Thứ tư, 18/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Siêu thị ngoại phàn nàn nhà cung ứng nội địa thường xuyên giao hàng chậm, thiếu hàng

Huyền Trang
- 16:21, 17/07/2024

(DNTO) - Dù đã bước chân vào các chuỗi bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam nhưng nhiều nhà cung ứng trong nước vẫn chưa thể đảm bảo đồng bộ về chất lượng, thời gian giao hàng...

Để vào được hệ thống phân phối hiện đại, ngoài việc chuẩn bị kĩ lưỡng giấy tờ, hồ sơ pháp lý, các nhà cung cấp cần đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm đồng đều, liên tục. Ảnh: T.L.

Để vào được hệ thống phân phối hiện đại, ngoài việc chuẩn bị kĩ lưỡng giấy tờ, hồ sơ pháp lý, các nhà cung cấp cần đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm đồng đều, liên tục. Ảnh: T.L.

Siêu thị ngoại vẫn khó làm việc với doanh nghiệp nội

Là một trong những nhà bán lẻ nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt Nam (2008), LOTTE Mart hiện đã có 16 siêu thị tại đây. “Ông lớn” bán lẻ đến từ Hàn Quốc coi đất nước 100 triệu dân là thị trường quan trọng của Tập đoàn LOTTE Hàn Quốc. Vì vậy, họ tích cực mở rộng hệ thống siêu thị và đa dạng hóa sản phẩm, hàng hóa trên kệ hàng bằng việc phối hợp với các nhà cung cấp nội địa. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của nhà chức trách địa phương trong chiến lược “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 

Tuy vậy, sau nhiều năm tìm kiếm, kết nối với các nhà cung ứng nội địa, đại diện chuỗi bán lẻ cho biết việc phối hợp này vẫn còn khó khăn. Ông Park Chang Lyul, Giám đốc Vận hành LOTTE Mart Việt Nam, cho biết, dù đã có cải thiện nhưng mẫu mã, bao bì của các sản phẩm nội địa vẫn chưa theo kịp thị hiếu của người dùng. Chưa kể, nhiều nhà phân phối vẫn khó khăn trong việc đảm bảo sự đồng đều của số lượng và chất lượng hàng hóa cung cấp.

“Chúng tôi nhận thấy nhiều nhà phân phối gặp khó khăn trong việc đảm bảo thời gian giao hàng, bị chậm trễ hoặc thiếu hàng, hay hàng hóa không đạt đủ điều kiện giao nhận, khó khăn trong việc giữ sản phẩm tươi ngon khi vận chuyển đến siêu thị”, ông Park Chang Lyul nói.

Với các nhà cung ứng mới, quá trình thẩm định hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả kiểm nghiệm, quy định tem nhãn... còn khó khăn hơn. Ông Park thừa nhận một thực tế là đa phần các nhà cung cấp nội địa quy mô nhỏ và vừa thường thiếu hồ sơ pháp lý, hoặc hồ sơ không đúng quy chuẩn. Vì vậy, hệ thống siêu thị mất rất nhiều thời gian cho việc xét duyệt hồ sơ.

“Các nhà cung cấp trước tiên phải đáp ứng về mặt giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm, chứng nhận hoạt động cũng như tìm hiểu về quy trình giao nhận hàng hóa của hệ thống bán lẻ để đảm bảo cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết”, ông nói.

Tương tự, với hệ thống chuỗi siêu thị của Central Retail (Siêu thị GO! BIG C, Top Market), bà Nguyễn Thị Mai Phương, Giám đốc Thương mại ngành hàng của Central Retail, cho biết khi thị trường yêu cầu khắt khe hơn về việc sử dụng sản phẩm xanh, hạn chế túi nilon hay tái chế rác thải, tạo sức ép lên hệ thống bán lẻ. Vì vậy, tập đoàn này cũng phải khuyến nghị và hướng dẫn các nhà cung cấp chuyển hướng sử dụng bao bì dễ phân hủy để đóng gói, cũng như bắt tay để thực hiện thành công việc tái chế rác thải.  

