Thứ sáu, 11/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Không dàn trải sản phẩm OCOP như Việt Nam, châu Âu ‘lấy ít làm nhiều’, thu 15 tỷ USD rượu sâm panh

Huyền Trang
- 17:15, 12/07/2023

(DNTO) - Việt Nam đã có 8.689 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, nhưng số sản phẩm có thể xuất khẩu, có thương hiệu tại nước ngoài vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Sản xuất sâm panh đã trở thành ngành công nghiệp tỷ đô của Pháp. Ảnh: T.L.

Sản xuất sâm panh đã trở thành ngành công nghiệp tỷ đô của Pháp. Ảnh: T.L.

Châu Âu ‘lấy ít làm nhiều’, Việt Nam ‘lấy nhiều làm ít’

Trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2023, hôm 12/7, ông Paul-Antoine Croize, Phó Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng Thủy sản, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã có khuyến nghị với việc xuất khẩu sản phẩm Việt Nam.

Vị này cho biết, để tăng được giá trị cho sản phẩm Việt tại thị trường nước ngoài, cần đầu tư thương hiệu. Bởi đa số sản phẩm Việt Nam tại thị trường nước ngoài không có thương hiệu, không có nhãn nên rất khó để người tiêu dùng trung thành với một sản phẩm không được định vị rõ. Một khi có được sản phẩm để người tiêu dùng biết đó là hàng Việt Nam thì cảm nhận, sự trung thành của khách hàng sẽ tăng lên.

Theo ông Paul-Antoine Croize, đầu tư thương hiệu không đắt đỏ và tốn kém nhiều như đầu tư sản xuất. Đầu tư thương hiệu là tăng nhận diện của khách hàng, thông qua website, logo. Có rất nhiều giá trị của sản phẩm mà nhà sản xuất cần nhận biết để đưa đến khách hàng.

“Ví dụ mặt hàng tiêu Phú Quốc có rất nhiều giá trị có thể làm nổi bật lên. Hay hạt điều có thể nhập nguyên liệu từ nhiều quốc gia, nhưng ở khâu chế biến, Việt Nam có thể làm được gì để tăng giá trị cho sản phẩm đó, tạo sự nhận biết và trung thành của người tiêu dùng với hạt điều Việt Nam”, ông Paul nói.

Một vấn đề nữa liên quan đến sản phẩm OCOP, theo vị này, Việt Nam nên phát triển theo tiêu chí “ít thành nhiều”. Hiện ở Việt Nam, mỗi xã, mỗi tỉnh đều có sản phẩm OCOP nhưng làm đại trà, như vậy rất nhiều sản phẩm nhưng lại ít.

Hiện cả nước có 9.160 sản phẩm OCOP, trong đó có 65,5% sản phẩm 3 sao, chỉ có 0,2% sản phẩm đạt 5 sao. Như vậy, đa phần sản phẩm OCOP vẫn ở dạng sản xuất thô, số sản phẩm đạt 5 sao, tức có chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường đích, còn rất thấp. 

Từ kinh nghiệm ở châu Âu, ông Paul cho biết các quốc gia sẽ tập trung vào một số vùng có lợi thế với những sản phẩm nổi bật, thay vì phát triển dàn trải.

“Ví dụ đất nước tôi, họ tập trung vào một vùng có lợi thế sản xuất rượu sâm panh, đạt được doanh số ngoạn mục 15 tỷ USD. Chính phủ cũng tập trung hỗ trợ cho vùng này như đăng kí sở hữu trí tuệ. Như vậy ‘ít nhưng thành nhiều’ vì chúng ta tập trung vào cái cốt lõi để phát triển thế mạnh, thay vì làm theo cách đại trà”, ông Paul nêu ví dụ.

Thị trường ngay sát biên giới còn bỏ ngỏ

Trung Quốc và nhiều nước lân cận là thị trường còn nhiều dư địa cho hàng Việt Nam. Ảnh: T.L.

Trung Quốc và nhiều nước lân cận là thị trường còn nhiều dư địa cho hàng Việt Nam. Ảnh: T.L.

Cũng trong Chương trình, ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công thương), cho biết bối cảnh thị trường thế giới khó khăn chung là vậy, nhưng vẫn còn rất nhiều thị trường tiềm năng, thị trường ngách mà chúng ta chưa khai thác hết.

Ví dụ ngay cả thị trường rất gần gũi như Trung Quốc, vẫn có những tỉnh chúng ta còn “bỏ ngỏ” như Vân Nam. Thời gian qua, chúng ta mới chỉ tập trung khai thác thị trường Quảng Tây với kim ngạch 30 tỷ USD/năm. Nhưng Vân Nam, nằm giáp Việt Nam, với quy mô 50 triệu người như Quảng Tây, nhưng mới chỉ khai thác kim ngạch khoảng 1/10 là 3 tỷ USD.

