Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Nguy' và 'cơ' lớn nhất đối với kinh tế thế giới năm 2022

Trần Ngọc
- 11:30, 21/12/2021

(DNTO) - Lạm phát leo thang, thiếu hụt năng lượng, giá thực phẩm bất ổn, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn,... được đánh giá sẽ là những gam màu xám trên bức tranh kinh tế thế giới năm 2022.

 Các nhà kinh tế khó có thể dự báo chính xác những gì sẽ diễn ra đối với nền kinh tế toàn cầu năm 2022 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn. Bên cạnh việc chỉ ra các rủi ro về lạm phát leo thang, khủng hoảng nợ, thiếu hụt năng lượng..., các chuyên gia cũng có cái nhìn khá lạc quan về bức tranh kinh tế thế giới trong năm tới.

Vẫn còn nhiều mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu năm 2022 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chưa được khống chế. Ảnh minh họa: Bloomberg.

Vẫn còn nhiều mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu năm 2022 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chưa được khống chế. Ảnh minh họa: Bloomberg.

Nhiều chuyên gia kinh tế có kịch bản cơ sở là một đợt phục hồi mạnh, giá cả hạ nhiệt và giảm dần các chính sách tiền tệ khẩn cấp. Tuy nhiên, với những diễn biến khó lường của Covid-19 và những ảnh hưởng khủng khiếp của nó thì mọi dự đoán đều có thể không chính xác.

Nguy cơ mới đối với nền kinh tế thế giới có thể là biến chủng Omicron, lạm phát kéo dài, các gói hỗ trợ dần bị siết chặt, cuộc khủng hoảng nợ ở Trung Quốc, giá thực phẩm leo thang, chuỗi cung ứng đứt gãy chưa được hàn gắn,... Song, vẫn có những tín hiệu lạc quan nếu Chính phủ các nước quyết định giữ nguyên các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, kích cầu tiêu dùng.

 Những mối đe dọa tiềm ẩn

 Hiện còn quá sớm để biết chắc ảnh hưởng từ biến chủng Omicron sẽ như thế nào. Omicron đang lây nhiễm mạnh nhưng lại ít độc lực hơn so với các biến chủng trước đó. Thế giới được dự đoán sẽ có thể tiến về gần hơn với trạng thái bình thường trước đại dịch – đồng nghĩa với việc người dân chi tiêu nhiều hơn, nhu cầu tiêu dùng sẽ đi lên. Việc tái cân bằng chi tiêu có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu lên 5,1% từ dự báo cơ bản 4,7% của Bloomberg Economics.

Các kịch bản cơ sở (màu vàng), tích cực (màu đen), tiêu cực (màu hồng tím) và xu hướng trước đại dịch (xanh dương) của chi tiêu cho những dịch vụ dễ bị tổn thương do Covid-19 như thương mại, vận tải, du lịch. Chỉ số là 100 điểm trong quý IV/2019. Nguồn: Bloomberg Economics, OECD.

Các kịch bản cơ sở (màu vàng), tích cực (màu đen), tiêu cực (màu hồng tím) và xu hướng trước đại dịch (xanh dương) của chi tiêu cho những dịch vụ dễ bị tổn thương do Covid-19 như thương mại, vận tải, du lịch. Chỉ số là 100 điểm trong quý IV/2019. Nguồn: Bloomberg Economics, OECD.

Tuy nhiên, tình hình có thể không hoàn toàn khả quan như vậy. Một biến chủng dễ lây nhiễm hơn, nguy hiểm hơn có thể xuất hiện và đẩy lùi các nền kinh tế. Chỉ cần 3 tháng với những lệnh phong tỏa cứng rắn nhất 2021 có thể khiến tăng trưởng toàn cầu năm 2022 giảm còn 4,2%.

Trong kịch bản này, lực cầu sẽ yếu hơn, các rắc rối trong chuỗi cung ứng kéo dài, công nhân tiếp tục ở ngoài thị trường lao động và logistics gặp khó khăn.

Đầu năm 2021, Mỹ dự báo kết thúc năm với lạm phát 2%. Song, trên thực tế, lạm phát tại nền kinh tế số 1 thế giới đã tiến sát mức 7%. Năm 2022, rất khó dự đoán lạm phát bởi sự biến thiên khó lường của Omicron. Lương đã tăng nhanh ở Mỹ và có thể còn tăng hơn nữa. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến giá khí đốt có nguy cơ tăng mạnh. Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều hình thái thời tiết bất ổn hơn và giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng.

Cũng không loại trừ khả năng xuất hiện một làn sóng Covid-19 mới làm ảnh hưởng đến đi lại, kéo tụt giá dầu. Dù vậy, vẫn có nguy cơ lạm phát khiến các ngân hàng trung ương phải "đau đầu" khi phải điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, áp lực ngày càng tăng từ cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn bất động sản Evergrande, tái triển khai phong tỏa vì Covid-19 và thiếu năng lượng đã kéo tăng trưởng kinh tế xuống còn 0,8% - thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6% thường thấy của nền kinh tế khổng lồ này.

"Cơn khát" năng lượng của Trung Quốc có thể hạ nhiệt trong năm 2022, nhưng các lệnh phong tỏa vì biến chủng Omicron và lực cầu yếu có thể sẽ khiến nền kinh tế số 2 thế giới gặp nhiều khó khăn trong khi khả năng tiếp cận vốn bị hạn chế, lĩnh vực xây dựng bất động sản - lực đẩy của 25% nền kinh tế Trung Quốc - lại đang đi xuống.

Thêm vào đó, ảnh hưởng kép từ Covid-19 và thời tiết xấu đã đẩy giá thực phẩm thế giới gần đỉnh lịch sử và có thể tăng tiếp trong năm 2022. Cú sốc giá thực phẩm năm 2011 từng dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình, đặc biệt là ở Trung Đông. Nhiều quốc gia trong khu vực vẫn nhạy cảm với nguy cơ này, từ đó gây bất ổn diện rộng.

Ngoài ra, một cuộc chiến giữa các cường quốc là kịch bản tồi tệ nhất. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc có thể áp biện pháp trừng phạt lẫn nhau, dẫn đến đóng băng quan hệ. Sự sụp đổ sản xuất bán dẫn ở Đài Loan (Trung Quốc) cũng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất toàn cầu, từ điện thoại thông minh đến xe hơi.

Vẫn có nhiều điểm sáng

Bên cạnh những rùi ro tiềm ẩn, nền kinh tế toàn cầu vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực, ví dụ như chính sách ngân sách của Mỹ có thể mở rộng hơn so với hiện tại – giữ nền kinh tế tránh xa khỏi bờ vực tài chính và thúc đẩy tăng trưởng.

Vẫn có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. (Ảnh minh họa: KT)

Vẫn có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. (Ảnh minh họa: KT)

Trên thế giới, các hộ gia đình vẫn đang nắm giữ hàng nghìn tỷ USD tiết kiệm vượt mức, nhờ các gói kích thích thời đại dịch và giai đoạn phong tỏa. Nếu số tiền đó được chi tiêu nhanh hơn dự báo, tăng trưởng sẽ được thúc đẩy.

Tại Trung Quốc, đầu tư vào năng lượng xanh và nhà ở giá hợp lý, đã được nêu trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, có thể thúc đẩy đầu tư nói chung.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) của châu Á – bao trùm 2,3 tỷ người và 30% GDP toàn cầu – có thể tăng cường xuất khẩu.

Nhìn lại năm 2020, nhiều nền kinh tế tệ hơn nhiều so với dự báo từ giới chuyên gia nhưng điều này không còn đúng trong năm 2021, khi đà phục hồi tích cực bất ngờ. Đó cũng là lý do năm 2022 được cho là sẽ có nhiều gam màu tươi sáng.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Để trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI những tháng đầu năm, tỉnh này phải cam kết với các nhà đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu kinh doanh. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sản xuất thịt tại châu Á đã theo xu hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt làm từ thực vật vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 2/4 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP Sách Việt Nam (Savina) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các danh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành mới nổi, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các bộ ngành cho biết luôn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đổi mới, sáng tạo là con đường quan trọng để báo chí Việt Nam vượt qua thách thức do những tác động bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tiên tiến khác..., khẳng định giá trị và vị thế của nền báo chí cách mạng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Mổ xẻ" tiêu cực trên thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, pháp luật nghiêm cấm các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm. Bộ đã chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hội báo toàn quốc 2024 kết thúc thành công tốt đẹp sau ba ngày diễn ra từ 15 - 17/3 với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa, tạo cơ hội để những người trong nghề được giao lưu, học hỏi; chung sức, đồng lòng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong báo chí, cùng vượt qua những khó khăn thách thức trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa phải lo kinh tế, đời sống của người lao động, những trọng trách đó đang đặt các cơ quan báo chí trước nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt vấn đề làm sao gia tăng, đa dạng nguồn thu, giúp duy trì và phát triển toà soạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
TP.HCM được đánh giá là luôn năng động, đổi mới. Tuy nhiên, năng động và đổi mới như thế nào là vấn đề mà Chủ tịch Phan Văn Mãi mong cơ quan báo chí đóng góp ý kiến để giúp thành phố khơi thông động lực và phát triển.
1 tuần
Xem thêm