Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhà máy 8.000 m2 chỉ cần 2 nhân viên: Việt Nam sẽ tươi sáng nếu đầu tư vào AI

Huyền Trang
- 16:09, 22/09/2023

(DNTO) - Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) hiện diện ngày càng rõ hơn tại các doanh nghiệp Việt Nam và chứng minh việc có thể thay thế con người trong nhiều công đoạn.

Trí tuệ nhân tạo đang được các doanh nghiệp ứng dụng ngày một nhiều để tăng năng suất. Ảnh: T.L.

Trí tuệ nhân tạo đang được các doanh nghiệp ứng dụng ngày một nhiều để tăng năng suất. Ảnh: T.L.

AI không còn là lý thuyết

Là tập đoàn sản xuất và phân phối trong 25 năm qua, Công ty TNHH điện máy Aqua Việt Nam cũng sớm tiếp cận với ứng dụng AI trong sản xuất và vận hành.

Ông Võ Minh Thảo, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị toàn quốc của Aqua Việt Nam cho biết AI giúp công ty tự động hóa mọi nhiệm vụ, phân tích dữ liệu lớn để giúp lãnh đạo ra quyết định thông minh. Ngoài ra, công ty còn sử dụng trí tuệ nhân tạo để giám sát toàn bộ quy trình công nhân, phát hiện dây chuyền nào có hiệu suất tốt hay chưa tốt để điều chỉnh, tối đa năng suất.

“Ví dụ nhà máy 8.000 m2 chỉ cần 2 nhân viên, AI sẽ kiểm tra mọi lỗi kỹ thuật, đưa tỷ lệ lỗi về 0%. Trước quy trình từ sản xuất đến người tiêu dùng mất 30-45 ngày. Với AI, chúng tôi xây dựng mô hình giả lập chỉ trong 7 ngày, rút ngắn rất nhiều thời gian nghiên cứu, ra nhiều sản phẩm đến hơn 137 quốc gia Aqua hiện diện", ông Thảo nói trong AI Summit 2023 hôm 22/9.

Không chỉ trong sản xuất, các sản phẩm của Aqua cũng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao trải nghiệm người dùng. Chỉ với câu khẩu lệnh: "Aqua ơi, khởi động máy giặt nào", công nghệ AI tự động khởi động, đánh giá chất vải, khả năng hấp thụ nước để phân bổ lượng nước giặt, xả phù hợp. Người dùng kiểm soát chương trình giặt thông qua thiết bị di động.

Ông Ha Jung Woo, Head of Naver Cloud AI Innovation cho biết, thị trường AI được dự đoán đạt 1.300 tỷ USD vào năm 2032, theo Bloomberg. Đó là lý do rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có Naver, chạy đua đầu tư vào công nghệ này.

AI hiện tác động mạnh mẽ đến đời sống và cách mọi người làm việc. Đơn cử, chỉ cần vài câu lệnh đơn giản đã có thể tạo ra biểu đồ trong Excel. Hay những người thiết kế có thể sáng tạo nhiều hình ảnh đẹp, với nhiều ngôn ngữ khác nhau nhờ AI.

“"Tuy nhiên, AI có thể xuất ra những hình ảnh mà chúng ta không mong muốn, vì thế chúng ta cần kiểm tra lại sản phẩm do AI tạo ra, không nên tin tưởng vào nó 100%”, ông Ha Jung Woo nhấn mạnh việc quá phụ thuộc vào công nghệ sẽ rủi ro.

Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam không hề lép vế

Việt Nam cần có nền tảng hạ tầng vững chắc để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển các ứng dụng AI. Ảnh: T.L.

Việt Nam cần có nền tảng hạ tầng vững chắc để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển các ứng dụng AI. Ảnh: T.L.

Trong lĩnh vực AI nói chung, AI tạo sinh được xem là nhánh hấp dẫn nhất. Bởi những sản phẩm mà chúng tạo ra (văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, bài nhạc…) có kết quả tương tự như con người. Mỗi năm, AI tạo sinh đóng góp 2.600 - 4.400 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu (theo McKinsey).

TS Đào Đức Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VinBigdata, cho biết đây là lý do mà nhiều cường quốc tên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc chạy đua theo đuổi mô hình giống như ChatGPT.

