Thứ năm, 10/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hà Nội công bố quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử

Kim Giang
- 13:06, 22/03/2021

(DNTO) - Quy hoạch phân khu đô thị thuộc địa bàn các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng là cơ sở pháp lý để Hà Nội xác định các dự án đầu tư xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị khu vực phố cổ, phố cũ và làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu xem đồ án quy hoạch. Ảnh: PV

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu xem đồ án quy hoạch. Ảnh: PV

Sáng này 22/3, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, UBND các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng tổ chức hội nghị công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A, H1-1B, H1-1C; H1-2; H1-3 và H1-4, tỷ lệ 1/2000, thuộc địa bàn các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Quy hoạch cần bám sát quy định của Luật Di sản văn hóa

Theo công bố các Đồ án quy hoạch của Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, tổng diện tích đất được quy hoạch hơn 2.700 ha, dân số hiện trạng theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là trên 887.000 người, dân số theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 672.000 người.

Về quan điểm bảo tồn và phát triển, quy hoạch tuân thủ theo đúng định hướng quy hoạch chung Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Riêng đối với khu phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích quốc gia, khu vực hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, và các công trình di tích, tôn giáo, danh thắng..., ngoài tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch đô thị và các Nghị định có liên quan, việc quản lý, bảo tồn cần bám sát quy định của Luật Di sản văn hoá và các văn bản pháp luật có liên quan.

Về tính chất và chức năng chủ yếu, tại khu vực phố cổ, phố cũ, Hồ Gươm và phụ cận khu phố cổ (thuộc QHPK H1-1A) là khu vực đô thị cổ có giá trị về lịch sử và văn hoá. Các chức năng chủ yếu: Thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư.

Khu vực Hồ Gươm và phụ cận (thuộc QHPK H1-1B) là vùng thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Các chức năng chủ yếu: Trung tâm văn hoá hành chính, thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư, di tích lịch sử - văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng.

Khu phố cũ (thuộc QHPK H1-1C và một phần các QHPK H1-2, H1-3 và H1-4): Là khu đô thị cũ có nhiều công trình có giá trị lịch sử và văn hoá, kiến trúc. Các chức năng chủ yếu: Di tích lịch sử - văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở, cơ quan, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hoá, y tế và các chức năng công cộng khác. 

Tại khu vực hạn chế phát triển (phần còn lại các QHPK H1-2, H1-3 và H1-4) là khu vực cải tạo và hạn chế phát triển xây dựng nhà ở cao tầng. Các chức năng chủ yếu: Nhà ở, cơ quan, di sản, di tích, du lịch, dịch vụ thương mại, tiện ích đô thị...

Về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc (tổng thể) cơ bản tuân thủ định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Cụ thể, đất công cộng đô thị, hỗn hợp có tổng diện tích khoảng 284,54ha (tỷ lệ 10,89%); đạt chỉ tiêu khoảng: 4,39m2/người; bao gồm đất cây xanh, mặt nước, TDTT đô thị có tổng diện tích khoảng 247,14ha (tỷ lệ 9,46%), đạt chỉ tiêu khoảng 3,82m2/người.

Đất trường trung học phổ thông có tổng diện tích khoảng 18,34ha (tỷ lệ 0,7%); đạt chỉ tiêu khoảng: 0,28m2/người - tương ứng 7,1m2/học sinh. Đất giao thông đô thị có tổng diện tích khoảng 471,22ha (tỷ lệ 18,04%); đạt chỉ tiêu khoảng 7,28m2/người. Đất đơn vị ở có tổng diện tích khoảng 1.343,35ha (tỷ lệ 51,43%); đạt chỉ tiêu: khoảng 20,75m2/người...

Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Trọng Kỳ Anh công bố các quyết định. Ảnh: PV

Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Trọng Kỳ Anh công bố các quyết định. Ảnh: PV

Cấu trúc không gian được tổ chức theo các tuyến trục và mạng lưới đường vành đai, hướng tâm, tạo thành các ô phố với lõi trung tâm. Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là công trình thấp tầng. Các công trình cao tầng được bố trí dọc các tuyến đường vành đai, tuyến đường hướng tâm và các khu tái thiết đô thị tạo một số điểm nhấn cao tầng trên các trục tuyến phù hợp quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc tại khu vực; Tại các khu vực xây dựng công trình cao tầng xem xét ưu tiên giảm mật độ xây dựng để bổ sung các tiện ích đô thị: cây xanh, đỗ xe...

Xác định quy hoạch phải đi trước một bước

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, công tác quy hoạch, phát triển đô thị luôn được Chỉnh phủ, các bộ, ngành, Thành ủy, HĐND, UBND TP quan tâm chỉ đạo thông qua việc hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách. Quy hoạch luôn được xác định là phải đi trước một bước, làm cơ sở cho quản lý phát triển đô thị và hình thành các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; cải thiện về cơ bản điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Kinh tế đô thị từng bước khẳng định được vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, gia tăng giá trị lao động tại mỗi vùng và cả nước trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Theo quy hoạch được công bố, về định hướng giao thông đường bộ kết hợp đường sắt đô thị: Khu vực các nhà ga đường sắt đô thị đầu mối được nghiên cứu theo mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng). Trong phạm vi 500m từ đầu mối TOD, cần sử dụng tối đa chiều sâu để hình thành không gian công cộng ngầm.

Ngoài phạm vi 500m từ đầu mối TOD, khuyến khích sử dụng tối đa chiều sâu để hình thành không gian công cộng ngầm, giảm mật độ xây dựng phần nổi Khuyến khích tạo lập các tuyến đi bộ ngầm kết nối giữa phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất trong các cụm công trình có phạm vi không quá 500m.

Về giải pháp quy hoạch không gian ngầm, thành phố nghiên cứu tổ chức không gian đô thị theo - mô hình TOD (khi nghiên cứu cần bố trí quảng trường ga, bãi đỗ xe trung chuyển, trung tâm thương mại, dịch vụ...;

Khuyến khích xây dựng các công trình cao tầng có chức năng: văn phòng, dịch vụ, thương mại, trung tâm tài chính, công cộng... nhằm hỗ trợ, khai thác hiệu quả tại các đầu nút giao thông quanh các khu vực TOD). Hình thành các tuyến đường đi bộ ngầm kết nối các công trình công cộng ngầm, gara ngầm với đầu mối TOD.

Các Đồ án quy hoạch phân khu đô thị Hà Nội. Ảnh: VGP

Các Đồ án quy hoạch phân khu đô thị Hà Nội. Ảnh: VGP

Các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A, H1-1B, H1-1C, H1-2, H1-3 và H1-4, tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để xác định các dự án đầu tư xây dựng và triển khai tổ chức lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phục vụ kiểm soát phát triển, quản lý và chỉnh trang đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị khu vực di sản đô thị, phát huy trung tâm đô thị và làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Để các đồ án quy hoạch phân khu đô thị nêu trên được đi vào thực tiễn, UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc rà soát các quy định tại các quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc có liên quan đã được UBND Thành phố chấp thuận trước thời điểm ban hành Quyết định này để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt và các quy định của Luật Kiến trúc (có hiệu lực ngày 1/7/2020). Quá trình triển khai nếu có vướng mắc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổng hợp đề xuất báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tới 14 quốc gia, thông báo về mức thuế mới bắt đầu từ ngày 1/8, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong đó, mức thấp nhất phải chịu thuế là 25% và cao nhất là 40%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Washington đã chính thức lên tiếng, xác nhận sẽ áp đặt các mức thuế quan mới từ ngày 1/8, đẩy hàng loạt quốc gia vào một cuộc chạy đua ngoại giao nghẹt thở để thoát khỏi các mức phạt nặng nề.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
1 tuần
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 tuần
Xem thêm