Quá trình để các nhà sản xuất, cung ứng thay đổi cũng không dễ dàng, vì buộc họ phải điều chỉnh dây chuyền sản xuất, công nghệ, quy trình vận hành của họ, gây tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy, bản thân tập đoàn cũng phải rất nỗ lực để làm việc các nhà cung ứng nội địa nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn mới như tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững.

“Tại các điểm gần vị trí gửi xe, chúng tôi cùng các đối tác đặt các máy thu gom tái chế từ chai nhựa hay lon nhôm, hướng dẫn khách hàng phân loại rác tại nguồn… Trong hơn 30.000 sản phẩm ở nhiều ngành hàng, đã có nhiều hơn sản phẩm bao bì xanh…Đây là bước ngoặt lớn thể hiện nỗ lực của doanh nghiệp trong làm việc với các nhà cung cấp”, bà Phương nói.

Áp lực trước các nhà sản xuất ngoại 

Tập đoàn thực phẩm đến từ Thái Lan đang mở rộng hoạt động sản xuất thực phẩm tại Việt Nam. Ảnh: T.L.

Tập đoàn thực phẩm đến từ Thái Lan đang mở rộng hoạt động sản xuất thực phẩm tại Việt Nam. Ảnh: T.L.

Hiện cả nước có hơn 1.167 siêu thị, 254 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi, theo Bộ Công Thương. Hệ thống bán lẻ hiện đại đang chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ với tốc độ tăng trưởng tới 11,8%/năm. 

Tỷ lệ này sẽ ngày càng gia tăng khi các “ông lớn” bán lẻ nước ngoài như LOTTE, Central Retail, Aeon... tiếp tục bày tỏ tham vọng mở rộng hoạt động của các siêu thị tại thị trường Việt Nam. 

Điều này phù hợp với làn sóng tiêu dùng hiện đại, khi người tiêu dùng bắt đầu ưa chuộng các sản phẩm hàng hóa được kiểm soát về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Một bộ phận người tiêu dùng chuyển dịch dần từ việc mua sắm ở các chợ truyền thống sang siêu thị. Vì vậy, để tiếp tục đón đầu làn sóng này, các nhà bán lẻ buộc giữ hoặc nâng cao tiêu chuẩn kiểm soát đầu vào của mình, đồng nghĩa, họ sẽ vẫn giữ quy định làm việc khắt khe với các nhà cung cấp địa phương, để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trong khi đó, thị trường sản xuất trong nước ngày càng mở rộng với sự tham gia của nhiều nhà cung ứng, đặc biệt là những nhà sản xuất nước ngoài, có vốn đầu tư nước ngoài.

Một số cái tên nổi bật như CP Group (Thái Lan), Sojitz, Earth Chemical (Nhật Bản), Chelijedang (Hàn Quốc), Mondelēz International (Hoa Kỳ), Daesang Corp (Hàn Quốc)... ngày càng mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam, đang chiếm thị phần không nhỏ trong một số ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng nhanh. Tiềm lực lớn mạnh của các nhà sản xuất ngoại khi lấn sân vào thị trường sản xuất Việt Nam sẽ tiếp tục tạo áp lực cho các nhà sản xuất trong nước. 

Vì vậy, nếu các nhà sản xuất nội địa không kịp nâng cấp quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, cải tiến vận hành, nâng cao mẫu mã và chất lượng sản phẩm, cải thiện logistics và hậu cần... sẽ khó cạnh tranh với các nhà sản xuất FDI, và càng khó bước chân vào các chuỗi siêu thị hiện đại, hoặc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên kệ hàng. 

