Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chế biến phụ phẩm thủy sản: Nguồn thu tỷ đô đang chờ khai thác

Vũ Yến
- 09:33, 26/02/2022

(DNTO) - Giá trị của nguồn phụ phẩm từ thủy sản được những người làm trong ngành ví là “mỏ vàng”, có thể đem về nguồn thu tỷ đô. Một số doanh nghiệp trong nước đã tận dụng được “mỏ vàng” này, nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.

Hệ thống tinh luyện mỡ cá thành dầu ăn tại Tập đoàn Sao Mai. Ảnh: DNCC

Hệ thống tinh luyện mỡ cá thành dầu ăn tại Tập đoàn Sao Mai. Ảnh: DNCC

Phụ phẩm chiếm 15-20%/tổng sản lượng thủy sản chế biến

Ông Trương Vĩnh Thành - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai (An Giang), đơn vị kinh doanh đa ngành trong đó có lĩnh vực thủy sản, gồm nuôi trồng chế biến cá tra đông lạnh xuất khẩu, sản xuất thức ăn thủy sản, chế biến bột cá - mỡ cá và hàng giá trị gia tăng từ cá tra, cho biết, nếu nguồn phụ phẩm thủy sản được các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao để chế biến sâu thì sẽ tạo ra những sản phẩm mới có tính đột phá với giá trị vượt trội. Vì thế đây được xem là “mỏ vàng”, mang lại doanh thu tỷ đô cho ngành thủy sản.

Hiện nay đã có một số doanh nghiệp lớn tham gia vào quá trình này. Tập đoàn Sao Mai là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ để chế biến sâu phụ phẩm cá tra.

Ông Thành chia sẻ, Sao Mai đã tạo ra dầu ăn cao cấp và shortening, margarine chất lượng cao được chế biến từ mỡ cá bằng công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới đến từ châu Âu. Những sản phẩm này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, được khách hàng đánh giá rất cao.

Từ nguyên liệu mỡ cá với giá bình quân khoảng 16.000 đồng/kg, sau khi tinh luyện (có tỷ lệ hao hụt chưa đến 3%) thành dầu ăn cao cấp với giá bán bình quân 46.000 đồng/lít và shortening, margarine giá bán bình quân 30.000 đồng/kg.

“Với khoảng 1,2 triệu tấn cá tra nguyên liệu mỗi năm của Đồng bằng sông Cửu Long, tương đương gần 200.000 tấn mỡ cá, nếu toàn bộ được chế biến thành dầu ăn và shortening, margarine thì tổng doanh thu hàng năm từ mỡ cá là hơn 7.000 tỷ đồng”, ông Thành thông tin thêm.

Trong phụ phẩm của cá tra, bên cạnh mỡ cá còn có bột cá với sản lượng mỗi năm khoảng 240.000 tấn với giá bán bình quân khoảng 24.000 đồng/kg. Hiện nay bột cá tra được làm nguyên liệu cho sản xuất thức ăn gia súc. Tuy nhiên, trong thịt cá tra có 8 loại a xít amin thiết yếu (cơ thể con người cần nhưng không thể tự tổng hợp), nếu được áp dụng công nghệ tiên tiến thì từ phụ phẩm cá tra có thể chế biến thành dịch đạm hoặc bột đạm thủy phân với hàm lượng dinh dưỡng cao, được sử dụng làm thực phẩm chức năng hoặc sản xuất hạt nêm với chất lượng tương đương hàng ngoại nhập có giá bán không thấp hơn 200.000 đồng/kg.

Với lượng phụ phẩm cá tra dồi dào nếu được ứng dụng công nghệ để chế biến thành nguồn đạm dinh dưỡng cao thì giá trị thu được đã vượt qua con số tỷ đô.

Ngoài mỡ cá và bột cá, phụ phẩm cá tra còn có một lượng lớn da cá hiện đã được doanh nghiệp cá tra số 1 Việt Nam là Công ty CP Vĩnh Hoàn chế biến thành công thành collagen, là thực phẩm chức năng dành cho người để xuất khẩu.

Dẫn số liệu từ một số nguồn như VASEP, FAO, GAA, GLOBEFISH Trade Statistics, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… bà Nguyễn Vân An, Giám đốc Chiến lược, đại diện Công ty CP Việt Nam Food (VNF) - đơn vị tiên phong trong mảng xử lý phụ phẩm tôm tại Việt Nam, cho biết, Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, trong đó 80% sản lượng tôm (khoảng 640.000 tấn/năm) tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy thế, chỉ 55-65% của con tôm được sử dụng còn phụ phẩm tôm chiếm 35-45% trọng lượng con tôm (gần 1.000 tấn/ ngày). Phụ phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể ứng dụng cho nhiều ngành.

