Super Bowl - Phản ánh tình trạng nền kinh tế Mỹ. Bài 2: Cửa sổ nhìn vào 2023

(DNTO) - Nhìn vào những tên tuổi xuất hiện trên lịch quảng cáo của Super Bowl, ta có thể thấy được những ai đang thắng thế trên thị trường Mỹ.
Bài 1: Tâm điểm quảng cáo

Quảng cáo bia Budweiser. Ảnh: YouTube
Trong Super Bowl năm nay, danh sách quảng cáo có vẻ đã quay ngoắt lại thời kỳ trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.
Bia, đồ uống, đồ ăn vặt lên ngôi
Anheuser-Busch, hãng bia lớn nhất thế giới đằng sau các tên tuổi Budweiser, Michelob, Stella Artois, và Beck's, đã dẫn đầu thời lượng quảng cáo trong Super Bowl, với 3 phút phát sóng.
Các tên tuổi đồ uống và bia khác như Heineken và Diageo cũng đều tham gia.
Bên cạnh đó là các công ty sản xuất đồ ăn vặt M&M, Doritos, Pringles, các studio sản xuất phim và nhiều hãng sản xuất ô tô.
Quảng cáo thu hút nhiều sự chú ý nhất là PopCorners, một loại bánh ăn vặt của hãng Poppables.
Poppables đã mời các ngôi sao Bryan Cranston và Aaron Paul của bộ phim "Breaking Bad" tham gia. Video quảng cáo này đạt 2,8 triệu lượt xem trên YouTube.

Quảng cáo PopCorners với sự tham gia của các ngôi sao phim "Breaking Bad". Ảnh: YouTube
Các biện pháp giãn cách xã hội trong các năm 2020 đã đẩy hoạt động kinh tế lên mạng Internet. Nhà hàng đóng cửa, quán bar ế ẩm, con số tham gia các dịch vụ mạng tăng cao. Giới đầu tư đổ tiền vào các loại công nghệ có tiềm năng như tiền tệ mã hoá, tin vào tương lai kỹ thuật số.
Nhưng khi đại dịch yếu dần và nền kinh tế dần hồi phục, lạm phát cùng với lãi suất cho vay tăng cao, giết chết các công ty công nghệ vốn không thể sống sót trong môi trường “thắt lưng buộc bụng”.
Hiện tượng quay ngoắt từ tiền tệ mã hoá sang đồ ăn vặt có phần nào tương tự như thời kỳ tan vỡ “bong bóng dot-com”.
Giãn cách xã hội kết thúc, người dân quay trở lại tham gia các hoạt động xã hội ngoài trời, và thế là bia, đồ uống, đồ ăn vặt quay trở lại là những sản phẩm được ưa chuộng.
Cơ hội cho xe điện, dịch vụ thuế
Các loạt quảng cáo trong Super Bowl 2023 nhìn khá tương tự với thời kỳ 2019-2020, chỉ khác biệt ở chỗ có sự hiện diện của rất nhiều mẫu mã xe điện.
Hiện tượng quay ngoắt từ tiền tệ mã hoá sang đồ ăn vặt có phần nào tương tự như thời kỳ tan vỡ “bong bóng dot-com”. Nhưng nhìn chung, đó là xu hướng đàn hồi của nền kinh tế hậu đại dịch.
Giá xăng dầu, lãi suất tiết kiệm, thị trường bất động sản và việc làm đều đang lên xuống thất thường, làm mối lo ngại tài chính tăng cao. Tạo cơ hội khai thác cho các công ty dịch vụ thuế như Turbotax và các hãng sản xuất xe điện, và họ đều giành chỗ quảng cáo trong Super Bowl.
Tuy vậy, một số “kẻ thua cuộc” vắng bóng trong Super Bowl vẫn còn có thể xây dựng lại.
Sự kiện “bong bóng dot-com” tan vỡ từng góp phần tạo điều kiện bùng nổ ngành phần mềm máy tính, thay đổi toàn thế giới trong những năm 2010. Cái chết của hãng bán sản phẩm thú cưng Pets.com đã mở đầu cho làn sóng mua sắm qua mạng.
Super Bowl 2023 tuy đánh dấu sự trở lại bình thường cũ của Mỹ, nhưng có lẽ một ngày nào đó không xa, ta có thể nhìn lại và nhận thấy sự tan vỡ “bong bóng crypto” đã là nền móng cho một loại kinh tế số hoá nào đó trong tương lai.