Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Quy mô thị trường công nghệ kê đơn kỹ thuật số sẽ đạt 4,28 tỷ USD vào năm 2028

Phương Nguyễn
- 13:30, 18/02/2022

(DNTO) - Theo nghiên cứu thị trường Vantage - Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong kê đơn và cải tiến trong y tế đang trỗi dậy, thúc đẩy tiềm năng phát triển thị trường công nghệ kê đơn kỹ thuật số.

istockphoto-1293685642-612x612

Trong những năm gần đây, nhu cầu về lĩnh vực công nghệ kê đơn kỹ thuật số đã gia tăng một cách mạnh mẽ. Nguyên nhân đến từ sự phát triển phổ biến của Internet of Thing (IoT) và sự xuất hiện của những công nghệ mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Hệ thống kê đơn kỹ thuật số đã tự khẳng định mình là một khía cạnh kinh doanh thành công và thậm chí còn thu hút nhiều doanh nghiệp hoạt động ngoài lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nhu cầu tăng cao về chất lượng chăm sóc và giảm thiểu các sai sót trong việc kê đơn là động lực quan trọng. Những động lực này góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường công nghệ Kê đơn kỹ thuật số trong tương lai. 

Nền tảng phân tích Vantage Market Research 

Vantage Market Research cung cấp các dịch vụ khảo sát, nghiên cứu, phân tích theo tiêu chuẩn chất lượng cao dành cho các mô hình kinh doanh B2B. Với khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ hơn 20.000 thị trường mới nổi, nghiên cứu của Vantage giúp khách hàng vạch ra được những thách thức đến từ thị trường, phát hiện các cơ hội tiềm ẩn dựa vào những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Với tư cách là một công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường cạnh tranh chuyên nghiệp, cơ sở khách hàng của Vantage chiếm hơn 70% các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 toàn cầu. 

Vantage Market Research mang đến các dịch vụ hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp và khách hàng khác nhau đến từ nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Công ty cung cấp các báo cáo chi tiết về nhiều ngành bao gồm: Vật liệu và năng lượng hóa học, thực phẩm và đồ uống, công nghệ chăm sóc sức khỏe... cùng đội ngũ chuyên gia phân tích, nghiên cứu giàu kinh nghiệm và có trình độ. 

Dự báo về tiềm năng của thị trường công nghệ kê đơn kỹ thuật số trong những năm tới, Vantage Market Research đã cho biết trong một báo cáo cụ thể trên nhiều khía cạnh phân tích như:

  • Theo loại dịch vụ (Giải pháp, Giải pháp tích hợp, Giải pháp độc lập, Dịch vụ).
  • Theo phương thức phân phối (Giải pháp dựa trên web và đám mây, Giải pháp về tiền đề).
  • Theo người dùng cuối (Bệnh viện, bác sĩ tại văn phòng, Hhệu thuốc).
  • Theo khu vực (Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ La tinh).

Kèm theo đánh giá ngành toàn cầu (2016 - 2021) và dự báo (2022 - 2028). Cụ thể, dữ liệu lịch sử vào năm 2021 cho biết quy mô thị trường ngành là 1,54 tỷ USD. Dự báo vào năm 2028, con số này sẽ đạt 4,28 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tổng hợp (CAGR) là 25,1%.

Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đảm bảo hiệu quả về chi phí

Có thể thấy, việc kê đơn viết tay không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả như mong muốn, hiệu quả không cao và có nhiều khả năng dẫn đến việc kê đơn thuốc không chính xác. Những điểm yếu này dễ gây nhiều tổn thất hoặc thậm chí nguy hiểm cho bệnh nhân. Người ta ước tính có tới 440.000 ca tử vong mỗi năm xảy ra bởi các sai sót đến từ những nguyên nhân kể trên. 

Điều đặc biệt, những sai lầm này có thể được giảm bớt nhờ ứng dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm cả công nghệ kê đơn kỹ thuật số. 

Công nghệ này có thể cung cấp thông tin cực kỳ rõ ràng về thông tin chẩn đoán, theo dõi điều trị và ít yêu cầu dược sĩ giải thích hơn. Điều này giúp bệnh nhân tránh thông tin sai lệch và tạo điều kiện hỗ trợ chăm sóc sức khỏe được cải thiện. Hiệu quả chi phí cũng chính là một lợi thế kinh tế đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. 

Do đó, công nghệ kê đơn kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ cải thiện và giảm thiểu các lỗi kê đơn trong tương lai gần. Hứa hẹn mở ra nhiều sự thay đổi từ cách thức chữa trị, kê đơn đến thái độ tiếp cận của khách hàng... tạo ra nhiều sự dịch chuyển và mở ra xu thế mới trong vài năm tới. 

Tin khác

Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
20 giờ
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Chuyển đổi số
Dữ liệu và AI đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân tích chi phí, hỗ trợ lập ngân sách, gợi ý quyết định đầu tư.
1 tháng
Chuyển đổi số
Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  
1 tháng
Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
3 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
3 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
3 tháng
Chuyển đổi số
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
6 tháng
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
8 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
8 tháng
Xem thêm