Thứ ba, 25/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hơn 50% doanh nghiệp, người trồng thuốc nam thiếu kiến thức về đạo đức kinh doanh

Huyền Trang
- 15:00, 24/03/2022

(DNTO) - Việc thiếu kiến thức về đạo đức kinh doanh (BI) và trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp, người trồng thuốc và người khám chữa bệnh trong chuỗi giá trị cây thuốc nam ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Việt Nam có hơn 5.000 thực vật có thể làm dược liệu nhưng chưa được tận dụng triệt để. Ảnh: T.L.

Việt Nam có hơn 5.000 thực vật có thể làm dược liệu nhưng chưa được tận dụng triệt để. Ảnh: T.L.

Công ty dược phẩm mọc như ‘nấm' 

Theo nghiên cứu từ Med247, tổng chi tiêu cho dược phẩm tăng từ 4,6 tỷ USD (2017) lên 6,6 tỷ USD (2020). Trước nhu cầu của người dân về dược phẩm ngày càng gia tăng, hệ thống sản xuất, kinh doanh dược phẩm cũng nhanh chóng mở rộng.

Theo IQVIA, giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam đạt tăng trưởng kép hàng năm 6% trong giai đoạn 2018-2020. Hệ thống sản xuất kinh doanh dược phẩm mở rộng với khoảng 250 nhà máy sản xuất, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 4.300 đại lý bán buôn và hơn 62.000 đại lý bán lẻ.

Việc sản xuất, kinh doanh dược phẩm mở rộng đã góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, dược phẩm là lĩnh vực đặc thù bởi các sản phẩm của ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn tính mạng của người dùng. Vì vậy, chất lượng của sản phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu, và đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của đơn vị sản xuất, kinh doanh vô cùng quan trọng.

Thế nhưng, khảo sát của Dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”, do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, Trung tâm Phát triển Khoa học – Công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái (Yen Bai CDSH) thực hiện, đã cho thấy những con số đáng buồn trong hoạt động kinh doanh dược liệu tại Việt Nam.

Cụ thể, theo khảo sát, kết quả chung cho thấy có tới 52,9% các đối tượng gồm doanh nghiệp, người trồng thuốc, người khám chữa bệnh có kiến thức yếu về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội; 28,2% kiến thức kém; chỉ có 11,8% kiến thức khá/tốt, 7,1% kiến thức trung bình.

Sau 4 năm nỗ lực, dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”, tình trạng yếu kém kiến thức BI và CSR đã cải thiện đáng kể. Cụ thể, nhóm kiến thức khá/tốt tăng lên 36,5%, nhóm kiến thức yếu giảm còn 18,8% và nhóm kiến thức kém giảm còn 7,1%. Tuy kiến thức được nâng cao đáng kể, nhưng tỉ lệ doanh nghiệp yếu kém về kiến thức BI và CSR còn tới 25,9%.

Khoảng trống chính sách

Vườn dược liệu cà gai leo tại xã Đông Cuông, Văn Yên, Yên Bái thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”. Ảnh: T.L.

Vườn dược liệu cà gai leo tại xã Đông Cuông, Văn Yên, Yên Bái thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”. Ảnh: T.L.

TS. Lê Thị Minh Phương, cán bộ dự án cho biết, trong những năm gần đây, sự phát triển BI và CSR trong chuỗi giá trị cây thuốc nam cũng đã được nâng cao, do yêu cầu của thị trường, việc tăng cường hoạt động của các tổ chức xã hội cũng như sự đổi mới của hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước.

Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành dược liệu với hơn 5.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, việc thiếu nhân lực có kiến thức chuyên môn, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt tính cam kết của doanh nghiệp, người dân chưa cao gây khó khăn trong thực hiện BI và CSR trong chuỗi giá trị cây thuốc nam.

Còn dưới góc độ doanh nghiệp, giữa một thị trường với quá nhiều đơn vị kinh doanh dược liệu thiếu đạo đức, những đơn vị kinh doanh dược liệu chân chính đương nhiên cũng rất vất vả để cạnh tranh.

“Doanh nghiệp chúng tôi phải tốn rất nhiều thời gian, chi phí và công sức để giáo dục, truyền thông cho người tiêu dùng để tạo đầu ra cho sản phẩm. Với những sản phẩm kém chất lượng, đương nhiên giá rẻ hơn, tuy nhiên chúng tôi hiểu rằng sức khỏe của người tiêu dùng là quan trọng nhất, và khi họ hiểu được giá trị của sản phẩm, thì yếu tố giá cả không phải là vấn đề quan trọng. Vì vậy, đối với lĩnh vực sản phẩm chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh, việc tổ chức đào tạo cần phải thực hiện liên tục cho mọi đối tượng, từ nhân viên, đến lãnh đạo, hệ thống phân phối và cả khách hàng”, ông Nguyễn Xuân Diệu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn DVH chia sẻ.

Bên cạnh yếu tố chủ quan của doanh nghiệp, người trồng dược liệu, TS. Lê Thị Minh Phương nhấm mạnh đến một trong yếu tố khiến việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội hiện chưa cao là do còn khoảng trống về cơ chế, chính sách.

“Hiện Việt Nam chưa có Luật, quy định đối với BI và CRS, chưa quản lý được thị trường dược liệu. Việc quản lý sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả còn hạn chế, thiếu chính sách hỗ trợ phù hợp. Mức xử phạt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu kém chất lượng chưa đủ răn đe”, TS Phương cho hay.

