Thứ hai, 07/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dược phẩm: Ngành tỷ đô nhưng vắng bóng FDI

Huyền Trang
- 15:45, 20/07/2023

(DNTO) - Ngành dược phẩm phát minh Việt Nam đóng góp hơn 1 tỷ USD vào GDP năm 2021, dự báo tăng trưởng 10%/năm. Nhưng dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực này vẫn rất hạn chế.

Ngành y dược mang về doanh thu hơn 1,1 tỷ USD cho Việt Nam trong năm 2021. Ảnh: T.L.

Ngành y dược mang về doanh thu hơn 1,1 tỷ USD cho Việt Nam trong năm 2021. Ảnh: T.L.

“Cá mập” còn nghe ngóng

Tại Hội thảo “Triển khai Nghị quyết 29: Tiếp cận mới trong phát triển ngành Y dược”, sáng 20/7, các chuyên gia cho biết, các nước trong khu vực và trên thế giới đang chạy nước rút để giành phần hơn trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho ngành y dược.

Một thống kê cho thấy, giai đoạn 2020-2030, các công ty dược phẩm y học sẽ đầu tư hàng tỷ USD để nghiên cứu và triển khai các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, dù đã ban hành nhiều cơ chế ưu đãi nhưng việc thu hút FDI vào ngành dược vẫn chưa đạt kỳ vọng. Có 2 kỳ vọng vị Thứ trưởng nhắc đến, thứ nhất, phát triển ngành dược theo hướng phát triển sản phẩm dược mới, thuốc biệt dược và thuốc phát minh. Thứ hai, nhận chuyển giao công nghệ trong sản xuất dược.

“Gần đây, một số tập đoàn dược lớn có ý tưởng phát triển khu công nghiệp chuyên biệt. Đây là một ý tưởng tốt vì nếu các cụm công nghiệp, khu công nghiệp dược phẩm được hình thành sẽ thu hút đầu tư vào ngành và đưa Việt Nam thành trung tâm sản xuất dược phẩm khu vực”, bà Ngọc nói.

Chia sẻ một thực tế là hơn 1 năm trở lại đây, Việt Nam vắng bóng doanh nghiệp đầu tư vào ngành dược, ông Đỗ Văn Sử, Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài cho biết lý do là các tập đoàn, doanh nghiệp dược lớn là tập đoàn đa quốc gia, là đối tượng của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Do vậy họ còn đang “nghe ngóng” phản ứng chính sách của Việt Nam trước khi đầu tư.

Ngoài ra, một nguyên nhân cơ bản vẫn là do năng lực doanh nghiệp nội địa còn yếu. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp trong nước. Nhưng tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn nhà nước thì quy trình hợp tác rất phức tạp; doanh nghiệp tư nhân thì quản trị còn yếu, vẫn theo lối quản trị gia đình, thiếu minh bạch.

“Các doanh nghiệp cổ phần hoá trong ngành dược cũng vẫn điều hành, quản trị bởi những con người cũ, tư duy cũ và quy trình cũ”, ông Sử nói.

Nút thắt từ cơ chế, muốn tháo cũng phải từ cơ chế

Việc đầu tư công nghệ cao sản xuất dược phẩm cần nguồn vốn lớn nên cũng cần có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp. Ảnh: T.L.

Việc đầu tư công nghệ cao sản xuất dược phẩm cần nguồn vốn lớn nên cũng cần có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp. Ảnh: T.L.

Báo cáo mới đây của KPMG cho biết, năm 2021, dược phẩm phát minh ước tính đóng góp 1,16 tỷ USD vào GDP của Việt Nam. Trong đó 350 triệu USD giá trị tạo ra trực tiếp, 410 triệu USD giá trị gián tiếp từ giao dịch giữa các doanh nghiệp (chi tiêu cho nguyên liệu thô, hậu cần, bán hàng và tiếp thị), khoảng 400 triệu USD đến từ chi tiêu của người lao động trong ngành. Dự báo tốc độ tăng trưởng hằng năm của ngành dược phẩm phát minh Việt Nam lên đến 10% trong thời gian tới.

Theo ông Emin Turan, Chủ tịch Pharma Group, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ngành y tế là một trong những ngành xương sống của các quốc gia. Vì vậy, trách nhiệm phát triển ngành y theo kinh nghiệm quốc tế không chỉ giới hạn ở Bộ Y tế mà cần sự chung tay từ tất cả các bên, đặc biệt hợp tác công – tư với Chính phủ giữ vai trò điều phối.

Nghị quyết 29/NQ-TW đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp sinh học trở thành ngành mũi nhọn. Ông Emin Turan khuyến nghị Nghị quyết cần xây dựng mục tiêu cụ thể như rút ngắn thời gian tiếp cận thuốc của người dân, có cơ chế tài chính y tế linh hoạt, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên. Việc phát triển ngành y cần dựa trên nền tảng khoa học, đổi mới sáng tạo sẽ giúp nâng cao năng lực của Việt Nam.

Theo GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội, Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi nhưng chưa đủ. Ví dụ thời gian từ lúc lập dự án tới khi đầu tư có khi kéo dài tới 5 năm. Đây là một thời gian rất dài với các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp trong nước muốn đầu tư công nghệ dược phẩm nhưng chưa có chương trình ưu đãi cho vay.

Y dược là một lĩnh vực cần vốn rất lớn để đầu tư nghiên cứu vì đây là lĩnh vực cần trình độ cao, nhưng lại rất rủi ro. Chỉ có 1 trong 10.000 nghiên cứu có khả năng thành công. Nghiên cứu thành công là một chuyện, thương mại hóa được hay không lại là chuyện khác. Một nghiên cứu thành công cũng chỉ có tỷ lệ thương mại hóa khoảng 30%.

Để khích lệ doanh nghiệp đầu tư vào ngành dược, ông Nam cho rằng cần có ưu đãi thuế như miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo. Bộ Y tế cũng cần có các danh mục phân định rõ thuốc công nghệ cao. Việc này san sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp và khuyến khích các công ty phát triển, nghiên cứu.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Ngày 2/4/2025, một cột mốc có thể làm rung chuyển toàn bộ trật tự thương mại toàn cầu, Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế 10% lên toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, không ngoại lệ, không khoan nhượng và chưa dừng lại ở đó, danh sách các quốc gia bị Mỹ đánh giá là “vi phạm tồi tệ nhất” đã được công bố.
4 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thông tin từ HoSE, ngày 5/5 tới, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mùa công bố kết quả kinh doanh chuẩn bị khi quý 1 đã chính thức khép lại. Ngành bất động sản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư với nhiều dự báo được đưa ra.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều cổ phiếu cao su từng tăng bốc đầu hơn 20% kể từ đầu năm, tuy nhiên vài phiên trở lại đây nhóm này lại đồng loạt giảm mạnh khi khá nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Lực bán mạnh trước tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đã khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, lùi gần về mốc 1.300 điểm, sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc thuế đối ứng có thể nhắm vào tất cả các quốc gia.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhiều công ty chứng khoán đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt hai con số, cao vượt bậc so với nhiều năm qua.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Quyết định của Tổng thống Donald Trump vào ngày 26/3 về việc áp dụng mức thuế 25% với ô tô nhập khẩu xuất phát từ một mục tiêu chính trị rõ ràng: bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kết quả của chính sách này không hoàn toàn mang lại những lợi ích như kỳ vọng mà kéo theo hàng loạt hệ lụy tiêu cực.
1 tuần
Xem thêm