Cụ thể, đầu và vỏ tôm chứa tới 45% protein, 22% khoáng, 17% chitin, 8% lipid... Từ đầu và vỏ tôm có thể chiết xuất được nhiều nguyên liệu cơ bản như nguyên liệu thực phẩm (dầu tôm, chiết xuất tôm, nước mắm tôm...), polymer sinh học (chitin, chitosan...), và nhiều chất dinh dưỡng khác (peptide, khoáng, astaxanthin...).

Các nguyên liệu từ phụ phẩm tôm có thể ứng dụng cho nhiều ngành, từ những ngành cơ bản (thức ăn chăn nuôi, nông nghiệp, công nghiệp) tới những ngành cao cấp (thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm). Đặc biệt, các nguyên liệu này còn là giải pháp tiềm năng hỗ trợ giải quyết các vấn đề nhức nhối của không chỉ Việt Nam mà là toàn thế giới như giải pháp giảm kháng sinh, giảm thuốc bảo vệ thực vật, tăng hiệu quả sử dụng đạm, nhựa sinh học...

Theo nghiên cứu của Quỹ đầu tư Vietnam Investments Group (VIG), giá trị tạo ra từ phụ phẩm tôm tăng theo ứng dụng sản phẩm cuối như sau: ở ngành chăn nuôi giá trị tăng gấp 3-5 lần; ngành thực phẩm giá trị tăng gấp 5-10 lần; ở ngành thực phẩm chức năng tăng từ 15-20 lần; ngành dược phẩm tăng 20-30 lần, bà Vân An dẫn chứng.

Cũng theo bà Vân An, ngành tôm được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề phụ phẩm nếu không được giải quyết sớm sẽ cản trở sự phát triển của ngành tôm Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, và lãng phí tài nguyên.

Bà Vân An dẫn số liệu, năm 2018, sản lượng nuôi trồng tôm là 766.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3.55 tỷ USD, trong đó tổng lượng phụ phẩm tôm đã 250.000-350.000 tấn; dự tính, tới giai đoạn 2021-2025, với sản lượng nuôi trồng 1.100 ngàn tấn, Chính phủ kỳ vọng giá trị xuất khẩu đạt 10 tỷ USD, trong đó lượng phụ phẩm tôm sẽ là 400.000-500.000 tấn. Nếu tận dụng được trọn vẹn nguồn phụ phẩm này thì giá trị thu lại rất lớn.

Với VNF, bà Vân An nêu, hiện nay, bình quân mỗi tháng VNF sản xuất hơn 800 tấn các loại sản phẩm khác nhau từ đầu và vỏ tôm, tương ứng khoảng 2/3 công suất.

“Hiện nay, do hạn chế về công nghệ và quy mô, giá trị gia tăng trung bình mà phụ phẩm tôm tạo ra ở Việt Nam là 2-3 lần. Với VNF, giá trị giá tăng ước tính 8-10 lần. Tuy nhiên gần đây, VNF vừa chiết xuất thành công sản phẩm mới (Astaxanthin) giúp tăng giá trị lên 12-15 lần. Trong tương lai, với định hướng tiếp tục mở rộng ứng dụng vào các lĩnh vực cao cấp như thực phẩm chức năng, y tế, dược phẩm, chúng tôi kỳ vọng giá trị gia tăng sẽ hơn 20 lần. Như trường hợp Iceland có thể đạt đến 28 lần cho phụ phẩm cá tuyết”, bà Vân An chia sẻ.

Bộ sản phẩm Food Ingredients của Công ty CP Việt Nam Food (VNF). Ảnh: VNF cung cấp

Bộ sản phẩm Food Ingredients của Công ty CP Việt Nam Food (VNF). Ảnh: VNF cung cấp

Giải bài toán khó khăn về công nghệ, vốn...

Qua phân tích có thể thấy giá trị, tiềm năng của việc chế biến phụ phẩm thủy sản là rất lớn, nhưng thực tế hiện nay, việc chế biến này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm khai thác.

Theo ông Trương Vĩnh Thành, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này đó là công nghệ, nguồn vốn, năng lực điều hành và thương mại sản phẩm.

“Để khai thác được giá trị từ phụ phẩm cần phải có sáng tạo, đưa “chất xám” vào trong sản phẩm thì mới nâng giá trị lên được nên việc áp dụng công nghệ mang tính quyết định. Trong khi đây là những vấn đề mới nên công nghệ không có sẵn, cần có thời gian đầu tư nghiên cứu tìm tòi và sau đó là đặt hàng dây chuyền thiết bị từ những nhà cung cấp công nghệ hàng đầu. Như vậy chi phí bỏ ra không hề nhỏ. Trong khi đó, do muốn an toàn nên rất ít ngân hàng chấp nhận tài trợ vốn cho những dự án đầu tư sản phẩm mới nhiều rủi ro như thế này. Chưa kể sau khi có sản phẩm mới, rất tốt rồi thì việc đưa sản phẩm thâm nhập và trở nên phổ biến trên thị trường cũng hao tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng”, ông Thành trăn trở.

