Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Những ngành hàng mua bán, sáp nhập nào sẽ bùng nổ trong năm 2022?

Thạch Hương
- 15:25, 10/12/2021

(DNTO) - Năm 2022 được trông đợi với sự phục hồi nhanh của thị trường thế giới, nhất là các nền kinh tế đối tác của Việt Nam. Nhiều chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp nhận định, thị trường M&A tại Việt Nam sẽ ngày càng sôi động trong năm tới. Trong đó, sẽ có nhiều ngành hàng M&A bùng nổ.

bstractsecuritymechanismsbykruluagettyimages-866263940puzzlepiecesbysimoncarterpetercrowthergettyimages-8460779943x22400x1600-100796551-large-16286731993391200747473

 Ông Warrick Cleine, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia cho biết, tiêu dùng, tài chính và bất động sản đang là các ngành thu hút nhiều thương vụ M&A nhất trong 3 năm gần đây, chiếm 55-60% tổng giá trị giao dịch.

Nhiều khả năng, xu thế này sẽ tiếp tục trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Các ngành này hưởng lợi lớn từ nhu cầu cao về nhà ở, dịch vụ tài chính và các hàng hóa tiện lợi, thúc đẩy bởi số lượng dân số đông, sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và tốc độ đô thị hóa nhanh.

Điển hình cho xu hướng này là các thương vụ lớn trong năm 2021 như Sumitomo Mitsui đầu tư 1,3 tỷ USD vào FE Credit, Quỹ SK South East Asia đầu tư 410 triệu USD vào VinCommerce và Baring cùng Alibaba đầu tư 400 triệu USD.

“Chắc chắn ngành dịch vụ tài chính sẽ được củng cố, sáp nhập, vì đó là ngành năng động. Số lượng các tổ chức tài chính đã nhiều nên chắc chắn sẽ có sự sáp nhập. Các ngành du lịch, hàng không, khách sạn, nhà hàng, bán lẻ... Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ cần cân nhắc, củng cố lại tài sản trong bảng cân đối kế toán của mình và đã có 2 năm khó khăn vừa qua”, ông Warrick Cleine nói.

Nhận định về thị trường M&A Việt Nam – Nhật Bản trước, trong và sau Covid-19, ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam, cho biết: Mặc dù ảnh hưởng của Covid-19, nhưng Việt Nam đứng Top 2 các điểm đến quan trọng nhất Nhật Bản, sau Singapore.

Mặc dù số lượng giao dịch năm 2020 và 2021 giảm, nhưng giá trị giao dịch tăng mạnh, đặc biệt là năm 2021 với giao dịch lớn giữa SMBC Consumer Finance và VP Bank. Sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản đối với Việt Nam tiếp tục cao.

Các ngành mà doanh nghiệp ưa thích được ông Yoshida kể ra là: bất động sản, tài chính, tiêu dùng… sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Ngành tiêu dùng luôn hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh: T.L

Ngành tiêu dùng luôn hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh: T.L

Dự báo ngành, lĩnh vực tiềm năng cho hoạt động M&A trong giai đoạn tới, về phần mình, ông Lê Khánh Lâm, Chủ tịch Công ty RSM Việt Nam khẳng định, ngành ngân hàng, bất động sản, tiêu dùng chưa từng ngừng hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2022 và các năm tiếp theo, danh mục sẽ nối dài bởi các ngành như năng lượng tái tạo, dược phẩm, viễn thông. Ngoài ra, môi trường cũng là lĩnh vực rất hấp dẫn, khi Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận quốc tế về môi trường.

“Khi liên hệ với Hội nghị COP26, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư khi xem xét các thương vụ M&A, đầu tư tại Việt Nam, họ yêu cầu phía đối tác Việt Nam phải tuân thủ các quy định này. Các doanh nghiệp nhỏ cần lưu ý để đáp ứng tuân thủ với các quy tắc phát triển môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp tốt. Điều này sẽ giúp thu hút đầu tư tốt hơn”, ông Lâm khuyến nghị.

“Chúng tôi có nhiều nhà đầu tư mong muốn thực hiện thương vụ tại Việt Nam, dù đối mặt với khá nhiều khó khăn. Các thương vụ nhỏ thì nhanh hơn, còn với thương vụ lớn, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư thường cẩn trọng hơn, họ vẫn muốn đến thăm thị trường, gặp nhà đầu tư, tìm hiểu kỹ hơn trước khi quyết định. Các nhà đầu tư của chúng tôi vẫn có niềm tin rất lớn vào thị trường Việt Nam. Nhiều thương vụ phải chờ tới năm 2022 mới có thể hoàn thành”, ông Lâm chia sẻ thêm.

Trong khi đó, bà Võ Hà Duyên, Chủ tịch Công ty Luật VILAF cho rằng, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư quốc tế đang nhìn vào thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam, như một thị trường đầu tư dài hạn. Các lĩnh vực mà họ quan tâm là tài chính, tiêu dùng, công nghệ, logistics…

Dù có khó khăn về giao kết, thẩm định, song giao dịch vẫn xảy ra phổ biến vì thị trường Việt Nam rất tiềm năng; Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thích nghi, ứng phó, học nhanh - phản hồi nhanh với hoàn cảnh; những cải cách pháp lý; các FTA sắp có hiệu lực sẽ thúc đẩy xuất khẩu, giao hàng xuyên biên giới, nới room để các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Để trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI những tháng đầu năm, tỉnh này phải cam kết với các nhà đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu kinh doanh. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sản xuất thịt tại châu Á đã theo xu hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt làm từ thực vật vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 2/4 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP Sách Việt Nam (Savina) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các danh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành mới nổi, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các bộ ngành cho biết luôn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đổi mới, sáng tạo là con đường quan trọng để báo chí Việt Nam vượt qua thách thức do những tác động bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tiên tiến khác..., khẳng định giá trị và vị thế của nền báo chí cách mạng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Mổ xẻ" tiêu cực trên thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, pháp luật nghiêm cấm các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm. Bộ đã chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hội báo toàn quốc 2024 kết thúc thành công tốt đẹp sau ba ngày diễn ra từ 15 - 17/3 với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa, tạo cơ hội để những người trong nghề được giao lưu, học hỏi; chung sức, đồng lòng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong báo chí, cùng vượt qua những khó khăn thách thức trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa phải lo kinh tế, đời sống của người lao động, những trọng trách đó đang đặt các cơ quan báo chí trước nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt vấn đề làm sao gia tăng, đa dạng nguồn thu, giúp duy trì và phát triển toà soạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
TP.HCM được đánh giá là luôn năng động, đổi mới. Tuy nhiên, năng động và đổi mới như thế nào là vấn đề mà Chủ tịch Phan Văn Mãi mong cơ quan báo chí đóng góp ý kiến để giúp thành phố khơi thông động lực và phát triển.
1 tuần
Xem thêm