Thứ ba, 08/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Siêu bão giá phân bón 'quét sạch' túi nông dân, đừng để sự quan tâm chỉ là 'khẩu hiệu' 

Hồng Gấm
- 13:00, 08/05/2022

(DNTO) - Trong bối cảnh hiện nay, người nông dân đang phải chịu tác động trực tiếp từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, trong khi sản phẩm họ làm ra không tăng tương ứng. Song các chính sách, cơ chế hỗ trợ vẫn chỉ là “khẩu hiệu”, còn thực tế thì mờ nhạt, chưa "thấm" vào đâu.

Từ đầu năm 2022, giá phân bón đã đạt đỉnh, lập mức cao nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây. Ảnh: TL.

Từ đầu năm 2022, giá phân bón đã đạt đỉnh, lập mức cao nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây. Ảnh: TL.

Rất cần những chính sách hỗ trợ người dân thực chất, thẩm thấu

Cùng chung đà tăng giá với thế giới, thị trường phân bón trong nước thời gian gần đây cũng leo thang  chóng mặt. Các doanh nghiệp, đại lý liên tục điều chỉnh giá bán, nhiều loại tăng gấp 2-3 lần so với năm ngoái, và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Khảo sát của phóng viên Doanh Nhân Trẻ, cùng thời điểm này năm ngoái, phân lân NPK chỉ hơn 300.000 đồng/tạ thì nay giá đã vọt lên hơn 600.000 đồng/tạ; giá đạm u rê chỉ có 7.800 - 8.000 đồng/kg nhưng nay đã nhảy lên 18.000 - 19.000 đồng/kg; đạm Phú Mỹ có giá 860.000-900.000 đồng/bao 50kg, tăng 120.000 đồng/bao; đạm Ninh Bình có giá 850.000-900.000 đồng/bao 50kg, tăng 120.000-130.000 đồng/bao.

Giá các loại phân DAP hiện cũng tiếp tục tăng trên dưới 100.000 đồng/bao 50kg so với thời điểm tháng 11 năm ngoái.

Không những thế, giá các loại phân Kali đều vượt ngưỡng 1 triệu đồng/bao 50kg, trong khi cách đây hai năm phân Kali có giá chỉ 360.000-500.000 đồng/bao...

Trong khi đó, phân bón là yếu tố chiếm đến gần 1/4 (22%) trong tổng chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất lúa của người nông dân. Vì vậy, với việc giá phân bón tăng mạnh thời gian qua đang là gánh nặng lớn với bà con.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Phước chia sẻ: Xã Long Phước, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng diện tích trồng lúa là 300ha. Trước tình trạng giá lúa xuống thấp, trong khi giá phân bón, dịch vụ tăng cao, người trồng lúa xã Long Phước cảm thấy lo lắng và trăn trở về tiếp tục canh tác vụ hè thu nữa hay không.

"Ngoài chi phí đầu tư cho sản xuất lúa như phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí làm đất, thu hoạch lúa và dịch vụ khác, người thuê ruộng còn phải chi thêm tiền thuê ruộng mỗi vụ 5 triệu đồng cho 1ha.

Nếu giá cả vật tư và các dịch vụ khác bình thường thì mỗi ha sau khi trừ chi phí sản xuất, người thuê ruộng còn lợi nhuận khoản 14 triệu đồng/vụ/ha. Tuy nhiên năm nay, 2 vụ lúa gần đây, mỗi vụ bà con phải bù lỗ 100 triệu đồng tiền thuê 20ha ruộng. Còng lưng bù lỗ nên vụ hè thu tới đây nhiều người sẽ trả bớt ruộng, không cấy nữa", ông Minh cho hay.

Không chỉ nông dân, doanh nghiệp cũng "bất lực" trước áp lực tăng giá. Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau cho hay: "Với các doanh nghiệp sản xuất phân bón có đầu vào là khí thì đương nhiên khi giá dầu tăng thì giá đầu vào phải tăng theo, do chúng tôi nhập DAP từ Nga để sản xuất NPK nên cuộc xung đột Nga – Ukraine khiến nguồn cung sản phẩm này càng thêm khó khăn, do nguồn cung DAP hiện tại là cực kỳ khó khăn".

Nhiều năm gắn bó với cây chè, bà Phạm Thị Nụ, Giám đốc Công TNHH chè Shan Trúc Thanh (Lai Châu) cho biết, doanh nghiệp đã chạm ngưỡng chịu đựng với tình trạng giá phân bón tăng liên tục như hiện nay. Do đó, bà rất mong chờ Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2022 tổ chức tại Sơn La ngày 22/5 tới đây.

