Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Cũng cái nắng, cái gió, lòng người hiền hậu và phóng khoáng như nhiều nơi ở mảnh đất miền Tây yêu thương, nhưng chuyện về Đồng Tháp sau mỗi chuyến đi có lẽ kể hoài không bao giờ hết. Sen Đồng Tháp Mười, quýt Lai Vung, làng hoa Sa Đéc... và có lẽ ấn tượng nhất là con cá tra từ “cái nôi” Hồng Ngự.
Đồng hành cùng “Lễ hội cá tra năm 2022” là một trong số rất nhiều hoạt động của WinCommerce nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản, hàng hóa nội địa tại nhiều địa phương trên cả nước.
Thông qua các hoạt động tại lễ hội, các doanh nghiệp, đối tác có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ thông tin về thị trường trong và ngoài nước; kết nối cung cầu tiêu thụ nội địa và tìm kiếm các đối tác kinh doanh tiềm năng trong chuỗi ngành hàng.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, xuất khẩu nông sản Việt Nam trong 11 tháng qua đã đạt tổng kim ngạch 49,04 tỷ USD (tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2021). Đáng chú ý, lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản chạm mốc 10 tỷ USD.
Trên đường chạy nước rút về đích với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt kỳ tích lịch sử 10 tỷ USD năm nay, nhiều con số tăng trưởng ấn tượng từ mặt hàng tôm và cá tra cùng những tín hiệu tích cực từ thị trường nhập khẩu, khiến giấc mơ lớn của ngành thủy sản đang trong tầm tay với.
Thị trường rộng mở đã giúp xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm liên tiếp lập kỷ lục. Nhiều doanh nghiệp lớn báo lãi đậm đột biến so với cùng kỳ. Song để cán đích thành công trong bối cảnh nhiều biến động, doanh nghiệp thủy sản cần nghiên cứu, hoạch định chiến lược cụ thể và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng Sông Cửu Long lập đỉnh vào cuối quý 1/2022, giá trung bình xuất khẩu sản phẩm cá tra phile đông lạnh sang hầu hết các thị trường cũng tăng mạnh.
Giá trị của nguồn phụ phẩm từ thủy sản được những người làm trong ngành ví là “mỏ vàng”, có thể đem về nguồn thu tỷ đô. Một số doanh nghiệp trong nước đã tận dụng được “mỏ vàng” này, nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.
 Bức tranh thị trường xuất khẩu cá tra được nhận định đang sáng dần, điều này giúp ngành cá tra khởi sắc hơn trong năm 2022. Theo đó, để có nhiều cơ hội cho cá tra "bơi" ra biển lớn, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất, không để thiếu nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.
Trở lại tái sản xuất, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu cùng với lượng đơn đặt hàng đang quay trở lại ngày một nhiều hơn, các doanh nghiệp cá tra đang kỳ vọng với sự vào cuộc quyết liệt hơn của các ngành, địa phương, sẽ vực dậy mặt hàng này trong những tháng cuối năm. 
Qua thời gian các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”, hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra gặp rất nhiều khó khăn, gần một nửa các nhà máy phải đóng cửa.
Theo lộ trình giảm thuế của Hiệp định EVFTA, các sản phẩm cá tra xuất khẩu vào EU được giảm thuế về 0% sau 3 năm khi EVFTA có hiệu lực, riêng cá tra hun khói là 7 năm. Tuy vậy, trong những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra của Việt Nam tới thị trường EU gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách nhằm siết chặt hoạt động nhập khẩu thủy sản đông lạnh, không "bám trụ" được với quy định gắt gao này, gần 45 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã phải rời bỏ thị trường Trung Quốc.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) hôm nay, 25/5 cho biết, xuất khẩu cá tra sang một số thị trường lớn như Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Thái Lan và Brazil bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Trong khi đối thủ lớn là Ấn Độ gặp “vận đen”, Thái Lan gặp khó. Đây được xem là cơ hội để tôm cá Việt chiếm thị phần ở những thị trường lớn như Nga - Mỹ.