Chủ nhật, 25/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngành dệt may Việt Nam thích nghi để tồn tại

Hương Giang
- 14:00, 03/03/2021

(DNTO) - Đại dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp dệt may bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi dây chuyền sản xuất, chuyển sang may khẩu trang đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, và Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm sản xuất khẩu trang mới của thế giới.

giá trị xuất khẩu của ngành dệt may có dấu hiệu phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020. Ảnh: T.L

giá trị xuất khẩu của ngành dệt may có dấu hiệu phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020. Ảnh: T.L

Theo Bộ Công Thương, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may có dấu hiệu phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu hàng may mặc đạt 12,35 tỷ USD (giảm 18% so với cùng kỳ), trong khi trong 6 tháng cuối năm chỉ giảm 7,5% so với cùng kỳ xuống 16,15 tỷ USD nhờ nhu cầu tăng trở lại từ các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và châu Âu.

Nhìn chung, giá trị kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2020 giảm 10,25% so với cùng kỳ, đạt 35 tỷ USD, ghi nhận năm đầu tiên tăng trưởng âm sau 10 năm. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT đánh giá, ngành dệt may của Việt Nam có mức giảm thấp trong bối cảnh ngành dệt may toàn cầu giảm 22% so với cùng kỳ.

VNDIRECT nhận thấy những tín hiệu tích cực khi giá trị xuất khẩu xơ sợi phục hồi trong quý 4/2020, đặc biệt cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tích cực trong tháng 12/2020, đạt 386 triệu USD (tăng 2,12% so với cùng kỳ).

Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2020, đạt 16,06 tỷ USD, chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (giảm 5,8% so với cùng kỳ). Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu, đạt 4,99 tỷ USD, tiếp theo là thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt đạt 4,82 tỷ USD và 3,57 tỷ USD.

Lợi nhuận ròng năm 2020 của doanh nghiệp dệt may Việt giảm mạnh 20,9% so với cùng kỳ

Ngoài một số công ty đã thay đổi dây chuyền sản xuất kịp thời, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. VNDIRECT ước tính tổng doanh thu 2020 của các công ty dệt may niêm yết giảm 15,1% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận ròng 2020 giảm mạnh 20,9% so với cùng kỳ.

Một số doanh nghiệp dệt may đã chuyển đổi một phần dây chuyền sản xuất sang khẩu trang y tế và thiết bị bảo hộ cá nhân, từ đó phần nào bù đắp cho mức sụt giảm về doanh số bán hàng. Khẩu trang là mặt hàng không cần chi phí đầu tư cao; hơn nữa, hầu hết các nhà máy, thiết bị và công nhân hiện có trong ngành may mặc của Việt Nam đều có thể làm được khẩu trang. Thêm vào đó, chất liệu vải kháng khuẩn được sử dụng để làm khẩu trang có thể được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc mà không gặp khó khăn.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ phục hồi theo triển vọng phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu lớn. Ảnh: T.L

Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ phục hồi theo triển vọng phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu lớn. Ảnh: T.L

Do đó, theo quan điểm của VNDIRECT, năng lực sản xuất khẩu trang của Việt Nam là rất lớn. VNDIRECT cho rằng sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước, sản phẩm có thể được xuất khẩu và Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm sản xuất khẩu trang mới của thế giới.

Nhu cầu dệt may tại các thị trường xuất khẩu chính sẽ dần hồi phục vào năm 2021

Theo báo cáo thị trường dệt may toàn cầu, tổng cầu dệt may thế giới dự kiến sẽ tăng từ 594 tỷ USD năm 2020 lên 654 tỷ USD vào năm 2021 (tăng 10,1% so với cùng kỳ). Sự tăng trưởng này chủ yếu do các công ty đã sắp xếp lại hoạt động sản xuất và dần phục hồi sau ảnh hưởng của Covid-19, vốn dẫn đến các biện pháp hạn chế như giãn cách xã hội, làm việc từ xa và đóng cửa các hoạt động thương mại. Ngân hàng Thế giới dự báo kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ lên 115 tỷ USD, trong khi tổng nhu cầu dệt may đối với thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tích cực vào năm 2021.

VNDIRECT kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2021 sẽ phục hồi theo triển vọng phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

VNDIRECT ước tính giá trị xuất khẩu dệt may sẽ tăng 6,2% so với cùng kỳ lên 6,8 tỷ USD trong quý 1/2021 do nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ ở các nước như Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc dự báo sẽ hồi phục sau đại dịch. VNDIRECT kỳ vọng xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ tăng 8,4% so với cùng kỳ lên 6,4 tỷ USD trong quý 2/2021.

Tin nên đọc

Để giải quyết vấn đề nguyên phụ liệu, Việt Nam đã đàm phán với các nước trong EU về điều khoản cho phép các doanh nghiệp Việt Nam bổ sung xuất xứ của nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Hàn Quốc (các nước đã ký FTA với EU) vào sản phẩm dệt may sản xuất tại Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước EU. VNDIRECT dự báo giá trị nhập khẩu vải từ thị trường Hàn Quốc sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2021-22, chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu vải.

Khâu sản xuất vải vẫn là một nút thắt đối với ngành dệt may Việt Nam khi phải tuân theo các yêu cầu của FTA về xuất xứ sản phẩm. VNDIRECT nhận định EVFTA sẽ có tác động tích cực đến ngành dệt may trong dài hạn vì các công ty sẽ cần thời gian để phát triển chuỗi sản xuất Sợi - Dệt - Nhuộm - May phù hợp nhằm đáp ứng các quy tắc ban đầu. Điều này sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững và tăng sức cạnh tranh cho hàng dệt may của Việt Nam.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), giá trị xuất khẩu hàng dệt may ước tính sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2022 và tăng 67% vào năm 2021-2025.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn Telegram, báo cáo phương án và kết quả thực hiện về Cục trước ngày 02/6/2025.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành dược ngày càng phân hóa khi các doanh nghiệp lớn với sự hậu thuẫn mạnh tay từ các nhà đầu tư ngoại ngày càng chiếm ưu thế.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng gần 9 điểm trong phiên, tuy nhiên cuối phiên Vn-Index lại rơi sâu tương ứng so với số điểm phiên liền trước. Khoảng cách dao động rộng của chỉ số đang cho thấy tâm lý cẩn trọng của nhà đầu tư trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/5.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu, các nhà đầu tư quốc tế có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang các thị trường mới nổi giàu tiềm năng, trong đó châu Á, đặc biệt là Việt Nam, nổi lên như một điểm đến hấp dẫn. Với vị thế đầu ngành trong lĩnh vực tiêu dùng - bán lẻ, cùng nền tảng tài chính vững chắc, cổ phiếu MSN của Masan Group kỳ vọng lọt “tầm ngắm” của dòng vốn ngoại đang “hút ròng” hàng tỷ USD vào khu vực.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù thị trường tăng tới hơn 18 điểm, nhưng đóng góp lớn nhất lại chủ yếu thuộc cổ phiếu họ Vin với hai tên tuổi nổi bật là VIC và VHM.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
VIC của Tập đoàn Vingroup và VPL của Công ty cổ phần Vinpearl trái chiều khi một cổ phiếu tăng trần đóng góp lớn nhất trong việc giữ gìn chỉ số, cổ phiếu còn lại rơi vào điều chỉnh giảm trước áp lực chốt lời.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
VN-Index nhanh chóng lùi về sát mốc 1.300 điểm khi mất hơn 11 điểm, khối ngoại quay đầu bán ròng trên thị trường chứng khoán ngày 16/5.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
MoMo công bố lợi nhuận cả năm lần đầu tiên, một chiến thắng vừa ấn tượng vừa vô cùng cần thiết cho ngành startup tài chính Đông Nam Á.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhiều nhà cung cấp dù đánh giá cao Chương trình Tick xanh trách nhiệm tuy nhiên lại khá cân nhắn khi đặt bút ký cam kết tham gia, một phần có thể do nỗi lo đánh mất hoàn toàn thị trường nếu làm sai và phần khác do chế tài chưa đủ mạnh với doanh nghiệp khi hàng hóa có vấn đề, lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Đầu tư đêm diễn lớn, mời các tên tuổi nổi bật tham dự đang giúp nhiều doanh nghiệp thu hút khách hàng, nâng cao độ nhận diện thương hiệu, qua đó thị giá cổ phiếu cũng được kích hoạt mạnh mẽ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu Trung Quốc giảm vào hôm thứ Ba, khi sự lạc quan từ thỏa thuận đình chiến thuế quan với Hoa Kỳ nhường chỗ cho lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ giảm các biện pháp kích thích kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngay ngày đầu giao dịch trên HoSE, VPL của Công ty cổ phần Vinpearl đã tăng gần hết biên độ với mức tăng 19,9% và chỉ có 4.800 cổ phiếu được khớp lệnh dù vẫn còn hàng 2 triệu đơn vị nằm ở chiều dư mua.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Từ ngày 21 - 23/5/2025, Triển lãm Chuỗi cung ứng lạnh & Công  nghiệp lạnh (Cold Chain & Refrigeration Exhibition) sẽ khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo, Bình Dương. Đây là sự kiện nổi bật trong năm dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chuỗi cung ứng lạnh và công nghiệp lạnh, mở ra cơ hội để kết nối, giao thương và mở rộng cơ hội hợp tác.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
1 tuần
Xem thêm