“Trước đây, các chatbot chỉ trả lời theo lập trình, nhưng chatbot ứng dụng AI tạo sinh có thể nói chuyện gần gũi, tự nhiên, tư vấn cá nhân hóa cho khách hàng. Đồng thười cũng có thể hỗ trợ tư vấn bán hàng, đề xuất các mô hình kinh doanh, sản phẩm mới”, ông Minh nêu ví dụ.

Theo vị này, Việt Nam cũng hoàn toàn có thể rút ngắn khoảng cách so với thế giới nếu tận dụng AI tạo sinh. Vì trí tuệ nhân tạo có thể giúp Chính phủ chủ động kiểm soát nội dung, tránh thông tin sai lệch, đảm bảo an toàn cho dữ liệu quốc gia.

“AI tạo sinh cũng cung cấp thông tin đặc thù của người Việt, lưu giữ bản sắc văn hóa Việt với thông tin chính xác, uy tín và đầy đủ nhất. Ở góc độ kinh tế, công nghệ này giúp các doanh nghiệp tự chủ công nghệ lõi, thúc đẩy kinh doanh và vận hành, đảm bảo an toàn dữ liệu”, ông Minh nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Oxford Insights, năm 2022, Việt Nam đứng thứ 55 trên thế giới và đứng thứ 6 ở khu vực ASEAN về chỉ số sẵn sàng AI, tăng 7 bậc so với năm trước đó.

Ông Pablo Fuentes Nettel, Chuyên gia tư vấn cấp cao tại Oxford Insights cho biết đơn vị này đánh giá chỉ số sẵn sàng về AI dựa trên 3 trụ cột: tầm nhìn của chính phủ với AI (quy định, chính sách, sẵn sàng thích ứng với thay đổi); công nghệ hiện tại được áp dụng; khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu.

"Việt Nam đạt 53,96 điểm, trên mức trung bình của thế giới là 44,61. Trong đó, chính quyền là yếu tố mạnh nhất của Việt Nam", ông Nettel nói.

Vị này cho biết hiện có khoảng 60 quốc gia có chính sách phát triển AI, trong đó có Việt Nam. Nhờ sự ủng hộ của Chính phủ, Việt Nam có lợi thế về phát triển AI. Ngoài ra là sự hiện diện của 2 kỳ lân công nghệ, đứng thứ ba trong ASEAN; cùng nền tảng R&D, giáo dục đại học, tính cạnh tranh của thị trường. Tuy nhiên, vị chuyên gia cho biết Việt Nam vẫn dành quá ít đầu tư cho R&D, chỉ 0,5% GDP, mức thấp so với các nước trong khu vực.

Về cơ sở hạ tầng dữ liệu, Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình. Vị này khuyến nghị cần chuyển đổi sang 5G và xây dựng các cơ sở dữ liệu mở, để hỗ trợ phát triển các ứng dụng AI cũng như các công nghệ mới. “Là quốc gia có kinh tế năng động, dân số trẻ, nhiều tài năng, tôi nghĩ Việt Nam có nhiều lợi thế, tiềm năng lớn để mở ra tương lai tươi sáng cho AI", ông Nettel khẳng định.

Do việc ứng dụng AI có thể phát sinh rủi ro về đạo đức, các chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam nên đưa ra những quy tắc sử dụng AI. Việc phát triển AI đòi hỏi phải cân bằng giữa phát triển với đạo đức, quản lý.

Cũng trong khuôn khổ AI4VN 2023 (Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam), Nền tảng chia sẻ dữ liệu Openscience.vn chính thức ra mắt. Openscience.vn là nơi cộng đồng nghiên cứu đóng góp, chia sẻ các bộ dữ liệu dùng chung trong lĩnh vực khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, nhằm phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ này.

Tin khác

Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
4 ngày
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
1 tháng
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
2 tháng
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
2 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
4 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
4 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
4 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
4 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
4 tháng
Chuyển đổi số
Open Banking (Ngân hàng mở) là xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng sẽ không nên chỉ bó hẹp với các công ty công nghệ tài chính (fintech).
4 tháng
Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.
6 tháng
Chuyển đổi số
Chiến lược số ngày nay đã không thể tách rời chiến lược doanh nghiệp. Nhưng xây dựng chiến lược đã khó, tìm ra chiến lược đúng trong thời buổi công nghệ càng khó hơn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng phải đi từ bước rất nhỏ và kiên trì. 
6 tháng
Chuyển đổi số
Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết, gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu.
6 tháng
Xem thêm