Hay với thị trường Ấn Độ, nơi nhập khẩu gần 600 tỷ USD/năm, nhưng Việt Nam mới chiếm 1,4% thị phần xuất khẩu với kim ngạch khoảng 8 tỷ USD. Tại thị trường châu Phi, Việt Nam cũng mới chiếm 0,8% trong số 600 tỷ USD nhập khẩu của khu vực này.

Ông Hưng cũng cho biết, trong bối cảnh thị trường thế giới và khu vực hiện nay rất khó khăn, cả bên ngoài lẫn bên trong, chúng ta thường nói đến câu chuyện tăng trưởng xuất khẩu năm sau phải cao hơn năm trước. Nhưng phải đặt câu chuyện thực tiễn, làm thế nào để duy trì thành tích chúng ta đang có, duy trì được vai trò, vị thế hiện nay của Việt Nam, trước khi nghĩ đến tăng trưởng để đạt vị trí cao hơn.

Khu vực thị trường châu Á – châu Phi hiện chiếm 68% xuất khẩu của Việt Nam, với kim ngạch hơn 500 tỷ USD trong năm ngoái. Để duy trì con số này, ông Hưng cho rằng cần phải tiếp tục đảm bảo được đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu. Bởi việc đứt gãy chuỗi cung ứng xảy ra thường xuyên, tất cả các nước trên thế giới đều có chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng, cụ thể như thành lập các liên minh, kí kết các hiệp định.

Do vậy, việc đầu tiên Việt Nam cần làm để duy trì sản xuất, xuất khẩu là phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng đầu vào, đặc biệt là đối với các mặt hàng rất quan trọng cho xuất khẩu như nguồn cung phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, da giày.

“Trước đây, chúng ta tập trung nhập khẩu đầu vào từ một số nước lớn, một số nước gần gũi, thì hiện nay, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều đối tác có thể cung cấp nguồn nguyên phụ liệu dệt may, da giày có chất lượng, giá hợp lý ở khu vực Nam Á như Ấn Độ, Pakistan…”, ông Hưng nêu ví dụ.

Một xu thế của thế giới mà Việt Nam cần chuyển dịch theo đó là xu thế sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn, sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Các thị trường nhập khẩu ngày càng yêu cầu tiêu chuẩn rất cao về an toàn, lao động, môi trường.

“Trong bối cảnh khó khăn, để thâm nhập vào các thị trường, chúng ta phải có cái gì nó khác, nó hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Việt Nam rất mạnh về dệt may, trong những năm qua xuất khẩu rất nhiều, lên tới 30 tỷ USD mỗi năm. Nhưng trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may sụt giảm mạnh. Tuy nhiên nhìn sang các đối thủ như Bangladesh, xuất khẩu dệt may tăng mạnh vì họ đi rất nhanh trong xanh hóa sản xuất. Tại đây, đã có hơn 200 nhà máy đạt chứng nhận công trình xanh Platinum được cấp bởi Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ”, ông Hưng nêu ví dụ.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Chính sách thuế của ông Trump nhanh chóng quay đầu, chứng khoán tụt sâu rồi bất ngờ tăng chóng mặt đang cho thấy sự bất định ngày càng rõ nét.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Động thái tích cực từ chính quyền Tổng thống Donald Trump khi giảm và hoãn áp chính sách thuế đối ứng lên tới 90 ngày với Việt Nam và những quốc gia được cho "không trả đũa", đã giúp thị trường tích cực ngay từ đầu phiên sáng.
20 giờ
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi đạt kỷ lục thanh khoản hơn 45 ngàn tỷ đồng, dòng tiền yếu dần, thể hiện sự cẩn trọng, đợi chờ của nhà đầu tư về những thay đổi từ chính sách thuế của ông Trump.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin từ HoSE, ngày 5/5 tới, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mùa công bố kết quả kinh doanh chuẩn bị khi quý 1 đã chính thức khép lại. Ngành bất động sản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư với nhiều dự báo được đưa ra.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhiều cổ phiếu cao su từng tăng bốc đầu hơn 20% kể từ đầu năm, tuy nhiên vài phiên trở lại đây nhóm này lại đồng loạt giảm mạnh khi khá nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Lực bán mạnh trước tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đã khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, lùi gần về mốc 1.300 điểm, sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc thuế đối ứng có thể nhắm vào tất cả các quốc gia.
1 tuần
Xem thêm