"Nếu được phát biểu tại hội nghị, tôi rất tha thiết mong muốn Chính phủ sớm có chính sách bình ổn giá phân bón. Bởi lẽ, nông dân trồng chè nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung bây giờ còn rất nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi nông sản, giá vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng phi mã, trong khi đầu ra nông sản khó khăn", bà Nụ trần tình.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho rằng một trong những mục tiêu hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới là làm sao tăng thu nhập cho người nông dân. Để làm được như vậy, không còn cách nào khác là tăng sản xuất bằng các chính sách, cơ chế hỗ trợ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chính người nông dân đang phải "còng lưng" chịu tác động trực tiếp từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao.

"Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng thời gian gần đây, Nhà nước cũng đã quan tâm nhiều hơn đến hộ nông dân, hợp tác xã, nhưng sự quan tâm này vẫn chỉ là “khẩu hiệu”, còn thực tế thì mờ nhạt, chưa thấy đâu. Thậm chí, những gói hỗ trợ, kích thích kinh tế mà Chính phủ đưa ra vừa qua cũng không đến được với người nông dân, mặc dù họ là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất. Đây là điều rất bất cập, bất bình đẳng", ông Ngọc thẳng thắn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì?

Những năm qua, Chính phủ có chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phân bón trong nước nhằm mục tiêu chủ động nguồn phân bón phục vụ nông nghiệp, giảm dần phân bón nhập khẩu. Đây là một trong những chủ trương quan trọng giúp Chính phủ điều tiết cung cầu khi thị trường phân bón có biến động.

Để thực hiện mục tiêu này, chủ trương của Đảng, Nhà nước là giảm giá bán phân bón cho nông dân thông qua việc giảm thuế đối với phân bón. Trên cơ sở đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật số 71/2014/QH13 của Quốc hội) ra đời năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ năm 2015 đã quy định mặt hàng phân bón là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, sau gần 5 năm thực hiện, Luật Thuế 71 đã nảy sinh một số bất cập. Do mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nên hệ quả là không được khấu trừ thuế VAT của nguyên vật liệu, dịch vụ dùng cho sản xuất phân bón, làm chi phí sản xuất phân bón trong nước tăng lên, doanh nghiệp phải tính phần thuế VAT không được khấu trừ này vào chi phí giá thành sản phẩm để xây dựng giá bán nên không giảm được giá bán cho người nông dân.

Hệ quả là nông dân vẫn phải mua phân bón nội với giá cao, thậm chí không ít nông dân đã tìm đến với phân bón nhập khẩu do giá cả cạnh tranh hơn dù không kiểm soát được chất lượng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị áp thuế mặt hàng phân bón nhằm hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước giảm khó khăn cho nông dân. Ảnh: TL.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị áp thuế mặt hàng phân bón nhằm hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước giảm khó khăn cho nông dân. Ảnh: TL.

Từ thực tế đó, mới đây, ngày 6/5, Bộ trưởng Lê Minh Hoan có văn bản kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý, bởi lẽ, theo quy định hiện tại, phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng, để tạo điều kiện hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước và giảm bớt khó khăn cho nông dân trong điều kiện giá phân bón tăng cao và khan hiếm như hiện nay.

Đồng thời, nghiên cứu xem xét chính sách thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng phân bón urê, DAP, MAP và phối hợp với các bộ, ngành các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với phân urê, DAP, MAP để đảm bảo nguồn cung trong nước.

Có thể nói sự "ra tay" lần này của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đáp ứng niềm mong mỏi của nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, đặc biệt là người nông dân.

Đơn cử, như cách tính của các doanh nghiệp sản xuất urê trong nước, hiện urê đang được bán với giá 6.200 đồng/kg, nay nếu như áp thuế suất GTGT đầu ra với phân bón là 5%, giá urê đến tay nông dân vẫn sẽ là 6.200 đồng/kg, nhưng trong 6.200 đồng đó giờ có 300 đồng là tiền thuế GTGT 5%, tức doanh nghiệp sẽ xuất hóa đơn giá bán 5.900 đồng/kg cộng thêm 5% thuế GTGT của 5.900 đồng là 300 đồng thành 6.200 đồng. Với các mặt hàng phân bón như DAP, phân lân, NPK cách tính cũng tương tự...

"Tác dụng lớn nhất của việc sửa luật thuế lần này là trả lại sự công bằng cho phân bón trong nước với phân bón nhập khẩu, tăng sức cạnh tranh của phân bón “Made in Vietnam”, khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", Bộ trưởng Hoan nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cân nhắc đề xuất Chính phủ nên áp dụng linh hoạt, tạm thời thuế xuất khẩu phân bón trong những thời điểm nhất định, bởi phân bón vô cơ gồm nhiều chủng loại, mỗi loại có đặc điểm riêng về nguyên liệu, về thị trường, về cân đối cung cầu... nên cần có những đánh giá và áp dụng riêng thuế xuất với từng chủng loại.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
18 giờ
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
1 tuần
Xem thêm