Để giúp doanh nghiệp sản xuất nội địa chuyển dịch nhanh hơn, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết đơn vị này sẽ tập trung đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp nâng cao nhận thức để có thể truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm và ứng dụng công nghệ mới. Vị này cũng nhấn mạnh đến Kế hoạch hành động quốc gia để có hệ thống lương thực, thực phẩm an toàn, đảm bảo tiêu dùng xanh, bền vững, cần tiếp tục được thực hiện.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp được kết nối tiêu thụ trên các thị trường nội, ngoại tỉnh và nước ngoài, Ban Chỉ đạo tỉnh về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tỉnh (BCĐ 598 tỉnh) đã chỉ đạo các thành viên đẩy mạnh mở rộng giao thương, xúc tiến thương mại, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chế biến, bảo quản, nâng cao giá trị nông sản.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các hàng rào an ninh xung quanh Elon Musk, người giàu nhất thế giới và CEO của Tesla và SpaceX, đang ngày càng trương phình để đối phó với các hiểm họa gia tăng đe dọa tính mạng ông.
16 giờ
Tiếng nói doanh nhân
Trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với khoảng 1,5 vụ điều tra liên quan đến chống bán phá giá, chống lẩn tránh xuất xứ hàng hóa, và các biện pháp thuế quan. Điều này không chỉ gây gián đoạn đến chuỗi cung ứng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
21 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chuyên gia cho biết việc doanh  nghiệp vội vã mua tín chỉ carbon để đáp ứng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), có thể sẽ thiệt hại về tài chính khi những hướng dẫn từ phía EU vẫn chưa rõ ràng.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nvidia đã ấn định vai trò là một thế lực thống trị trong phân khúc công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI), sở hữu khả năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ thị trường chứng khoán. Nhưng mức giá cổ phiếu hiện tại của công ty này không phản ánh giá trị thực sự của họ.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần đầu tiên được kì vọng lan toả được những giá trị tốt đẹp của văn hoá kinh doanh Việt Nam, đồng thời, tiếp thu được tinh hoa văn hoá kinh doanh Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đặt hạn mức tín dụng cho từng phân khúc khách hàng, thưởng cho nhân viên thu hồi nợ và chiết khấu nếu thanh toán sớm… sẽ giúp doanh nghiệp giảm tỷ trọng công nợ phải thu của mình.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết đường nhập lậu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành mía đường trong nước, khiến 16 trên tổng số 41 nhà máy sản xuất đường phải đóng cửa.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất tại một nhà máy quan trọng của Samsung Electronics ở miền nam Ấn Độ đã bị gián đoạn do hàng trăm nhân viên đình công đòi tăng lương. Hiện tại các giám đốc điều hành cấp cao đang tìm cách giải quyết một đợt bất ổn về lao động hiếm hoi tại nước này.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đưa ra các chính sách bán hàng, chính sách giá hấp dẫn cho người tiêu dùng, đồng thời giúp các nhãn hàng, nhà cung cấp phát triển bền vững, khẳng định giá trị thương hiệu là cách SATRA gia tăng lợi thế cho cả hai bên, đồng thời khẳng định vị thế chính mình trên thị trường bán lẻ.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Doanh nghiệp dệt may cho biết đang rất khó khăn tuyển dụng lao động trong nước nhưng lại đang nhận được sự quan tâm của người lao động từ một số thị trường quốc tế.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
"Cha đẻ ATM gạo" Hoàng Tuấn Anh đã khẩn trương xây dựng chương trình "ATM cứu nạn", với mục tiêu huy động nhiều nhất áo phao, xuồng máy từ các tỉnh phía Nam và nhanh chóng đưa đến cho người dân vùng lũ phía Bắc.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đến nay chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào được quyết định chủ trương và giao chủ đầu tư. Một số nhà đầu tư nước ngoài không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi cơ hội từ Việt Nam.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chủ tịch Quỹ đầu tư A+ cho biết có hàng tỷ USD sẵn sàng đầu tư vào các dự án xanh ở Việt Nam nhưng thị trường đang thiếu dự án trong lĩnh vực phát triển bền vững, giảm phát thải; nếu có thì quy mô cũng rất nhỏ.
1 tuần
Xem thêm