Thứ bảy, 05/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giảm phí, lệ phí cho doanh nghiệp trong dịch bệnh: Chỉ là giải pháp tạm thời

Diệp Diệp
- 13:30, 17/06/2021

(DNTO) - Theo các chuyên gia kinh tế, khi doanh nghiệp đang “đói vốn”, khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh thì việc giảm một số loại phí, thuế là điều đáng mừng. Tuy nhiên, về dài hạn, cần có những sắc thuế phù hợp với thực tiễn để có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, ổn định.

Đã gia hạn 21.000 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất

Nhằm hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thực hiện quy định của pháp luật phí, lệ phí, ngay trong năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát để ban hành 21 Thông tư điều chỉnh giảm 29 khoản phí, lệ phí.

Trong đó, có nhiều mức phí, lệ phí giảm cao như giảm 70% các mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức thu phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm từ 50 - 70% mức thu phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng và 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán... Các thông tư giảm phí, lệ phí có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2020.

Kết quả thực hiện 5 tháng, đã gia hạn 21.000 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất. Ảnh: T.L

Kết quả thực hiện 5 tháng, đã gia hạn 21.000 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất. Ảnh: T.L

Để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 5377/BTC-CST xin ý kiến các bộ, cơ quan có liên quan về kéo dài thời gian giảm các khoản phí, lệ phí đã được quy định tại Thông tư số 112/2020/TT-BTC đến hết ngày 31/12/2021.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong những tháng đầu năm, công tác điều hành chính sách tài khóa chủ động, tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch Covid-19. Theo đó, đã cho phép tính vào chi phí các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho phòng, chống dịch Covid-19 khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp; tiếp tục gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất trong năm 2021; giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết năm 2021; miễn giảm nhiều loại phí, lệ phí trong năm 2021.

“Kết quả thực hiện 5 tháng, đã gia hạn 21.000 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất; miễn, giảm 2.460 tỷ đồng thuế, phí, lệ phí; qua đó, giúp doanh nghiệp, người dân giảm bớt khó khăn, tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh”, đại diện Bộ Tài chính cho biết.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, việc kéo dài thời gian giảm các khoản phí, lệ phí sẽ ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước với ước tính số tiền giảm đợt này khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi doanh nghiệp đang “đói vốn”, gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh thì đề xuất này của Bộ Tài chính là rất đáng mừng.

“Thuế, phí là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm đối với sản xuất, đời sống kinh tế - xã hội, có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và tác động tới sự ổn định kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát, công ăn việc làm…). Do đó, những chính sách liên quan đến thuế, phí phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần giúp doanh nghiệp ổn định để còn yên tâm làm ăn, phục hồi sau dịch Covid-19”, PGS.TS Ngô Trí Long cho hay.

Ông Long cho biết, thực tế đã chứng minh, việc giảm các loại phí, lệ phí trong thời gian qua có tác động khá tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt là việc giảm mạnh các phí liên quan thành lập, công bố thông tin doanh nghiệp, thẩm định sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động…

Hiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Ông Long cho rằng, trước mắt, Chính phủ, trực tiếp là Bộ Tài chính cần tiếp tục rà soát, kiến nghị miễn, giảm thuế, phí và lệ phí mà trước hết là trên các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh.

“Về dài hạn, cần có những sắc thuế phù hợp với thực tiễn để có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, ổn định, theo chiều sâu. Cải cách chính sách thuế này phải theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, tạo sự công bằng, bình đẳng; tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, làm ăn có lãi”, PGS. TS. Ngô Trí Long khuyến nghị.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường

Đồng quan điểm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, việc kéo dài thời gian giảm các khoản phí, lệ phí đã góp phần tạo động lực cho người dân, doanh nghiệp vực dậy sản xuất và tiêu dùng, đóng góp tích cực trong việc phục hồi nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng, doanh nghiệp cũng rất cần một môi trường ổn định với những chính sách dài hơi, đặc biệt các chính sách liên quan đến thuế.

"Covid-19 đã kéo dài sang năm thứ 2. Rõ ràng, việc xây dựng các luật, đặc biệt luật về thuế phải cẩn trọng tỉ mỉ, vừa cụ thể thận trọng, vừa phù hợp thực tiễn. Chú trọng lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Đây là những vấn đề mang tính lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với Việt Nam và thông lệ quốc tế. Cũng cần xây dựng trên nền tảng áp dụng trong thời gian lâu dài nhưng có khả năng dự báo trước sự thay đổi", ông Thịnh nhấn mạnh.

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính.

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của nội tại doanh nghiệp cần phải thay đổi, trong đó có tự tái cấu trúc hướng đến tiết kiệm mọi chi phí.

“Trong điều kiện hiện nay, các đơn vị có thể chuyển đổi sang số hóa vừa giúp giảm chi phí, vừa tận dụng được tốt nhất các cơ hội tiêu thụ hàng hóa trong nước, mở rộng nguồn cung đầu vào, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khuyến cáo.

Ông Thịnh cũng cho rằng, cần có các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, thị trường xuất khẩu thông qua các thương vụ từ đại sứ quán.

“Để các doanh nghiệp tự ra nước ngoài vào thời điểm này sẽ rất khó. Vậy nên cần nhờ vào các thương vụ của đại sứ quán nhằm kết nối với khách hàng, từ đó ký kết, xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ là cơ sở để chúng ta đạt được mức tăng trưởng mục tiêu trên 6,5%”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu ý kiến.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
8 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm