Chủ nhật, 15/12/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Pfizer đặt cược lên thuốc trị ung thư sau khi nhu cầu vaccine Covid -19 thuyên giảm

Xuân Hạo
- 09:23, 12/03/2024

(DNTO) - Pfizer đang đặt cược lên các loại thuốc chống ung thư để hồi phục chỗ đứng sau một năm khó khăn. Hoạt động kinh doanh vaccine chống Covid -19 của hãng này đang suy giảm nhanh chóng, khiến cổ phiếu đi xuống 40% trong 2023.

 

Pfizer, được biết đến là nhà cung cấp vaccine chống Covid hàng đầu thế giới, nay đang chuẩn bị chuyển chiến lược kinh doanh. Ảnh: CNBC

Pfizer, được biết đến là nhà cung cấp vaccine chống Covid hàng đầu thế giới, nay đang chuẩn bị chuyển chiến lược kinh doanh. Ảnh: CNBC

Pfizer, một trong những tên tuổi lớn nhất trên thị trường vaccine chống Covid -19 đã sẵn sàng để rời bỏ “chiến trường” để tìm kiếm các cơ hội mới.

Nay, hãng dược phẩm Mỹ đang đặt cược lớn lên nhiều loại thuốc chống ung thư để hồi phục chỗ đứng của họ, sau một năm vất vả đánh dấu bởi sự suy giảm nhanh chóng của hoạt động kinh doanh thuốc chống Covid -19. Tuy vậy, có thể sẽ mất một thời gian đáng kể để canh bạc này trả lãi.

Pfizer đã nỗ lực quảng bá lĩnh vực dược phẩm cho ung thư trong một sự kiện dành cho các nhà đầu tư vào tuần trước. Họ cũng đã tung một quảng cáo trong giải bóng bầu dục danh tiếng Super Bowl giới thiệu phát kiến để “vượt qua căn bệnh ung thư”. 

Sự thay đổi định hướng này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với công ty Pfizer. Gã khổng lồ dược phẩm Mỹ này đang cố gắng củng cố tự tin của giới đầu tư sau khi cổ phiếu của họ giảm hơn 40% vào năm 2023, xóa đi hơn 100 tỷ USD giá trị thị trường của Pfizer.

Cùng với nhu cầu cho các sản phẩm phòng chống bệnh Covid giảm mạnh, Pfizer lại đã khiến Phố Wall thất vọng khi thuốc RSV của họ, một loại thuốc tiêm giảm cân, không đạt được kết quả tốt trong các thử nghiệm lâm sàng, cùng dự báo tài chính 2024 sẽ không đạt được kỳ vọng. Công ty này đã phải triển khai một chương trình cắt giảm chi phí trị giá 4 tỷ USD, sa thải hàng trăm nhân viên và cắt giảm chi tiêu nghiên cứu và phát triển.

Với thương vụ mua lại hãng sản xuất thuốc chống ung thư Seagen trị giá 43 tỷ USD, Pfizer cho biết đến 2030 chu trình phát triển của họ có thể cho ra 8 loại thuốc đột phát. Một số nhà phân tích đã lưu ý rằng sẽ mất nhiều năm để Pfizer đưa ra được dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và trở nên ít rủi ro hơn.

Hiện tại, portfolio sản phẩm chống ung thư của Pfizer đang chịu áp lực cạnh tranh. Doanh thu từ thuốc trị ung thư vú Ibrance và thuốc trị ung thư tuyến tiền liệt Xtandi đã đi xuống trong các năm qua. Dự đoán cả hai loại thuốc này sẽ mất vị thế độc quyền trong 2027.

Dù thế, nhiều nhà phân tích và đầu tư cảm thấy an tâm với triển vọng tương lai của Pfizer. Hãng này giới thiệu một bộ phận kinh doanh mới chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư, sở hữu hàng loạt các sản phẩm thí nghiệm mà Pfizer và Seagen phát minh cũng như mua lại từ các nơi khác, cùng với các sản phẩm cả hai công ty đã bán ra thị trường.

Seagen, hãng dược phẩm chống ung thư được Pfizer mua lại với thương vụ hàng tỷ đô la. Ảnh: CNBC

Seagen, hãng dược phẩm chống ung thư được Pfizer mua lại với thương vụ hàng tỷ đô la. Ảnh: CNBC

Pfizer cũng nhấn mạnh một sự thay đổi lớn trong chiến lược sản xuất và phát triển dược phẩm của mình. Được biết bộ phận kinh doanh mới có kế hoạch sử dụng các loại thuốc sinh học (biologic) làm nguồn thu chính.

Thuốc sinh học hay còn gọi là sinh phẩm là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ các nguồn sống như động vật hoặc con người, bao gồm vaccine, phương pháp điều trị tế bào gốc và liệu pháp gen. Chúng là một trong những loại thuốc theo toa đắt đỏ nhất trên thị trường.

Quyết định chuyển sang thuốc sinh phẩm của Pfizer cũng là để bảo vệ chống cạnh tranh tốt hơn. Trong lịch sử ngành dược phẩm, những loại thuốc copy trên thị trường thường gặp khó khăn tìm kiếm thị phần trong phân khúc sinh phẩm.

Pfizer có kế hoạch tập trung vào bốn loại ung thư chính: ung thư vú, ung thư đường sinh sản, ung thư vùng ngực - như ung thư phổi, đầu và cổ, và ung thư máu, chẳng hạn như đa u tủy và u lympho.

Giám đốc thương mại của Pfizer, Suneet Varma, cho biết trong tổng doanh số bán thuốc điều trị ung thư vú sẽ giảm xuống khoảng 10% vào năm 2030, nhưng mong đợi thuốc trị ung thư đường sinh sản sẽ đạt 35% doanh số trong cùng thời điểm.

Đáng chú ý, Padcev, một loại thuốc ADC mà Pfizer chia sẻ với hãng Astellas Pharma, kết hợp với liệu pháp miễn dịch Keytruda của Merck, sẽ trở thành tiêu chuẩn chăm sóc hàng đầu cho bệnh ung thư bàng quang. Các giám đốc điều hành của Pfizer cho biết Padcev có tiềm năng “siêu bom tấn”, mà công ty xác định là sẽ thu về doanh thu hàng năm hơn 3 tỷ USD.

Pfizer cũng kỳ vọng phân khúc dược phẩm ung thư vùng ngực sẽ đóng góp doanh thu gấp đôi vào năm 2030. Phân khúc chống ung thư máu dự kiến sẽ chiếm 25% doanh thu trong cùng thời điểm.

Các nhà phân tích dự đoán hai loại thuốc sigvotatug vedotin của Seagen, trị một loại ung thư phổi, và Elrexfio từ Pfizer sẽ trở thành các loại thuốc chống ung thư bán chạy nhất trong tương lai.

Vaccine chống Covid Comirnaty của Pfizer đang được bày bán trên thị trường. Ảnh: CNBC

Vaccine chống Covid Comirnaty của Pfizer đang được bày bán trên thị trường. Ảnh: CNBC

Ở mặt khác, tuy Pfizer đã đưa ra kế hoạch cho một loại vaccine chống chủng Covid mới, nhưng họ vẫn chưa quyết định liệu có thực hiện hay không. Tiến sĩ Mikael Dolsten, giám đốc khoa học của công ty, cho biết điều đó còn dựa vào “sự đón nhận các biện pháp can thiệp phụ trội chống  Covid”.

Ngoài vắc xin, công ty này đang phát triển một phương pháp điều trị bệnh hồng cầu hình liềm bằng đường thuốc uống có tên GBT601. Pfizer coi thuốc GBT601 như một giải pháp thay thế có khả năng hiệu quả hơn cho loại thuốc Oxbryta, một loại thuốc đã được phê duyệt cho loại bệnh này.

Một lĩnh vực khác mà các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu là thuốc chống bệnh béo phì, một thị trường đang có nhu cầu ngày càng tăng. Pfizer dự kiến sẽ công bố dữ liệu thử nghiệm giai đoạn đầu của thuốc giảm cân danugliron trong nửa đầu năm nay. Công ty cũng đang nghiên cứu loại thuốc thứ hai dành cho bệnh béo phì nhưng chưa tiết lộ nó sẽ hoạt động như thế nào.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam có thể đạt 7,06% và năm 2025 thậm chí cao hơn nếu giải quyết những khó khăn nội tại của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy đầu tư công.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau 3 năm âm thầm dành nhiều tâm sức cho dự án phát hành Album B369, sản phẩm âm nhạc được anh kỳ công đầu tư suốt 3 năm qua, Trịnh Thăng Bình không khỏi xúc động khi nhìn thấy thành quả được khán giả và bạn bè đón nhận.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Những lý do như xin chủ trương phê duyệt, giải phóng mặt bằng… đã được Quốc hội tháo gỡ bằng việc sử đổi nhiều bộ luật liên quan. Việc còn lại của giải ngân đầu tư công nằm ở chính những người thực hiện.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Với những dấu hiệu tích cực của dòng tiền, các chuyên gia đánh giá chỉ số VN-Index có thể tiếp tục vận động đi lên và hướng tới vùng kháng cự mạnh 1.280-1.300 điểm trong tuần giao dịch mới (9-13/12).
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Khai mạc phiên họp Chính phủ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng trên 7%, năm 2025 khoảng 8% để tạo đà cho giai đoạn 2026-2030 đạt tăng trưởng hai con số.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc giữ giá điện thấp lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, gây áp lực lớn lên nền kinh tế trong khi chủ yếu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp FDI. Vì vậy cần tạo ra thị trường điện cạnh tranh để đảm bảo an ninh lương thực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đề xuất thành lập khu thương mại tự do. Chuyên gia cho rằng Việt Nam có cơ hội tiến tới trở thành quốc gia thương mại tự do giống như Singapore.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 30/11, với 464/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, (100% đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 30/11, với 443/454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước và quy định về nguyên tắc quản lý: Dòng tiền Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi, quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật được Quốc hội thông qua bổ sung quy định xác định rõ 6 hành vi được coi là thao túng thị trường chứng khoán.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh đặc biệt của thế giới và trong nước vừa tạo công cuộc đổi mới, sáng tạo, phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam những triển vọng mới đầy hứa hẹn, vừa đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% hoặc có thể thấp hơn với các cơ quan báo chí.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia theo hướng tăng, có thể là 20%, thay vì 10% như dự thảo và xây dựng lộ trình tăng thuế phù hợp đến năm 2030.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Trước đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật phòng không nhân dân; thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035...
2 tuần
Xem thêm