Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Cần thiết nhưng phải cẩn trọng, linh hoạt

Diệp Diệp
- 11:30, 20/09/2021

(DNTO) - Hơn 4 tháng kể từ khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát, để “cứu nguy” cho các doanh nghiệp vốn đã sớm kiệt quệ, Chính phủ và nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, mở cửa trở lại trong trạng thái bình thường mới.

Việt Nam bắt buộc phải mở cửa kinh tế

Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, sau đợt giãn cách lần thứ tư này, doanh thu của nhiều doanh nghiệp (DN) đã giảm 50% và giảm mạnh trên diện rộng. Nhu cầu các ngành hàng cũng giảm mạnh. Trong khi đó, chi phí đầu vào, vận chuyển ngày càng tăng, nguyên vật liệu bị thiếu hụt, dẫn đến hậu quả là DN bị ảnh hưởng nặng nề.

Ông Nam cho rằng, sự thiệt hại đối với nền kinh tế đã rất rõ ràng, thể hiện qua một loạt các chỉ số như: phát triển công nghiệp, bán lẻ hàng hoá, hàng tiêu dùng... đều suy giảm. Ngoài ra, còn nhiều thiệt hại trong trung và dài hạn như: áp đặt biện pháp hành chính chưa hợp lý, còn quá nhiêu khê, cồng kềnh, phức tạp làm xói mòn lòng tin của các doanh nghiệp. Niềm tin bạn hàng nước ngoài cũng suy giảm do đổ vỡ chuỗi cung ứng, không đảm bảo tiến độ giao hàng, làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Đường phố TP.HCM vắng vẻ trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội

Đường phố TP.HCM vắng vẻ trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội

"Càng kéo dài các biện pháp giãn cách thì sự ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất càng lớn", ông Nam khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ–ASEAN (USABC) cho rằng, mục đích của các biện pháp giãn cách, phong tỏa mạnh chưa từng có tiền lệ như ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam là để “làm phẳng” đỉnh dịch, giảm thiểu thiệt hại về người. Trong thời gian đó, đương nhiên phải cắt giảm các hoạt động sản xuất kinh doanh để hạn chế sự di chuyển và tụ tập số đông người lao động. Tuy nhiên, việc tạm dừng hoặc cắt giảm công suất, sản lượng này không thể kéo dài quá lâu vì khi quá ngưỡng, DN sẽ không thể phục hồi, sẽ mất thị trường và hàng vạn lao động cũng sẽ mất việc, dẫn đến đổ vỡ về kinh tế.

“Việt Nam bắt buộc phải tính đến tái mở cửa, tái hoạt động, không phải là sắp tới, mà ngay từ bây giờ và có kế hoạch rõ ràng”, ông Vũ Tú Thành nêu quan điểm.

Nới lỏng nhưng phải an toàn, linh hoạt

Rõ ràng, việc mở cửa trở lại nền kinh tế là cần thiết nhưng mở thế nào để người dân được an toàn và DN hoạt động ổn định là điều mà ai cũng quan tâm. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần lên kịch bản sống chung với dịch thay vì đóng cửa, giãn cách như hiện nay. Các nước trên thế giới cũng đã đi theo hướng này. Tuy nhiên, nới lỏng nhưng vẫn phải an toàn, linh hoạt, thích ứng hơn với điều kiện mới. Đặc biệt, phải đẩy nhanh tiêm vaccine, tuân thủ nghiêm 5K, chủ động tích cực hơn ứng dụng công nghệ thông tin và dữ liệu trong phòng chống dịch.

“Phải có kế hoạch, kịch bản chi tiết. Ví dụ, nếu xảy ra F0 thì phải xử lý như thế nào từ người dân đến DN, chính quyền chứ không phải thấy F0 là đóng cửa ngay nhà máy. Chấp nhận mở cửa thì không thể không có F0 nhưng phải làm gì để DN vẫn duy trì được hoạt động. Sống chung với dịch trong tình hình mới tức là người nhiễm bệnh thì được đi chữa, người khỏe thì phải được đi làm”, TS. Cấn Văn Lực nêu ý kiến.

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh

Trao đổi với phóng viên báo điện tử VOV. VN, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhìn nhận, mở cửa và nối lại các hoạt động kinh tế đang là vấn đề sống còn đối với DN hiện nay. Tuy vậy, để mở cửa trở lại kinh tế ưu tiên trước hết vẫn phải đảm bảo an toàn để giữ được những thành quả chống dịch trong thời gian qua. Cần đưa ra các điều kiện an toàn và lộ trình phù hợp để mở cửa trở lại nền kinh tế.

Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, đã đến lúc nên thí điểm mở cửa dần theo địa bàn. Đầu tiên, cho phép các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại các vùng an toàn (vùng xanh) không có F0 trong cộng đồng trong 2, 3 tuần được trở lại sản xuất bình thường cùng với việc thực hiện 5K.

“Khi nhiều DN trở lại hoạt động bình thường, đặc biệt là những DN lớn có hàng chục nghìn công nhân thì lực lượng lao động này không phải đến từ một vùng, mà có thể đến từ vùng xanh, vàng, đỏ nên phải phân loại cẩn trọng, có thể cho những người đến từng vùng nguy cơ cao tạm nghỉ hoặc thực hiện “3 tại chỗ”. Khi vùng xanh tổ chức tốt thì dần dần triển khai đến vùng vàng, còn vùng đỏ phải làm rất chặt, bóc tách F0 và điều trị”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nêu rõ.

Cũng theo ông Thịnh, kịch bản mở cửa trở lại nền kinh tế cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện cẩn trọng từng bước, hài hòa với các điều kiện an toàn về phòng chống dịch. Khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và hạn chế được vùng đỏ sẽ cho áp dụng các biện pháp bình thường mới.

“Việc mở cửa tuy nói là dần dần vì chúng ta phải lựa chọn ngành nghề mở cửa lần lượt nhưng rõ ràng rất nhiều ngành nghề bây giờ phải mở cửa ngay và luôn vì có ý nghĩa về kinh tế vừa có ý nghĩa về dân sinh. Bởi nếu không sớm mở cửa lại nền kinh tế trong tháng 9 sẽ rất nguy hiểm bởi các hợp đồng hàng hoá nếu không triển khai ngay sẽ bị mất thị trường, mất bạn hàng mà về lâu dài còn ảnh hưởng đến dân sinh. Chính vì vậy, ban đầu chúng ta sẽ lựa chọn ngành nghề đủ an toàn để mở cửa trước”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh đề xuất.

Đồng thời, PGS. TS. Thịnh cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thống nhất các thủ tục, giấy tờ, hóa đơn, chứng từ để giảm bớt thủ tục hành chính, thời gian, chi phí vận chuyển, logistics, bến bãi, kho tàng… để cùng với các chính sách hỗ trợ về lãi suất, vay nợ, miễn giảm thuế, phí, lệ phí… của Chính phủ, giúp DN nhanh chóng hồi phục và phát triển sau khi mở cửa lại hoạt động sản xuất kinh doanh sau giãn cách./.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
20 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm