới hơn 200 nước trên toàn thế giới, tấn công mạnh mẽ vào các trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất toàn cầu.

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đưa Covid-19 xâm nhập hơn 200 quốc gia. Ảnh: FT.

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đưa Covid-19 xâm nhập hơn 200 quốc gia. Ảnh: FT.

1. Đại dịch này tác động nhiều mặt đến toàn thế giới. Toàn bộ các hoạt động ở tất cả các nước đều bị ngừng trệ, đảo lộn và có nơi, có lúc bị hỗn loạn. Đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thể thấy rõ trên những nét chính sau:

Thứ nhất, kinh tế thế giới đứng trước những thách thức nghiêm trọng, rơi vào cuộc suy thoái và khủng hoảng mới rất khó đoán định. Dịch Covid-19 tạo ra cú sốc cả về nguồn cung (đứt đoạn sản xuất, nghỉ việc, phá sản làm ngắt và giảm sút các chuỗi cung ứng); làm tê liệt nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; làm suy giảm nhanh chóng thương mại và đầu tư quốc tế; gây hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu và với mọi quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đại dịch Covid-19 phá vỡ trật tự kinh tế và xã hội với tốc độ nhanh, quy mô rộng và mức độ khốc liệt chưa từng có trong lịch sử, nghiêm trọng hơn cả Đại suy thoái 1929-1933 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Hầu như tất cả các ngành kinh tế, dịch vụ đều bị ngưng trệ, suy giảm nghiêm trọng. Từ các ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp đến giao thông vận tải, nhất là hàng không, du lịch đều thiệt hại nặng nề.

Những lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất là điện tử, ô tô, sắt thép, dệt may, hóa chất, thiết bị máy móc, hóa dầu, tài chính. Tất cả đầu vào, đầu ra, cung, cầu sản xuất và tiêu dùng, thương mại quốc tế đều giảm sút nghiêm trọng. IMF ước tính có tới hơn 170 nước sẽ giảm tăng trưởng trong năm 2020, GDP toàn cầu có thể bị thiệt hại hơn 9.000 tỉ USD, thu nhập của người lao động trên thế giới sẽ thiệt hại khoảng 3.400 tỉ USD, đẩy 500 triệu người vào cảnh đói nghèo.

Khác với các cuộc suy thoái, khủng hoảng kinh tế trước đây, cuộc khủng hoảng lần này có tác động kép từ cấu trúc của kinh tế thế giới cùng với tác động lớn hơn là cú sốc từ bên ngoài. Thời gian phục hồi của nền kinh tế thế giới và của từng bước nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm kết thúc của đại dịch Covid-19 cùng với năng lực thích ứng của cộng đồng quốc tế cũng như của mỗi quốc gia, dân tộc.

Hình ảnh chu đáo hết lòng của những người nơi tuyến đầu chống dịch làm nức lòng nhân dân ta và cả bè bạn quốc tế. Ảnh: Internet.

Hình ảnh chu đáo hết lòng của những người nơi tuyến đầu chống dịch làm nức lòng nhân dân ta và cả bè bạn quốc tế. Ảnh: Internet.

Thứ hai, Covid-19 làm gia tăng các nhân tố bất ổn, bất trắc và bất định trên phạm vi toàn thế giới và trong từng quốc gia. Quan hệ quốc tế về chính trị - an ninh đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước lớn, nay thêm tác động của đại dịch này, tình hình sẽ càng phức tạp hơn. Quan hệ Trung-Mỹ đã đẩy tới mức độ mới, căng thẳng hơn.

Hai bên vốn đã bất đồng sâu sắc về vấn đề Đài Loan, Hồng Kông, Biển Đông, nay lại liên tục đổ lỗi cho nhau về nguồn gốc và cách xử lý dịch. Nga đang tranh thủ đại dịch Covid-19 để tạo thế tốt hơn trong tam giác chiến lược Mỹ-Trung-Nga theo hướng cân bằng hơn, vừa tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, vừa giảm sức ép từ Mỹ. Quan hệ Trung-Nhật đang có dấu hiệu bất ổn, quan hệ Trung-Ấn có phần phức tạp hơn trước.

Trong đời sống chính trị, an ninh thế giới hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều chưa thể có khả năng áp đặt trật tự thế giới theo ý muốn nên “khoảng trống quyền lực” đó là yếu tố khích lệ các cường quốc khác cũng như các quốc gia tầm trung tăng cường vai trò của mình và tự tin tăng tính tự chủ về chiến lược phát triển.

Covid-19 thực sự là phép thử đối với vai trò của Nhà nước trong quản trị quốc gia và điều hành đất nước, bộc lộ những ưu, nhược điểm trong phòng, chống dịch của mỗi hệ thống chính trị - xã hội. Đại dịch này làm sâu sắc hơn mặt trái của toàn cầu hóa, kích thích trào lưu bảo hộ.

Như vậy, đại dịch Covid-19 đã có tác động đối với trật tự thế giới, buộc một số thể chế quốc tế có sự điều chỉnh các “luật chơi”. Từ đó đòi hỏi tất cả các quốc gia phải có sự điều chỉnh chính sách và giải pháp hợp lý để thích nghi với điều kiện mới và tự bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài.

Thứ ba, Covid-19 làm xuất hiện nhiều vấn đề xã hội phức tạp mới. Cả thế giới và mỗi nước đều chưa lường hết được những tác động tiêu cực của đại dịch này trong đời sống sinh hoạt xã hội. Với các mức độ khác nhau, các biện pháp dãn cách xã hội, cách ly tập trung và cách ly tại gia đình, cấm đoán hoặc hạn chế nhiều hoạt động tối cần thiết trong đời sống gây tâm trạng bất an, lo âu lan tràn trên toàn xã hội và với mỗi người. Tất cả mọi sinh hoạt ăn, ở, đi lại, học hành, du lịch, thể thao, giải trí đều bị ngưng đọng và đứt gẫy.

Tình trạng phải dùng đến các trung tâm thể thao để tạm chứa người thiệt mạng trong đại dịch, người chết không kịp thiêu hoặc thiếu nơi chôn cất đã thực sự là những hình ảnh thảm khốc nhất trong thế giới văn minh, hiện đại. Đại dịch lần này làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo giữa các quốc gia và giữa các tầng lớp xã hội trong từng quốc gia. Nhiều nước đã nghèo lại càng nghèo hơn. Nhiều giai tầng xã hội đã nghiên cứu lại mất hết việc làm, sụt giảm thu nhập làm cho đời sống ngày càng khốn khó.

Thứ tư, tác động có tính tích cực của đại dịch Covid-19 chính là việc tạo động lực thúc đẩy điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng cân bằng và bền vững hơn. Đại dịch lần này buộc các nước “biết mình, biết người hơn” để đẩy nhanh quá trình điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình mới theo hướng: (1) Cân bằng hơn giữa mở cửa hướng ngoại với tự cường, hướng nội. (2) Chú trọng hơn đến tính hiệu quả của quản lý và quản trị xã hội. (3) Điều chính các chính sách phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững hơn. (4) Ứng dụng nhanh công nghệ mới và chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội.

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà”, là câu cửa miệng và cũng là hành động sâu sát, tỉ mỉ của chúng ta trong thời gian qua. Ảnh: Vinmec.

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà”, là câu cửa miệng và cũng là hành động sâu sát, tỉ mỉ của chúng ta trong thời gian qua. Ảnh: Vinmec.

2. Trong tình hình toàn thế giới như vậy, việc phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Truyền thông quốc tế đánh giá, là một nước còn nghèo, lại gần một trăm triệu dân, hệ thống y tế còn hạn chế nhưng Việt Nam đã nổi lên như hình mẫu thành công chống dịch của toàn thế giới. Làm nên điều kì diệu này thể hiện đậm nét bản lĩnh Việt Nam, là ý chí kiên cường, hành động quyết liệt quả cảm và sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cả nước.

Với quyết tâm chính trị cao và từ kinh nghiệm thành công trong việc đối phó với dịch SARS năm 2002 và H1N1 năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã có những chủ trương đúng đắn và giải pháp hữu hiệu để đối phó với Covid-19 ngay từ tháng 1/2020 – thời điểm Trung Quốc mới báo cáo một số ca bệnh ở thành phố Vũ Hán, tâm dịch đầu tiên ở nước này.

Những giải pháp chính xác, quyết liệt và hiệu quả đã được Chính phủ đưa ra và thực thi lập tức, đồng bộ như kiểm dịch trên diện rộng, truy tìm đến cùng những nguồn tiếp xúc với mầm bệnh. “Đi từng ngõ, gõ từng nhà”, là câu cửa miệng và cũng là hành động sâu sát, tỉ mỉ của chúng ta trong thời gian qua.

Ý Đảng, quyết tâm của Chính phủ và lòng dân đã hòa quyện thành một sức mạnh tổng hợp để Việt Nam chống dịch bệnh. Cả hệ thống chính trị vào cuộc, Bộ Chính trị có kết luận và chỉ thị về công tác chống dịch; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi, khích lệ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thường xuyên bàn định đưa ra các quyết định và giải pháp sáng suốt, đầy trách nhiệm, vừa đảm bảo cho việc phòng chống dịch bệnh, vừa quan tâm đến đời sống của tất cả nhân dân trong điều kiện khó khăn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhanh chóng thông qua các quyết sách để hỗ trợ dân nghèo, bảo đảm cho sản xuất kinh doanh trong điều kiện sống chung với dịch bệnh.

Đến nay dịch bệnh Covid-19 ở nước ta đã bị đẩy lùi một bước quan trọng. Ảnh:baodanang

Đến nay dịch bệnh Covid-19 ở nước ta đã bị đẩy lùi một bước quan trọng. Ảnh:baodanang

Các chiến sĩ áo trắng ngành y không quản hy sinh, gian khổ, đi đầu trong phòng chống dịch bệnh. Tất cả các bệnh nhân nhập các tuyến viện đã được chăm lo chạy chữa với sự quan tâm thấu đáo nhất. Chắc không có nơi nào như ở nước ta, tất cả mọi thông tin về dịch bệnh đều được công khai, minh bạch; từng nguồn nhiễm bệnh đều được thông báo; các bệnh nhân nặng được hàng chục chuyên gia y tế hàng đầu của cả nước thường xuyên hội chẩn để xử lý tình trạng sức khỏe.

Để phòng, chống và đẩy lủi được dịch bệnh phải kể đến sự quả cảm, tận tâm vì nước, vì dân của lực lượng quân đội, công an. Cán bộ, chiến sĩ từ nơi biên cương Tổ quốc đến các khu cách ly, các địa bàn dân cư đều không ngại khó khăn, gian khổ thực hiện trọn vẹn các nhiệm vụ được giao. Hình ảnh chu đáo hết lòng của các anh bộ đội, của các chiến sĩ công an nơi tuyến đầu chống dịch làm nức lòng nhân dân ta và cả bè bạn quốc tế.

Trong hoạn nạn càng thấy được phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta. Từ những nhà hảo tâm, những doanh nghiệp đến những người còn nhiều khó khăn nhưng thương người như thể thương thân, sẵn sàng chia sẻ và tương thân, tương ái. Khắp các miền Nam, Bắc, ngược xuôi, xuất hiện những trạm tự động phân phát gạo, thực phẩm cho người nghèo, nhiều siêu thị phục vụ các mặt hàng thiết yếu không lấy tiền, hàng trăm điểm cung cấp những xuất ăn miễn phí, hàng triệu dụng cụ y tế và khẩu trang được sản xuất và cấp phát cho dân.

Đến nay dịch bệnh Covid-19 ở nước ta đã bị đẩy lùi một bước quan trọng. Mô hình chống dịch hiệu quả với đồng thuận xã hội cao, chi phí thấp được cộng đồng quốc tế đánh giá rất tích cực; khẳng định tính ưu việt của thể chế chính trị nước ta cũng như sự đúng đắn của các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chủ động, tích cực của toàn dân. Đó là thắng lợi to lớn nhưng phía trước vẫn nhiều việc phải làm. Khi cả thế giới vẫn còn dịch bệnh, những diễn biến mới vẫn là thách thức mà chúng ta phải lưu tâm.

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần bình tĩnh, kiên định thực hiện những biện pháp hữu hiệu đã làm, tiếp tục thực thi nhiều giải pháp thích nghi với đại dịch và không lơi lỏng công tác phòng chống dịch, đồng thời thực hiện các chính sách hữu hiệu để thúc đẩy kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống nhân dân, đặc biệt là người nghèo.

Các giải pháp giảm thiểu tác động về kinh tế xã hội của đại dịch Covid-19 phải mang tính đồng bộ với quyết tâm cao, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân duy trì sản xuất, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế và doanh nghiệp để vượt qua dịch và chuẩn bị mọi điều kiện tranh thủ cơ hội bật dậy sau dịch. Với bản lĩnh Việt Nam từng hiên ngang vượt qua mọi thách thức và chiến thắng mọi kẻ thủ, nhất định chúng ta sẽ nhanh chóng phục hồi sản xuất, bình thường hóa các hoạt động kinh tế - xã hội và bảo đảm cho sự phát triển mọi mặt của đất nước.

GS.TS Vũ Văn Hiền

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong giai đoạn cuối năm với nhiều biến động của thị trường quốc tế, đặc biệt kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu dài hơi, bền bỉ nếu muốn người tiêu dùng quốc tế nhớ đến mình.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Là một trong những hoạt động thường niên của Hội DNT Việt Nam, chương trình tập huấn công tác Hội DNT toàn quốc 2024 được tổ chức tại thành phố Pleiku (Gia Lai) trong 2 ngày (15-16/11) đã đem lại những thông tin thiết thực, bổ ích, góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn phòng Hội.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế. Người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Triển lãm quốc tế về giải pháp nội thất thông minh (SFS Vietnam 2024) diễn ra tại WTC EXPO Bình Dương từ ngày 27 - 30/11 với mục đích xúc tiến thương mại và góp phần vào công cuộc phát triển ngành gỗ Việt Nam.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
“Đã có những lúc, tôi muốn bỏ cuộc giữa chừng. Tôi từng có ý định mua vé máy bay để về trước”, chị Lương Thị Hương, một trong hai thành viên nữ của đoàn xe điện VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng chia sẻ. Nhưng cuối cùng, tất cả đều hoàn thành hành trình hơn 10.000 km và chứng minh xe điện Việt có thể đi bất cứ đâu.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/11, Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh (YBA HCM) đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân và Sự kiện cưới. Đây là câu lạc bộ thứ 11 trực thuộc YBA HCM.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chọn ngân hàng để mở tài khoản được ví như chọn “người bạn đồng hành” cùng các hoạt động tài chính, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hối hả từng ngày để chuẩn bị cho dịp khai trương, Trung tâm Thương mại Satra Võ Văn Kiệt (Q.6) đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Với mô hình one-stop shopping, nơi đây hứa hẹn mang đến trải nghiệm mua sắm và giải trí hoàn hảo, đồng thời gia tăng tiện ích cho mọi khách hàng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 10/11, 568 em học sinh tại huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre vui mừng được đón nhận học bổng từ Tập đoàn TTC.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do tổ chức Trinity Quốc tế 2024 trao tại diễn đàn Trinity 2024. Trinity 2024 là diễn đàn thương mại bán lẻ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không, thu hút hơn 400 lãnh đạo cấp cao và chuyên gia toàn cầu của hơn 80 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh, mỗi doanh nghiệp cần trở thành một đại sứ quảng bá giá trị văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm