Thứ sáu, 18/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Một thập kỷ rực rỡ của các đại gia bán lẻ Thái Lan trên đất Việt

Huyền Trang
- 16:59, 10/06/2024

(DNTO) - Các doanh nghiệp Thái Lan đã thành công trong việc khai thác thị trường bán lẻ Việt Nam nhờ vào việc chuẩn bị nguồn lực mạnh mẽ, đầu tư bài bản. 

 

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang trở thành mảnh đất 'hốt bạc' của các đại gia bán lẻ Thái Lan. Ảnh: T.L.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang trở thành mảnh đất 'hốt bạc' của các đại gia bán lẻ Thái Lan. Ảnh: T.L.

Sự bành trướng của doanh nghiệp ngoại 

Năm 2013, một tập đoàn Thái Lan là TCC Group thông qua công ty bán lẻ thành viên Berli Jucker PCL (BJC) bước chân vào thị trường bán lẻ Việt Nam bằng việc mua hệ thống 42 cửa hàng FamilyMart (liên doanh của Tập đoàn Phú Thái với đối tác Nhật) và đổi tên thành B’mart. 

Sau đó, gã khổng lồ bán lẻ hàng đầu Thái Lan tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động bằng việc mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry và đổi tên thành MM Mega Market Việt Nam. 

Sự bành trướng thành công của BJC cũng mở đường cho nhiều ông lớn xứ sở chùa Vàng tiếp tục đổ bộ sang đất nước hình chữ S. Ngay sau đó, Central Group cũng vượt qua nhiều đối thủ để mua lại Big C Việt Nam. Thông qua công ty con Central Retail, tay chơi này cũng đang thực hiện tham vọng trở thành chuỗi bán lẻ số 1 tại Việt Nam khi sở hữu hàng loạt thương hiệu như Nguyễn Kim, Central Food Hall, Tops Market, Tops Daily, Tops Superstore, Tops Online, GO!, Mini go! và siêu thị Lan Chi. 

“Thị trường Việt Nam rất dồi dào, đặc biệt thị trường bán lẻ, các nhà đầu tư nước ngoài đã để ý đến ‘miếng bánh’ này từ rất lâu. 10 năm trước, các nhà đầu tư Thái Lan đến đây và chỉ hỏi tôi về ngành bán lẻ, không hỏi về các ngành khác như năng lượng, xây dựng hay công nghệ. Giờ đây, chúng ta thấy các chuỗi bán lẻ Việt Nam rất nhiều do Thái Lan đầu tư. Các chuỗi sản xuất bán lẻ, hàng tiêu dùng ví dụ như Sabeco, Vinamilk đều có cổ đông lớn là người Thái”, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Chuyên gia kinh tế độc lập, sáng lập viên Think Future Consultancy, cho biết. 

Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng đã chứng minh những nhận định 10 năm trước của các đại gia Thái Lan là rất đúng đắn khi liên tục duy trì mức tưởng trên 2 con số, quy mô thị trường vượt con số 180 tỷ USD trong năm 2023. Điều này cũng giúp những khoản đầu tư của các tập đoàn bán lẻ Thái Lan trong thập kỷ qua sinh sôi nảy nở. 

Trong Bảng xếp hạng Top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2023 của Vietnam Report, Central Retail chễm chệ ở vị trí đầu tiên, trong khi Mega Market ở vị trí thứ 4. Bảng xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông và Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 8/2023. 

Sự thâm nhập thành công vào thị trường bán lẻ Việt Nam của các “ông lớn” tiếp tục trở thành động lực để lớp doanh nghiệp Thái Lan tiếp theo nối gót. Vì văn hóa kinh doanh, tập quán tiêu dùng gần gũi của người Thái gần gũi với người Việt. Trong khi đó, hệ thống phân phối hiện đại của nước này đã bước vào giai đoạn bão hòa, còn ở Việt Nam, các hệ thống phân phối hiện đại chỉ chiếm khoảng 25%. Dư địa thị trường cho các kênh bán lẻ hiện đại còn rất lớn.

Đó cũng là lý do Bộ Thương mại Thái Lan tiếp tục khuyến nghị các doanh nghiệp bán lẻ nước này nghiên cứu điều chỉnh chiến lược, mở rộng hoạt động tại Việt Nam, một thị trường có tiềm năng phát triển cao và có thể đạt giá trị 3,5 nghìn tỷ USD vào năm 2068. 

Giữ thị trường Việt cho doanh nghiệp Việt 

Thương vụ mua lại Big C bất thành là bài học sâu sắc dành cho Saigon Co.op về việc chuẩn bị cho bàn đàm phán. Ảnh: T.L.

Thương vụ mua lại Big C bất thành là bài học sâu sắc dành cho Saigon Co.op về việc chuẩn bị cho bàn đàm phán. Ảnh: T.L.

Không thể phủ nhận rằng sự tham gia của các đại gia nước bạn đã giúp thị trường bán lẻ Việt Nam thêm sôi động hơn. Dòng hàng hóa xuất nhập khẩu, lưu thông qua hệ thống này cũng góp phần thúc đẩy nền sản xuất, thương mại của Việt Nam nhộn nhịp hơn.

Nhưng sự bành trướng của chuỗi bán lẻ nước ngoài cũng gia tăng áp lực cạnh tranh với các chuỗi bán lẻ trong nước. Nhiều câu hỏi đặt ra rằng doanh nghiệp Việt Nam tại sao không tự đầu tư vào thị trường này để tự thắng và chiếm lĩnh thị trường sân nhà? Câu trả lời là nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam không đủ, không có sức cân lại nguồn vốn của các tập đoàn nước ngoài khi họ có nguồn lực vốn rất lớn.

Nhìn vào bảng xếp hạng của Vietnam Report có thể thấy, các chuỗi bán lẻ trong nước đủ sức đứng cùng Top 10 với các đại gia ngoại chỉ có Saigon Coop, WinMart, Satra, BRG Mart. Đây là những doanh nghiệp bán lẻ nội địa lâu đời hoặc trực thuộc các tập đoàn kinh tế vững mạnh, có nguồn lực tốt.

Chưa kể, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu kinh nghiệm trong đàm phán, thương lượng. Điển hình như thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Big C hồi năm  2016, đại diện Saigon Co.op cho biết họ trả giá mua không kém Thái Lan. Nhưng khi phía Big C đặt ra một số điều kiện về thanh toán, thủ tục pháp lý, vận chuyển, Saigon Co.op đã rơi vào thế khó và không thể thực hiện được. Đó là lý do Central Group thắng thế và giành được chuỗi siêu thị này. Thương vụ này đã để lại bài học đáng nhớ cho Saigon Co.op trong việc phải chuẩn bị kỹ càng trước khi tiến đến bàn đàm phán M&A.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh cho biết, ở một số lĩnh vực, Việt Nam đã có cơ chế, chính sách rất thông thoáng để chào mời nhà đầu tư nước ngoài, như nới tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trên 49%. Nhưng đặt lại vấn đề, ông Linh cho biết có nhiều lĩnh vực nên ưu tiên, giữ sân nhà cho doanh nghiệp Việt Nam và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước chiếm thị phần.

“Nếu giờ mở ra cho nước ngoài thì thị trường bán lẻ hiện nay sẽ do các nhà đầu tư nước ngoài chi phối rất nhiều. Thậm chí nhiều công ty nước ngoài không phải quá lớn như tập đoàn CP Group Thái Lan nhưng đã thống lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi và thực phẩm ở Việt Nam. Một loạt các tập đoàn khác đã mua lại Big C, Metro và chắc chắn họ sẽ tìm kiếm thêm các cơ hội”, ông Linh đặt vấn đề.

Vị này cho biết ngoài xu thế toàn cầu hóa, thương mại thế giới cũng gia tăng xu hướng bảo hộ, vì vậy, các nhà làm chính sách cũng cần cân nhắc. Vì trong xu hướng bảo hộ cũng có một đối tượng nhất định hưởng lợi, phải đảm bảo rằng những đối tượng đó thực sự công tâm và thực sự tạo ra giá trị từ sự bảo hộ đó, không thể bảo hộ tràn lan. Nếu bảo hộ tràn lan thì sẽ tốn nguồn lực nhà nước và giá trị, hiệu quả mang lại không cao.

"Nhưng tôi chắc chắn một điều rằng chúng ta cần tính đến bài toán bảo hộ. Chúng ta cũng đã bảo hộ với một số sản phẩm Việt Nam rồi và sản phẩm Việt Nam sau khi sang nước ngoài cũng gặp rào cản bảo hộ rất lớn. Tại sao chúng ta không bảo hộ trên chính thị trường Việt Nam. Phải tính đến bài toán giữ vững thị trường trong nước, khi đó cần doanh nghiệp Việt Nam thực sự khỏe", vị chuyên gia nói.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
“Vinamilk sẽ vẫn luôn mang tinh thần đổi mới, quyết liệt và tự chủ của TP.HCM để tiếp tục đưa ngành sữa lớn mạnh, góp phần phát triển đất nước”. Đó là chia sẻ của bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk tại sự kiện tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố. 
16 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự thẳng thắn, quyết đoán, rõ ràng trong các chiến lược phát triển của vị Chủ tịch Trần Đình Long có lẽ đã phần nào tạo nên sức hấp dẫn của cổ phiếu đầu ngành thép, HPG của Tập đoàn Hòa Phát.
16 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood chính thức được vinh danh trong danh sách 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM, sở hữu thương hiệu và sản phẩm chủ lực. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Những thương hiệu này đã gắn bó sâu sắc với người dân TP.HCM trong 50 năm qua và đang mỗi ngày vươn lên mạnh mẽ nhờ sự năng động, sáng tạo, trở thành điểm tựa truyền cảm hứng, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng doanh nghiệp thành phố.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Vinmec vừa được vinh danh là “Hệ thống Y tế của Năm” và “Đổi mới Công nghệ Y tế của Năm” tại khu vực châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ Trao giải Healthcare Asia Awards 2025 – giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.
2 ngày
Du lịch
Hòa cùng không khí sôi động của thị trường du lịch, CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, Hose: VNG) đã tổ chức hàng loạt sự kiện, hoạt động đem đến trải nghiệm đầy màu sắc cho du khách.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cùng EuroCham vừa tổ chức sự kiện Chuỗi cung ứng toàn cầu: Nắm bắt xu hướng, Khai mở tiềm năng Việt Nam. Đây là dịp để các chuyên gia và doanh nghiệp thảo luận về những thách thức và cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như đưa ra những giải pháp tài chính hiệu quả.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đội Quân khu Thủ đô đã giành ngôi Vô địch ở Giải đồng đội CLB Golf 1982 lần thứ II/2025 (1982 Golf Club Team Challenge Championship 2025), diễn ra trên sân golf Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 11/4.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba tháng quan trọng để Việt Nam có thể giảm áp lực tức thời lên xuất khẩu và đồng thời tận dụng tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các chính sách thuế của ông Trump còn thất thường, áp lực với con số thuế đối ứng lên tới 46% còn rất lớn.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong hai ngày 5 và 6/4/2025, chặng đầu tiên của HCMC D-JOY Junior Pickleball Tour 2025 đã chính thức khép lại với thành công vượt mong đợi tại cụm sân D-JOY Nam Sài Gòn - tổ hợp sân đạt chuẩn thi đấu quốc tế.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp mình đến các đối tác, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và cơ quan quản lý của thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM có thể chững lại, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Điều này buộc thành phố đặt ra các kế hoạch, giải pháp căn cơ hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời giữ vững các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
1 tuần
Hoạt động Hội
Giữa cơn "bão" thuế 46% từ Mỹ, nếu bản lĩnh tận dụng nghịch cảnh, doanh nghiệp Việt không chỉ "vượt sóng" an toàn mà còn có thể vươn mình lên một vị thế mới. Con đường phía trước không còn là cuộc đua bằng giá rẻ, mà là sự khẳng định sức mạnh nội tại và khát vọng đổi mới sáng tạo không ngừng. 
1 tuần
Xem thêm