Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tồn tại nhiều hạn chế trong khâu thương mại hóa sản phẩm OCOP

Hồng Gấm
- 19:41, 12/11/2022

(DNTO) - Hiện nay, sau khi xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm OCOP, nhiều địa phương gần như cũng chỉ dừng lại ở mức độ trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chưa chú trọng thương mại hóa. Bên cạnh đó, chưa tập trung cho các sản phẩm mang tính chất đặc thù nên vẫn khó "nhớ mặt, đặt tên".

Chú trọng tính riêng biệt để phát huy chuỗi giá trị OCOP. Ảnh: TL.

Chú trọng tính riêng biệt để phát huy chuỗi giá trị OCOP. Ảnh: TL.

Phát biểu tại Diễn đàn "Kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022", chiều 12/11, ông Đặng Quý Nhân, Phó Trưởng phòng OCOP, Văn phòng Điều phối Xây dựng Nông thôn mới Trung ương cho biết, cho biết, sau 4 năm triển khai, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã lan toả mạnh mẽ trên khắp cả nước và đạt được những kết quả tích cực. Điển hình như tại nhiều địa phương, những sản phẩm tiềm năng có sức bán tăng 40-50%. Giá trị giao dịch của các sản phẩm OCOP cũng ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế về chuẩn hoá chất lượng cũng như phát triển thị trường tiêu thụ, số lượng sản phẩm OCOP tăng nhanh nhưng chưa bền vững, chưa tập trung vào các sản phẩm có lợi thế. Các địa phương thiếu sự chủ động, chưa tập trung chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, năng lực thị trường, các giải pháp hỗ trợ, tổ chức, quản lý. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. 

Cụ thể, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, hiện nay việc phát triển sản phẩm OCOP của địa phương còn hạn chế, khiêm tốn so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 74 sản phẩm và 21 chủ thể là những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Tuy còn nhiều dư địa để phát triển nhưng các chủ thể, các cơ sở sản xuất của địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các kênh phân phối.

Đặc biệt, hiện nay An Giang có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật, tuy nhiên các cơ sở sản xuất còn dè dặt, đắn đo, thậm chí từ chối tham gia chương trình OCOP do chưa có sự đảm bảo, chắc chắn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Theo đó, đại diện Sở NN&PTNT An Giang đề xuất Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL xây dựng trung tâm trưng bày các sản phẩm OCOP của ĐBSCL, sau đó điều phối những sản phẩm đó đến nơi có nhu cầu với các đối tác lớn. Từ đó các cơ sở và chủ thể sẽ có kế hoạch sản xuất cụ thể theo nhu cầu của doanh nghiệp, tránh tình trạng mất cân đối cơ cấu sản phẩm so với nhu cầu thực tiễn.

Cùng quan điểm, ông Lê Viết Bình, Phó Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho rằng, đang tồn tại nhiều hạn chế trong khâu thương mại hóa sản phẩm OCOP. Chẳng hạn, sau khi xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm OCOP, nhiều địa phương gần như chỉ dừng lại ở mức độ trưng bày, giới thiệu sản phẩm mà chưa có kênh thương mại để thúc đẩy tiêu thụ.

"Số lượng các sản phẩm OCOP tăng nhanh một cách ồ ạt, các địa phương chưa tập trung cho các sản phẩm lợi thế, mang tính chất đặc thù nên chất lượng cũng như hiệu quả của chương trình OCOP chưa cao. Đặc biệt, việc phát triển sản phẩm OCOP còn rời rạc, không có sự liên kết giữa các sản phẩm trong cùng một địa phương và các địa phương trong cùng một vùng", ông Lê Viết Bình phân tích.

Theo đó, ông Bình cho rằng, cần có nhiều hình thức để giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương. Đơn cử như sản phẩm OCOP sẽ kết hợp với du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng.

Ông Tùng mong thời gian sắp tới, các chủ thể cần sáng tạo hơn về sản phẩm; các địa phương cần hỗ trợ tích cực hơn, có kế hoạch đồng bộ, chi tiết, nghe ngóng các sản phẩm tương đồng để xây dựng chiến lược riêng, tránh trùng lặp. Hiện nay các chủ thể vẫn ít lựa chọn sản phẩm đặc thù mang tính chất bản địa.

Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm OCOP nhiều thì tính riêng biệt cần xem xét, đánh giá. Song song với đó là bài toán kết nối nông sản hiện cực kỳ khó khăn, cần kêu gọi các doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ cùng vào cuộc, xúc tiến thương mại, từ đó, tạo thu nhập cho người dân.

“Đối với sản phẩm OCOP kết hợp dịch vụ du lịch thì cần phù hợp với thị hiếu khách hàng. Ví dụ, du khách du lịch dài ngày không thể mua các sản phẩm nặng nề, cần hướng đến sản phẩm nhẹ nhàng hơn”, ông Tùng chia sẻ. 

Hiện còn tồn tại những khó khăn về mẫu mã, giá cả, thị trường, các chủ thể chưa có bước sẵn sàng từ công tác quản lý, thị trường. Ảnh: TL.

Hiện còn tồn tại những khó khăn về mẫu mã, giá cả, thị trường, các chủ thể chưa có bước sẵn sàng từ công tác quản lý, thị trường. Ảnh: TL.

Trong khi đó, ông Vũ Văn Tiến Phó Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn cho biết, các hợp tác xã vẫn chưa phát huy hết tiềm năng trong đóng góp phát triển sản phẩm OCOP. Việt Nam hiện có hơn 19.000 hợp tác xã nông nghiệp, chiếm gần 70% số hợp tác xã của cả nước, với hơn 3,4triệu xã viên.

Tuy nhiên, trong hơn 8.500 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên chỉ có 40% sản phẩm có chủ thể là hợp tác xã và tổ hợp tác tham gia chương trình OCOP. Có thể thấy, đóng góp của hợp tác xã và tổ hợp tác trong việc phát triển và gia tăng giá trị của sản phẩm OCOP vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có.

"Để phát triển hợp tác xã gắn với sản phẩm OCOP, chính quyền địa phương cần phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc nâng cao nhận thức, khuyến khích chủ thể sản phẩm OCOP phát triển, bảo hộ sở hữu trí tuệ, hỗ trợ hợp tác xã về nguồn vốn, hạ tầng, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ", ông Tiến nhận định.

Nêu quan điểm, TS Ngô Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn, Trường ĐH Xã hội Nhân văn TP.HCM, cho rằng chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” làm sao khi nói đến xã đó là nhớ đến sản phẩm đó. Việc mang lại từ giá trị của sản phẩm OCOP là việc chuẩn hóa sản phẩm của bà con qua tham gia chương trình OCOP.

Với nhóm sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương thì tỉnh cần có bước đi, định hướng lâu dài hơn trong củng cố nguồn nguyên liệu, trong xây dựng thương hiệu, trong việc đẩy mạnh các hoạt động để sản phẩm đó trở thành sản phẩm đặc thù của địa phương.

Do đó, chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 phải chú ý đến vùng nguyên liệu như thế nào? Liên kết vùng nguyên liệu ra sao? Để những giá trị bản địa, sản phẩm bản địa trở nên nổi bật mang đặc trưng vùng miền và mang lại giá trị.

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm