Thứ bảy, 05/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngành hàng không, du lịch sẽ được hỗ trợ bởi gói kích thích kinh tế lần 2

HƯƠNG GIANG
- 06:00, 10/11/2020

(DNTO) - Nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có dự thảo về gói hỗ trợ kinh tế lần 2. Ngoài chính sách hỗ trợ cho người lao động, chính sách lần này sẽ tập trung hỗ trợ một số ngành như hàng không, du lịch, tiêu dùng...

Gói kích thích kinh tế lần 2 có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động. Ảnh: T.L

Gói kích thích kinh tế lần 2 có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động. Ảnh: T.L

Nhiều giải pháp mạnh trong gói kích thích kinh tế lần 2

Bên cạnh những đề xuất mạnh mẽ về tài khóa, một trong những chính sách nổi bật được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất là xây dựng chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, Bộ này đề xuất Chính phủ bảo lãnh các khoản vay cho các doanh nghiệp hàng không. Nghiên cứu cơ chế cho Tổng Công ty Kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước (SCIC) được phép đầu tư vào các doanh nghiệp hàng không.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp hàng không giảm sâu doanh thu, thiếu hụt dòng tiền, gây mất khả năng thanh toán, phá sản. Nếu không có biện pháp đặc thù, hệ lụy xảy ra sẽ rất lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc và sẽ tốn nguồn lực cũng như chi phí để phục hồi lại trạng thái trước dịch.

“Chính sách này sẽ giúp hỗ trợ dòng tiền và thanh khoản cho các doanh nghiệp hàng không. Tổng nguồn lực dự kiến khoảng 11.000 tỷ đồng là các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh dành cho các doanh nghiệp hàng không”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất giảm 70% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021. Chính sách này góp phần giảm chi phí đầu vào, giảm áp lực về dòng tiền cho các doanh nghiệp hàng không đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh.

Việc giảm thuế có thể khiến thu ngân sách nhà nước sụt giảm khoảng 2,46 nghìn tỷ đồng và có thể tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Thời gian thực hiện từ ngày 1/1/2021 đến hết 31/12/2021.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất tiếp tục thực hiện các chính sách về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN.

Theo đó, kéo dài thời gian hỗ trợ đối với khách hàng phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2020 hoặc thời điểm khác phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh.

Mở rộng phạm vi khoản nợ được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản giải ngân phát sinh sau ngày 23/1/2020. Đối tượng được hưởng chính sách này là các doanh nghiệp duy trì hoạt động và có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng mới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất cho phép doanh nghiệp lữ hành được giảm 80% số tiền ký quỹ trong thời hạn 2 năm. Chính sách này nhằm tạo dòng tiền vào, giúp doanh nghiệp duy trì, cầm cự và có nguồn tiền làm vốn lưu động, sản xuất.

Đồng thời, đề xuất giảm thuế suất giá trị gia tăng (VAT) đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để kích cầu tiêu dùng nội địa. Ước tính việc giảm 1% thuế VAT có thể kích thích tăng tiêu dùng cuối cùng tương đương 0,2% GDP.

Tin nên đọc

Cũng ở gói hỗ trợ nền kinh tế lần thứ 2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất tạm dừng đóng phí công đoàn tối đa 12 tháng (tương tự chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất), dự kiến làm giảm thu tài chính công đoàn khoảng 15-16 nghìn tỷ đồng/năm. Việc tạm dừng đóng phí công đoàn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, hỗ trợ duy trì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp người lao động có thêm thu nhập.

Phải cứu những doanh nghiệp có tác động lan tỏa

Theo các chuyên gia, từ nay đến hết năm 2020, cần đẩy nhanh thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công mà kế hoạch năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ chỉ đạo. Trong đó, nhóm chính sách về an sinh xã hội vẫn phải giữ vai trò chủ chốt để đảm bảo đời sống của người lao động và các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Gói kích thích kinh tế lần 2 hướng đến ưu tiên hỗ trợ người lao động bị mất việc. Ảnh: T.L

Gói kích thích kinh tế lần 2 hướng đến ưu tiên hỗ trợ người lao động bị mất việc. Ảnh: T.L

Trên thực tế, kết quả triển khai các chính sách hỗ trợ lần 1 mới chỉ thành công đối với đối tượng thuộc diện chính sách, trong khi rất hạn chế đối với người lao động, đặc biệt là lao động phi chính thức.

TS. Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, hỗ trợ thời gian tới cần tiếp tục thực hiện biện pháp hỗ trợ người lao động bị giảm sâu, mất, thiếu việc làm do nhóm đối tượng này có thể gia tăng trong các tháng cuối năm, đặc biệt là các đối tượng tại các địa phương thực hiện cách ly do dịch bệnh.

Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, Nhà nước nên hướng đến ưu tiên hỗ trợ người lao động bị mất việc, tiếp đó cần hỗ trợ doanh nghiệp còn hoạt động.

PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, nêu quan điểm, ngân sách Nhà nước không phải là “bầu sữa”. Do vậy, trong điều kiện nguồn lực hạn chế, Nhà nước cần xác định cứu những doanh nghiệp có tác động lan tỏa, có sức kéo vớt nền kinh tế, cứu những doanh nghiệp còn khỏe để sau đó những doanh nghiệp này quay sang cứu những doanh nghiệp yếu hơn trong hệ sinh thái, vì Nhà nước không thể cứu tất cả doanh nghiệp.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, trong bối cảnh cả cầu trong nước cũng như cầu ngoài nước vẫn đang suy giảm thì phải có ngay các giải pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ, cụ thể và thực chất hơn để phục hồi tăng trưởng.

“Kích thích kinh tế rõ ràng chính sách tiền tệ phải khác, đặc biệt là chính sách tài khóa phải rất khác, thâm hụt ngân sách phải lớn hơn, nợ công thay đổi, kèm theo đó phải tính toán nên tập trung kích thích kinh tế vào đâu. Chi tiêu của Nhà nước phải tăng lên, đặc biệt là chi tiêu về đầu tư. Chúng ta đã có hàng loạt dự án đầu tư công quan trọng quy mô lớn, hạ tầng như vậy thì nên tập trung đầu tư vào đó. Tập trung đầu tư nhiều hơn vào khu vực TP.HCM và xung quanh cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...”, ông Cung khuyến nghị.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
3 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
6 ngày
Xem thêm