Bà Vân An cũng cho rằng, doanh nghiệp tham gia vào ngành chế biến sản phẩm từ phụ phẩm thủy sản gặp rất nhiều khó khăn.

Đầu tiên, phải kể tới việc từ trước tới nay Việt Nam chưa thực sự có ngành công nghiệp phụ phẩm tôm. Ngay cả trên thế giới, xử lý phụ phẩm tôm cũng chưa phổ biến. Nhất là rất hiếm có doanh nghiệp nào có mô hình sản xuất bền vững, vừa xử lý trọn vẹn được cả phần thịt và phần vỏ tôm, vừa đảm bảo vấn đề môi trường. Theo đó, doanh nghiệp vừa làm vừa tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu và “phí” dành cho những thất bại là không nhỏ.

Thêm vào đó, phụ phẩm ở Việt Nam tuy giá trị nhưng ngành chế biến sản phẩm từ phụ phẩm còn manh mún, chưa phát triển. Nhận thức của những người trong ngành về  phụ phẩm tôm cũng còn những hạn chế. Trong đó, chủ yếu các doanh nghiệp tập trung chế biến sản phẩm từ phụ phẩm cá, phụ phẩm tôm ít được quan tâm do đặc thù phụ phẩm tôm khó xử lý.

Khó khăn nhất, bà Vân An cho rằng, là khó khăn về công nghệ, về nguồn vốn.

“Khi bắt tay vào nghiên cứu, phát triển các sản phẩm từ phụ phẩm tôm, VNF mong muốn tận dụng trọn vẹn giá trị từ phụ phẩm tôm, từ đó để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ngành này còn quá mới mẻ ở Việt Nam, trên thế giới cũng chưa nhiều, vì thế VNF tốn nhiều chi phí để đầu tư máy móc, công nghệ, nhân lực để thử nghiệm. Thất bại không ít. Mỗi lần thất bại là mỗi lần chi phí lớn đi theo”, bà Vân An chia sẻ.

Tuy thế, bà Vân An khẳng định, “con đường lớn” – mà VNF đang đi – con đường chế biến sản phẩm từ phụ phẩm tôm là con đường đúng đắn vì phù hợp với xu hướng thế giới, khi mà các tài nguyên dần cạn kiệt, chúng ta bắt buộc phải nghĩ đến việc khai thác giá trị từ phụ phẩm, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng đến phát triển bền vững.

VNF đang đi và sẽ tiếp tục mở rộng về độ lớn (thu gom phụ phẩm tôm không chỉ ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long mà còn trong cả nước và ở nước ngoài); tăng giá trị cho đầu và vỏ tôm (phát triển thêm sản phẩm mới, chiết xuất thêm chất mới...) và mở rộng các nguồn phụ phẩm khác (cá, mực...).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm nông nghiệp theo lý thuyết ở nước ta trong năm 2020 là hơn 156,8 triệu tấn. Trong đó khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (10,6%).

Trong các lĩnh vực nông nghiệp thì lĩnh vực thuỷ sản có lượng phụ phẩm rất giá trị. Theo ước tính của các chuyên gia thủy sản, tổng phụ phẩm các loại từ ngành chế biến thủy sản khoảng 1 triệu tấn, tương đương 10% tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước và nhập khẩu. Các phụ phẩm thủy sản chủ yếu là cá, tôm nuôi hoặc đánh bắt nhưng bảo quản chưa phù hợp nên bị loại thải hoặc là phụ phẩm từ quá trình chế biến ở các cơ sở chế biến thủy sản.

Các hình thức xử lý, chế biến phụ phẩm thủy sản bao gồm: Tách chiết các hợp chất sinh học cho công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm như tách chiết chitin, chitosan từ vỏ tôm, collagen và gelatin từ da cá tra ở các nhà máy hiện đại đầu tư công nghệ cao; làm thức ăn cho chăn nuôi như bột protein, dầu cá, dịch protein thủy phân... Tuy nhiên, năm 2020, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta đạt khoảng 275 triệu USD. Nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về 4-5 tỷ USD.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh dòng tiền “sôi sục” tìm kiếm cơ hội những tháng còn lại của năm 2024, chuyên gia cho rằng, hiện nay những quỹ mở cổ phiếu thường sẽ phù hợp với những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao vì cổ phiếu thường được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn.
7 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trong sáng nay (22/11), mức giá đồng Bitcoin lên mốc cao nhất lịch sử 98.259 USD. Tuy vậy, chuyên gia cho rằng tương lai của đồng tiền số còn phụ thuộc vào sự công nhận của các Chính phủ về tính hợp pháp.
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Xem thêm