Chủ nhật, 20/10/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sẽ xem xét, thông qua 15 dự án luật

Thạch Hương
- 16:12, 20/10/2024

(DNTO) - Tại buổi họp báo về Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 20/10, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, đã chia sẻ thông tin về Kỳ họp.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Giới thiệu tóm tắt dự kiến chương trình và nội dung Kỳ họp thứ 8, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 21/10/2024, dự kiến bế mạc vào sáng 30/11/2024, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Kỳ họp thứ 8 được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1: từ ngày 21/10 đến hết ngày 13/11/2024; Đợt 2: từ ngày 20/11 đến sáng ngày 30/11/2024, trong đó Quốc hội sẽ làm việc 4 ngày thứ Bảy. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Kỳ họp là 29,5 ngày. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội và một số vấn đề quan trọng khác.

Để tổ chức thành công Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị chu đáo nội dung, chương trình và các điều kiện bảo đảm tổ chức hiệu quả Kỳ họp.

Theo ông Vũ Minh Tuấn, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, xem xét, quyết định các vấn đề KT-XH và một số vấn đề quan trọng khác.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn báo cáo về dự kiến chương trình và nội dung của Kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn báo cáo về dự kiến chương trình và nội dung của Kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 15 luật, bao gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập và Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua 3 nghị quyết quy phạm pháp luật, bao gồm: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng; Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP HCM, TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 13 dự án Luật, bao gồm: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Dữ liệu; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Việc làm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024 và xem xét, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; Xem xét các báo cáo về công tác tư pháp, phòng chống tham nhũng, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Quốc hội cũng sẽ xem xét Báo cáo của Đoàn giám sát và xem xét, thông qua Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030 (trường hợp đủ điều kiện); xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; xem xét, quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Tại họp báo, trả lời câu hỏi về công tác nhân sự, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết, tại phiên họp trù bị vào sáng mai (21/10), Quốc hội sẽ xem xét và thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội, trong đó có công tác nhân sự.

Theo chương trình dự kiến, tại ngày họp đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại buổi họp báo về Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 20/10, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, đã chia sẻ thông tin về Kỳ họp.
28 phút
Thời sự - Chính trị
Nhiều quốc gia đang tích cực thăm dò khai thác hydrogen tự nhiên để làm chủ nguồn năng lượng mới, giành lợi thế dẫn đầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho rằng dù kinh tế chính trị thế giới đang ngày càng bất ổn nhưng triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn được nhìn nhận tích cực, cơ hội và rủi ro nhìn chung ở thế cân bằng.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Báo cáo mới nhất cho thấy GDP quý 3 Trung Quốc đã có mức tăng trưởng yếu ớt, dấy lên kêu gọi cần có thêm các biện pháp hỗ trợ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Lĩnh vực khách sạn ở Châu Á - Thái Bình Dương đang diễn biến tích cực hơn trước, nhưng việc lấp đầy phòng, đặc biệt là với các sự kiện kinh doanh sẽ mất nhiều thời gian hơn.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Những năm qua, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, giúp hội viên từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuần tới, nhiều khả năng VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp 1.260-1.300 điểm. Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu ở mức hợp lý, có thể cân nhắc hạ tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số VN-Index tiệm cận vùng cận trên quanh 1.300 điểm...
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng rằng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp chắc chắn sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra rằng, thủ tục hành chính cho các dự án đầu tư có sử dụng đất quá rườm rà và kéo dài đang tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong lịch sử hào hùng của toàn dân tộc, Thăng Long Hà Nội đã trải qua hơn 10 cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm và kết thúc trong khúc khải hoàn. Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một sự kiện oanh liệt, là mốc son chói lọi đánh dấu sự thắng lợi của một dân tộc nhỏ bé trước thế lực thực dân xâm lược hàng đầu thế giới, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô Hà Nội trong thời đại Hồ Chí Minh.
1 tuần
Bất động sản
Theo Bộ Xây dựng, với chính sách thuế phù hợp sẽ hạn chế được việc lãng phí nguồn lực xã hội cũng như tranh tạo ra “cầu ảo” trên thị trường bất động sản.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, Hà Nội muốn mở rộng không gian tăng trưởng không nên chỉ nhìn vào tiềm năng trong quá khứ, mà cần có giải pháp quyết liệt, đổi mới cho tương lai. Muốn vậy, Hà Nội cần sự hỗ trợ đặc biệt từ Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng trên 7%, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 quãng đường với dấu hiệu tốt dần lên theo từng quý, mặc dù có những tháng sự phục hồi khá mong manh, doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều thách thức. Để phát huy nội lực đất nước, đưa "cỗ xe" kinh tế về đích, Chính phủ cần quyết liệt thúc mạnh các động lực tăng trưởng.
2 tuần
Xem thêm