Chủ nhật, 13/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Loạt ngân hàng có lợi thế được nới 'room', tín dụng liệu sẽ chảy mạnh? 

Hồng Gấm
- 17:28, 01/03/2023

(DNTO) - Thị trường kỳ vọng, tín dụng sẽ được bật nhanh, mạnh ngay khi các ngân hàng có chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) mới, nhưng thực tế, năm 2023 có sự khác biệt khi nhu cầu trên thị trường rất yếu.

 

Mặt bằng lãi suất cao là rào cản lớn đối với người vay, nên tín dụng được dự báo khó chảy mạnh trong quý đầu năm nay. Ảnh: TL.

Mặt bằng lãi suất cao là rào cản lớn đối với người vay, nên tín dụng được dự báo khó chảy mạnh trong quý đầu năm nay. Ảnh: TL.

Tín dụng quý I/2023 dự báo tăng 4%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cấp room tín dụng năm 2023 cho 8 tổ chức tín dụng, dao động từ 9% - 13,5%.

Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, room tín dụng của MSB năm nay được cấp là 13,5% (năm 2022 là 9,5%). Đây cũng là ngân hàng duy nhất được cấp tăng trưởng tín dụng cao hơn so với năm 2022.

Kế tiếp là các ngân hàng đều giảm so với năm trước: HDBank được cấp room là 11% (năm 2022 là 15%). Tương tự, Ngân hàng ACB là 9,8% (năm 2022 là 10%); Ngân hàng VIB là 9,5% (năm ngoái là 10%); Ngân hàng TPBank là 9,1% (năm 2022 là 11,5%); Ngân hàng VPBank và MB cùng ở tỷ lệ là 9% (năm trước là 15%); Ngân hàng BIDV là 9,5% (năm trước là 13,5%).

Các chuyên gia đánh giá, mặc dù các ngân hàng được bổ sung hạn mức tín dụng, nguồn vốn đã dồi dào trở lại nhưng do lãi suất cho vay quá cao nên người có nhu cầu vay vốn e dè, các doanh nghiệp đang rất cần vốn để sản xuất nhưng cũng không "gõ cửa" ngân hàng, nên tín dụng được dự báo khó chảy mạnh trong quý đầu năm nay.

Thực trạng này được hàng loạt doanh nghiệp phản ánh tại Hội nghị Đối thoại kết nối ngân hàng - doanh nghiệp diễn ra hôm qua, 28/2, ở TP.HCM. Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Thủy sản Thuận Phước cho hay, lợi nhuận mang lại từ sản xuất không thể bù đắp được lãi suất của ngân hàng hiện nay, kể cả khi ngân hàng đó giảm lãi suất.

Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM cũng nhắc đến tình trạng các doanh nghiệp rất cần vay vốn trong dịp đầu năm để hoạt động, nhưng nhiều quy định cho vay siết chặt hơn cũng như lãi suất lên cao trong khi ngành dệt may vẫn đang sụt giảm đơn hàng từ 30 - 40%, lợi nhuận trên từng đơn hàng cũng lao dốc...

Thực tế, tăng trưởng tín dụng năm 2023, nhất là giai đoạn đầu năm, chỉ số nhà quản trị mua hàng - PMI luôn dưới 50%, phản ánh các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất tiếp tục suy giảm. Trong tình hình này, các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, hạn chế mở rộng kinh doanh nên nhu cầu vay vốn thấp. Còn với khách hàng cá nhân, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất dâng cao nên thời điểm này ít người đi vay mua nhà nên tín dụng tăng trưởng chậm.

Theo kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các ngân hàng quý I/2023 do NHNN vừa công bố, các ngân hàng cũng tỏ ra thận trọng hơn khi dự báo dư nợ tín dụng toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 4% trong quý I/2023 và tăng 13,7% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 1,9 điểm % so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Nhận định chung về triển vọng kinh doanh năm 2023, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT, dự báo, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% trong năm 2023, do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất cao. Các chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng và lãi suất tăng cao, ảnh hưởng đến nhu cầu vay mua nhà.