Việc nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội cho các đối tượng trong chuỗi giá trị cây thuốc nam ở Việt Nam không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức dân sự, của các doanh nghiệp mà cần có sự tham gia mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng trong việc có cơ chế, chính sách, chế tài để kiểm soát chặt chẽ hơn chất lược dược liệu, dược phẩm lưu hành. 

Dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”, do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, Trung tâm Phát triển Khoa học – Công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái (Yen Bai CDSH) thực hiện.

Sau hơn 4 năm thực hiện, dự án đã hỗ trợ xây dựng và phát triển chuỗi giá trị cho 3 cây thuốc: cây cà gai leo (70 hộ, tổng diện tích 12 ha, thu hoạch trung bình 90 tấn khô/năm), cây khôi nhung (40 hộ, tổng diện tích 22ha, thu hoạch trung bình 5 tấn khô/năm) và cây lá gan (hỗ trợ 10.000 cây giống, xây dựng 20 mô hình trồng tại các hộ gia đình, hỗ trợ nồi nấu cao dược liệu tự động cho nhóm sở thích).

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công ty xe điện Việt Nam đang đặt tham vọng bước vào thị trường giao đồ ăn trong bối cảnh nhiều gã khổng lồ khác như Beamin, Gojek đã từng bỏ cuộc vì những khó khăn nội tại của thị trường. Xanh SM dù có nhiều lợi thế nhưng cần sự bứt phá rất lớn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Buổi làm việc diễn ra ngày 21/2 tại Hà Nội bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Anh Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội DNT Việt Nam chủ trì cuộc họp; anh Nguyễn Phúc Long, Ủy viên Đoàn Chủ UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB Sao Vàng đất Việt, cùng các anh/chị Thường trực CLB tham dự cuộc họp.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chiều 20/2 tại TP.HCM, Tập đoàn TTC và Tập đoàn Stavian đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trong các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù nỗ lực chuyển đổi nhưng các doanh nghiệp dệt may, đồ gỗ… vẫn lo ngại thị trường xuất khẩu có thể bị thu hẹp nếu không kịp thời đáp ứng được các tiêu chí xanh.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sáng 20/2, Tạp chí Doanh Nhân Trẻ đã có buổi làm việc với Hiệp hội Trao đổi Kỹ năng nghề thế giới, Hàn Quốc (WVCEA), và Công ty Cổ phần Tập đoàn B2B CALGARY, bàn về cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
4 ngày
Hội địa phương
Dự buổi làm việc, có ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội DNT Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Tấn, Ủy viên UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB Du lịch DNT Việt Nam; bà Hàng Phối Quyên, Chủ tịch CLB DNT DN Gia đình Việt Nam, cùng các thành viên Thường trực & BCH của hai CLB.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo kịch bản tăng trưởng được Chính phủ đưa ra, các động lực tăng trưởng được bóc tách chi tiết. Trong đó nêu rõ, để đạt mục tiêu GDP 8% trở lên trong năm 2025, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cần đạt tốc độ tăng trưởng 9,7% trở lên. 
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
“Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài” lần thứ hai sẽ được tổ chức trong khuôn khổ của EXPO tại Nhật Bản tháng 9/2025. Sự kiện tiếp tục lan tỏa những giá trị văn hóa Việt Nam với vai trò “sức mạnh mềm” của dân tộc đến với bạn bè năm châu.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Có thể coi vị doanh nhân này là người có cái đầu của nhà tư bản và trái tim của một người theo chủ nghĩa xã hội. Cái đầu của nhà tư bản luôn làm việc chăm chỉ để tạo ra nhiều của cải hơn, để doanh nghiệp ngày một lớn mạnh, tạo ra nhiều việc làm hơn. Còn trái tim xã hội sẽ chọn cuộc chơi công bằng, nhân văn, hợp pháp.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt vấn đề "cần những giải pháp gì để đất nước tăng trưởng 2 con số". Nhiều doanh nghiệp đã hiến kế được đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP và mong muốn tham gia vào các dự án lớn của đất nước.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Theo thông tin từ Công ty CP Acecook Việt Nam, đơn vị này sẽ tổ chức hai đêm nhạc, dùng toàn bộ doanh thu bán ra tại Hà Nội và TP.HCM cho các dự án cộng đồng.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giới chuyên gia dự báo, không loại trừ khả năng trong tuần tới hàng Việt cũng sẽ bị Mỹ áp thuế. Việc lường trước rủi ro, chủ động xây dựng "lá chắn thép" để giảm thiểu tác động tiêu cực là rất cần thiết để quỹ đạo xuất khẩu không chệch hướng.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Có thể mọi người chưa quen lắm với cái tên Công ty TNHH Green Is Gold, nhưng doanh nhân Đỗ Đăng Khoa - Khoa Mướp - thương hiệu Mr Mướp không xa lạ gì với người dân Đồng Tháp. Anh đã đoạt giải quán quân trong cuộc thi Khởi nghiệp xanh 2023 với Dự án Kết nối con người với tự nhiên. Đây cũng là mục tiêu theo đuổi của Khoa.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Rất dễ để nhận ra những bộ vest của Mon Amie trong một buổi party hay một show diễn thời trang nào đó. Lấy cảm hứng và chuẩn mực từ phong cách Ý, Mon Amie cuốn hút ở sự lịch lãm và phóng khoáng, chỉn chu và thời thượng, phá cách táo bạo nhưng lại rất khuôn phép.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 5/2, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam làm việc với Ban biên tập Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn về công tác trao đổi về các hoạt động hợp tác cùng Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
2 tuần
Xem thêm