Thứ tư, 02/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nghiên cứu các phương án giảm thuế để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

T.H
- 06:30, 13/07/2022

(DNTO) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, cấp có thẩm quyền về phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định; nghiên cứu phương án giảm các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp;…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh: VGP

Tại phiên họp hội đồng chiều 12/7 để đánh giá các diễn biến và đề ra các giải pháp về chính sách tài chính, tiền tệ trong thời gian tới, các chuyên gia kinh tế, thành viên hội đồng nhấn mạnh các rủi ro của tình hình kinh tế, chính trị thế giới trong thời gian tới có thể tác động tới Việt Nam như: "3 tăng, 1 giảm" (bất định tăng; giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng; rủi ro về tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng tăng. Một giảm là tăng trưởng kinh tế giảm).

Các chuyên gia đánh giá, trong bối cảnh kinh tế thế giới khá u ám, Việt Nam là 1 điểm sáng. Kinh tế đất nước phục hồi mạnh mẽ, năm nay, chúng ta có thể đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,8-7%...

Các chuyên gia khuyến nghị: Việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ cần hết sức thận trọng, linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo dư địa điều chỉnh với bất định, "không được tất tay"; tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; nâng cao năng lực quản trị để chủ động các giải pháp ứng phó với những tình huống diễn biến khó lường,…

Các chuyên gia nhấn mạnh: Dù trước mắt còn nhất nhiều khó khăn và bất định, nhưng chúng ta vẫn phải nghĩ đến những yếu tố dài hạn. Cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam là rất lớn. Theo đó, chúng ta "không được để cho cơ hội tăng trưởng này bị vuột mất". Trong tình thế bất thường, việc ứng phó cũng phải không theo các giải pháp thông thường. Cần có khung thể chế đủ mạnh và "lực lượng đặc nhiệm để ứng phó trong tình thế nước sôi lửa bỏng"…

Thay mặt Lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia ghi nhận và giao Ngân hàng Nhà nước - cơ quan thường trực của Hội đồng nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo Thủ tướng.

Khái quát lại các ý kiến phát biểu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: Trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động khó lường và đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát tăng cao lỷ lục tại nhiều quốc gia và đang lan nhanh toàn cầu; Mỹ và nhiều nước tăng mạnh lãi suất, xung đột vũ trang tại Ukraine kéo dài cùng với việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại gia tăng giữa các bên, chính sách zero COVID của Trung Quốc… làm tình trạng gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu kéo dài đẩy giá các mặt hàng năng lượng, vật tư chiến lược và lương thực tăng cao.

Trong nước, kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2022 phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng tăng 6,42%, là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới. CPI bình quân 06 tháng tăng 2,44%, mức tăng tương đối thấp so với cùng kỳ các năm trước dịch. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất duy trì hợp lý, hỗ trợ tích cực nhu cầu tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian còn lại của năm 2022, dự báo kinh tế thế giới phục hồi chậm lại, lạm phát tiếp tục cao ở một số nền kinh tế lớn; xung đột tại Ukraine có thể kéo dài, tiềm ẩn nhiều rủi ro đến ổn định chính trị khu vực, toàn cầu, thị trường tài chính, tiền tệ và quan hệ thương mại quốc tế. Trong nước, nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, rủi ro, thách thức còn rất lớn, nhất là giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, áp lực lạm phát nặng nề hơn… nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Do đó, việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ những tháng cuối năm cần tiếp tục kiên định mục tiêu vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, nhất là lạm phát, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu, vật tư chiến lược, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác (như chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư…) để chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cập nhật, hoàn thiện các phương án, kịch bản chỉ đạo, điều hành phù hợp, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các cấn đối lớn của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan điều hành đồng bộ, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Khuyến khích các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí hoạt động để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Tiếp tục phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, các mô hình ngân hàng số, đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Ảnh: T.L

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Ảnh: T.L

Nghiên cứu phương án giảm thuế để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục triển khai các giải pháp ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tiền tệ, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, cấp có thẩm quyền về phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định;

Nghiên cứu phương án giảm các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng Đề án huy động nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…

Bảo đảm sản xuất, nguồn cung và dự trữ xăng dầu trong nước, bình ổn giá cả

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, nguyên liệu phục vụ sản xuất…) để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trong nước;

Điều hành giá xăng dầu chủ động, kịp thời, hiệu quả; tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu có giá ưu đãi hơn; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất xăng dầu để bảo đảm sản xuất, nguồn cung và dự trữ xăng dầu trong nước, bình ổn giá cả...

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
11 giờ
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
16 giờ
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
1 tuần
Xem thêm