Xuất khẩu, một trong những trụ cột tăng trưởng chính của Việt Nam, sẽ giảm tốc, ước tăng 9,5% trong năm 2023 (năm 2022 tăng 14%). Hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ tạm thời ngưng mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh trong bối cảnh lãi suất tăng cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu...

Giảm lãi vay để khơi dòng chảy vốn

dn74

Thực tế, lãi suất cao không chỉ là rủi ro với doanh nghiệp mà còn là rủi ro lớn với ngân hàng. Bởi chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng cao dẫn đến khả năng nợ xấu, mà đây là nỗi ám ảnh lớn nhất của ngành ngân hàng. Điều này cũng buộc ngân hàng phải tính toán lại bài toán chi phí đầu vào, giảm lãi suất đầu ra, kích cầu tín dụng.

Các chuyên gia cũng kỳ vọng mức lãi suất sẽ tiếp tục "hạ nhiệt" vào quý II năm nay, khi áp lực tăng lãi suất từ thị trường thế giới giảm bớt. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi cũng giúp kích thích nhu cầu tăng trưởng tín dụng.

Trong tháng 2/2023, nhà điều hành vẫn linh hoạt hút ròng gần 150.000 tỷ đồng, còn bơm ra thị trường chưa tới 50.000 tỷ đồng. Đến nay, NHNN đã tăng thanh khoản cho hệ thống, room tín dụng đã mở ra với định hướng 14-15% và sẽ có điều chỉnh phù hợp, lãi suất liên ngân hàng cũng "hạ nhiệt" những ngày qua… Những yếu tố này sẽ hỗ trợ cho lãi suất đi xuống.

Đó cũng là một trong những điều kiện để ngân hàng xem xét điều chỉnh lãi suất đầu ra thông qua các gói vốn giá rẻ để thu hút người vay. Bởi trong bối cảnh áp lực lãi vay cao rất khó có thể thu hút được khách hàng vay vốn, trong khi ngân hàng vừa được cấp hạn mức tín dụng nên cũng kỳ vọng sớm đẩy mạnh hoạt động tín dụng, buộc cân đối bài toán lãi suất huy động - cho vay.

Công ty Chứng khoán Vietinbank (CTS) vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2023. Theo đó, CTS cho rằng lãi suất điều hành ở Việt Nam có thể đã đạt đỉnh vào tháng 1/2023. Hiện lãi suất huy động tối đa ở các ngân hàng lớn chỉ còn khoảng 8,7%/năm ở ngân hàng quốc doanh và 9,5% ở khối cổ phần, thay vì mức tối đa 9,5%/năm vào cuối tháng 1/2023.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ dư thừa thanh khoản hệ thống ngân hàng khi mà các nhà băng đã huy động được một lượng lớn vốn từ thị trường ở mức lãi suất cao vào năm 2022, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung vốn được kiểm soát chặt chẽ. Lãi suất điều hành sẽ được duy trì ở mức như hiện tại trong năm 2023.

Bên cạnh đó, lãi suất huy động có xu hướng giảm dần về cuối năm 2023, chiều hướng này sẽ gia tăng khi Fed dự kiến sẽ giảm lãi suất điều hành vào quý IV/2023. Từ đó, sức ép lên tỷ giá của Việt Nam còn rất ít, dẫn đến lãi suất của Việt Nam hiện đang ở mức đỉnh và đang trên đà đi xuống.

Dựa trên cơ sở này, dễ hiểu vì sao nhiều dự báo gần đây đã "ngược dòng" khi cho rằng NHNN có thể giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm nay, thậm chí có thể nỗ lực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, thông qua các giải pháp "tiếp sức" thanh khoản trên thị trường mở và tiếp tục duy trì kênh mua ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho ngành ngân hàng trong năm 2023 này.

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia VinaCapital đánh giá, dù áp lực lên tỷ giá không hề nhỏ tuy nhiên sự biến động của tỷ giá nếu có cũng không đáng quan ngại bởi đang có nhiều yếu tố tích cực ủng hộ cho thị trường chứng khoán.
13 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
19 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trong tuần qua như việc VN30 lập đỉnh, khối ngoại chi mạnh giải ngân cùng triển vọng VN-Index vượt đỉnh lịch sử trong tâm lý tích cực của nhà đầu tư.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
2 tuần
Xem thêm