Thứ sáu, 11/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhật Bản - Việt Nam kỳ vọng có thể giải quyết các vấn đề kinh tế thông qua chuyển đổi số

Phương Nguyễn
- 06:30, 04/05/2022

(DNTO) - Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng là xu thế phổ biến và là quá trình thay đổi sâu sắc các hoạt động sản xuất công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia không ngoại lệ.

Hội đàm và cuộc gặp gỡ báo chí giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio

Hội đàm và cuộc gặp gỡ báo chí giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sáng 1/5 đã dự hội thảo hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Hội thảo do Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế Nhật Bản (JETRO) tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng kế hoạch, lộ trình tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Hơn lúc nào hết, nhu cầu đổi mới công nghệ, chuyển đổi số đang trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Đây là một quá trình không hề dễ dàng với vô vàn thách thức, đòi hỏi những giải pháp phù hợp, toàn diện, hiệu quả và đặc biệt là cần phải tăng cường hợp tác quốc tế hơn nữa".

Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản là không có giới hạn

Có thể thấy, Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, sở hữu công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới và là một trong những nước đi đầu về ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế số, xã hội số.

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, đang duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sở hữu nguồn nhân lực trẻ dồi dào và có nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất công nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cùng các đại biểu dự hội thảo hợp tác Việt Nam - Nhật Bản ngày 01/05

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cùng các đại biểu dự hội thảo hợp tác Việt Nam - Nhật Bản ngày 01/05

Hai nền kinh tế Việt Nam - Nhật Bản có tính bổ sung cao và có nhiều tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng. Với tinh thần đó, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ, sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Cụ thể: 

Thứ nhất, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam là yếu tố then chốt cho các doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác, kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam. Do đó, hai bên cần hợp tác nâng cao năng lực, công nghệ cho lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Thỏa thuận về hợp tác đào tạo kỹ sư vừa được hai bên trao đổi nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản được kỳ vọng sẽ góp phần cho mục tiêu đó.

Thứ hai, Nhật Bản và Việt Nam kỳ vọng giải quyết các vấn đề kinh tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua chuyển đổi số, như số hóa các thủ tục thương mại, chuyển từ thực hiện thủ tục trên giấy sang thủ tục trên môi trường điện tử.

Thứ ba là vấn đề đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Theo Thủ tướng Kishida Fumio, tác động của đại dịch Covid-19 đã giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề này. Việt Nam nắm giữ vị trí ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, trong tổng số 92 dự án nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng được Nhật Bản hỗ trợ tại ASEAN, Việt Nam đứng đầu với 39 dự án.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Kishida Fumio cũng có những chia sẻ thêm về mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia. Ông cho rằng khả năng hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản là không có giới hạn, Thủ tướng mong muốn Việt Nam sẽ đưa quan hệ giữa hai nước tiến đến mức độ gắn kết mạnh mẽ hơn, mang lại lợi ích toàn diện cho cả hai. 

 

Tin khác

Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
2 tuần
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
2 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tháng
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
1 tháng
Xu thế
Sự xuất hiện của ChatGPT (2022) và DeepSeek (2024) tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) buộc công ty công nghệ thế giới phải nhanh chóng nhìn lại các chiến lược của mình.
2 tháng
Xu thế
Vấn đề pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm ngần ngại vào Việt Nam. Cải thiện được 2 yếu tố này, vốn đầu tư sẽ thăng hoa trở lại.
2 tháng
Xu thế
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT đã có những nhận định sâu sắc về vai trò của AI và tương lai của công việc trong kỷ nguyên số.
2 tháng
Xu thế
Trong báo cáo được công bố mới đây, nhà phân tích chuỗi cung ứng Ming-Chi Kuo cho biết Apple đang đánh mất thị phần tại Trung Quốc do lương iPhone được xuất xưởng đang bị suy giảm.
2 tháng
Xu thế
Khi các tài sản số được công nhận hợp pháp, các giao dịch trở nên minh bạch hơn sẽ giảm thiểu các hoạt động phi pháp và đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam.
2 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Một sự kiện kết nối kinh doanh đẳng cấp quốc tế được tổ chức tại tại TP.HCM ngày 7/1 vừa qua, quy tụ các doanh nhân hàng đầu và nhà đầu tư chiến lược từ khu vực ASEAN và Ấn Độ.
2 tháng
Xu thế
CEO của Microsoft Satya Nadella vừa cho biết, công ty sẽ chi 3 tỷ USD để mở rộng năng lực trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây Azure tại Ấn Độ.
2 tháng
Xu thế
Nhiều sản phẩm gia dụng như máy lọc không khí, máy giặt, máy hút bụi, TV, tủ lạnh... ngày càng gia tăng ứng dụng AI. Dù mức giá nhỉnh hơn sản phẩm truyền thống từ 15-30% nhưng vẫn được thị trường đón nhận.
2 tháng
Xu thế
Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng sẽ được mở kí tại Hà Nội vào năm 2025, khẳng định quyết tâm vì không gian mạng lành mạnh của ta, đồng thời kì vọng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cho lĩnh vực công nghệ số.
3 tháng
Xu thế
Ngày 17/12/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp và khách mời đã tham dự sự kiện 5G Day do Viettel tổ chức. Sự kiện không chỉ có hoạt động trưng bày của nhiều thương hiệu lớn với 50 gian hàng công nghệ mà còn có hội thảo công nghệ với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.
3 tháng
Xu thế
Sự phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt của sức sản xuất trên thế giới đang xuất hiện nhiều nét mới nổi bật. Đó là kinh tế công nghiệp truyền thống đang chuyển thành kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức, hàm chứa chất xám nên ngày càng “tinh khôn”, phục vụ đắc lực cho nhu cầu của con người.  
4 tháng
Xem thêm